Lập bảng thống kê những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Lĩnh vực | Những chuyển biến |
Kinh tế | * Nông nghiệp: Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.* Thủ công nghiệp: Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...* Thương nghiệp: Nội thương:- Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc. - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển. Ngoại thương:- Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài. - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),... Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền. |
Tôn giáo | Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. |
Văn hóa | Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...Về khoa học - kỹ thuật: - Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. - Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. - Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác . - Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ. Về nghệ thuật:- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến. - Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển. |
Tham khảo
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.
+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.
- Ở Đàng Trong:
+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...
♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Nội thương:
+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.
+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.
- Ngoại thương:
+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
- Đô thị:
+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).
+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
Tham khảo
Lĩnh vực | Nét chính |
Kinh tế | *Nông nghiệp: Ở Đàng Ngoài:- Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam - Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy - Sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại. Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.* Thủ công nghiệp: Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,... Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... vẫn tiếp tục phát triển.Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,...* Thương nghiệp: Về nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán. - Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện. - Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,... Về ngoại thương: phát triển mạnh.- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập: + Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,... + Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài. |
Tôn giáo | Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ chưa phổ cập rộng rãi.Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu… |
Văn hóa | Về chữ viết: Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt, đến thế kỉ XVII, tiêng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.Về văn học: - Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn. - Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Hoan, Đào Duy Từ… - Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian. - Văn học chữ Quốc ngữ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Về khoa học - kỹ thuật:- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. - Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. - Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác . - Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ. Về nghệ thuật:- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến. - Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển. |
sia
sia
si
SIA
sia
sia
sa
si
á
sa
s
ia
s
ai
s
ai
s
ai
s
ia
ái
í
áiais
si
aiis
í
iaisai
ái
iiasi
áiai
sáiaiasi
íiasiasi
áias
siais
ía
ía
íaisisia
ss
sai
sai
si
ái
áia
#Tham_khảo:
- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...
+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.
+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.
- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.
- Văn học
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
Tham khảo ở https://vietjack.com/lich-su-8-cd/cau-hoi-trang-37-lich-su-lop-8.jsp
- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...
+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.
+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.
- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.
- Văn học
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
+ Thế kỉ XVII - XVIII, xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,..
Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI- XVIII
Tham khảo
- Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.
+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...
- Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
- Về văn học:
+ Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…
- Về nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.
Tham khảo:
a. Đàng Ngoài
- Thời Mạc Đăng Doanh, khi mà chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều, nông nghiệp yên ổn, nhà nhà no đủ.
- Từ khi diễn ra những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.
=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói kém.
b. Đàng Trong
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng đế củng cố cát cứ.
- Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
- Năm 1698, đặt phủ Gia Định, sau đó sáp nhập vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên vào dinh này, lập thôn xóm mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kết quả của quá trình khai hoang mà nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.
=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời, Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.
Tham khảo