Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
3. Lựa chọn và giới thiệu về một ngành công nghiệp của Đông Nam Á
4. Hãy tìm hiểu về một địa điểm du lịch ở Đông Nam Á và giới thiệu về địa điểm du lịch này với bạn bè.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả đặc điểm của một đồng bằng hoặc cao nguyên ở châu Á: Đồng bằng sông Cửu Long, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Có diện tích 40.547,2 km², được bồi đắp bởi phù sa phần hạ lưu sông Mê-công (chảy trên địa phận Việt Nam, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa sông nên còn được gọi là sông Cửu Long). Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
- Nhiệm vụ 2: Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên châu Á.
Tham khảo:
- Nhiệm vụ 1: Điểm du lịch Sa Pa
+ Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.
+ Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fan.
- Nhiệm vụ 2: Thành phố Hà Nội
+ Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc (Vùng nhiệt đới gió mùa)
+ Viết báo cáo:
Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và ít mưa vào mùa đông. Hà Nội được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Thời gian diễn ra các mùa ở các năm ở Hà Nội luôn thay đổi (do phụ thuộc vào thời tiết năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng kéo dài nhiệt độ lên tới 40℃, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 10℃.
Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội là 120 Kcal/cm2 . nhiệt độ trung bình năm 24,9℃, độ ẩm trung bình 80-82%. Lượng mưa trung bình 1700mm/năm.
Tham khảo
Lựa chọn nhiệm vụ số 3: Giới thiệu về Sapa
-Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.
-Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fansipan
- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.
(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản
- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.
- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.
- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.
- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:
+ Tạo ra 01 triệu việc làm
+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)
+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ
+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)
- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.
- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.
- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.
- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec
- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.
+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh
+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.
+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.
- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.
- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.
Tham khảo:
Núi bàn
- Được biết đến là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và là biểu tượng du lịch Nam Phi, núi Bàn - một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất hành tinh, tọa lạc tại thành phố Cape Town, Cộng hòa Nam Phi thực chất là một cao nguyên có chiều dài 3km, xung quanh là các vách đá dốc cùng thảm thực vật và động vật phong phú. Điểm đặc biệt của núi Bàn là có đỉnh bằng phẳng, tạo nên điểm nhấn nổi bật và đã trở thành biểu tượng trên cờ của thành phố Cape Town.
- Núi Bàn có độ cao hơn 1000m. Ngọn núi bằng phẳng, có hình dáng như mặt bàn do chịu tác động xói mòn qua hơn 6 triệu năm. Núi Bàn còn tự hào là nơi có hệ động vật hết sức đa dạng với nhiều loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống tại đây. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ thành phố Cape Town, khu bến cảng Victoria và Alfred, trung tâm thương mại, sân vận động Green Point, tòa nhà Quốc hội,...
- Núi Bàn là một trong những địa điểm yêu thích của người ưa du lịch mạo hiểm hay khám phá thiên nhiên. Du khách thường lên núi Bàn bằng cáp treo hoặc đi bộ. Hệ thống cáp treo được xây dựng và đưa vào hoạt động lần đầu tiên tại đây vào năm 1929, sau 68 năm hoạt động, đến năm 1997, cáp treo được nâng cấp để phục vụ nhiều du khách hơn. Các cabin có hình dáng tròn, có thể trở nhiều người và xoay 360 độ cho du khách tha hồ ngắm cảnh.
- Điểm cao nhất của núi Bàn là điểm cực Đông, gọi là Cột mốc, có độ cao tới 1086m. Ở độ cao này, khí hậu trên núi rất lạnh, thường có mây sương mù che phủ. Từ đây, ngắm nhìn khung cảnh bình minh hay hoàng hôn buông xuống vô cùng tuyệt đẹp.
- Vào buổi chiều, đỉnh núi Bàn thường được bao phủ bởi lớp sương mờ, mây phủ lãng đãng, tạo nên khung cảnh như mơ. Du khách bước vào thế giới hư ảo, nửa thực nửa mơ, đặc biệt khi mặt trời dần lặn, ánh nắng phản chiếu xuống đường chân trời biển tạo nên ánh màu cam, vàng huyền diệu.
- Núi Bàn nằm ngay bên cạnh vườn quốc gia Kirstenbosch, rộng 510ha với hơn 6000 loài động vật và thực vật. Vườn quốc gia này cũng đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới vào năm 1999 và là điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục núi Bàn của nhiều du khách khi đến Nam Phi.
- Thực vật tại núi Bàn chủ yếu là các loại cây bụi rậm. Tại núi Bàn hiện có hơn 2200 loài thực vật được tìm thấy. Riêng dưới chân núi Bàn, có hơn 1500 loài hoa, thi nhau ra hoa suốt bốn mùa trong năm, tạo nên khung cảnh thơ mộng và vô cùng đẹp.
- Núi Bàn còn là nơi lưu trú của rất nhiều loài động vật hoang dã như nhím, hươu, báo, sư tử, mèo châu Phi, nhím,... Trong đó, loài phổ biến nhất là chuột Dassie, du khách có thể bắt gặp chúng tại các trạm cáp treo hay nơi ăn uống của khách du lịch. Núi Bàn có hệ động thực vật vô cùng phong phú.
Tham Khảo
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Bài tham khảo: Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)
- Thông tin cơ bản về quặng a-pa-tit Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Từ quặng photphat ban đầu, dưới sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ thì hình thành nên quặng a-pa-tit-dolomit. Và loại quặng a-pa-tit dolomit thì có trữ lượng lớn và phân bổ chủ yếu ở khu vực tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Vì thế mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai rất phát triển, các mỏ a-pa-tit Lào Cai có chiều dày lên đến 200m, rộng từ 1 đến 4 km và kéo dài 100 km, từ phía Đông Nam của Lào Cai đến tận khu vực phía Bắc - giáp với biên giới Trung Quốc.
+ Các mỏ a-pa-tit ở Lào Cai đều được chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, trong đó quặng a-pa-tit nằm chủ yếu ở các tầng 4, 5, 6 và 7. Mỗi tầng thì lại có hàm lượng P2O5 khác nhau, vì vậy mà quặng a-pa-tit ở Lào Cai được chia thành nhiều loại, từ loại I cho đến loại IV. Và đất đá thải trong quá trình khai thác loại quặng a-pa-tit này lại là nguyên liệu cho việc khai thác quặng a-pa-tit loại khác.
- Thực trạng khai thác a-pa-tit ở Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan photphorit, là thành phần chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Vì vậy mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón.
+ Và với lợi thế dồi dào về quặng a-pa-tit nên Lào Cai đã tận dụng triệt để và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động khai thác quặng a-pa-tit chuyển hướng tích cực, tăng cao giá trị đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho người dân địa phương và giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy mà một kết quả không bất ngờ là số lượng mỏ khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai có xu hướng tăng dần theo thời gian, giúp nâng cao sản lượng khai thác và nộp ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng.
+ Đặc biệt hoạt động khai thác còn được thực hiện theo hướng nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và nhân đôi lợi ích thu được. Cụ thể, các công ty có hoạt động khai thác a-pa-tit ở Lào Cai đều bắt tay vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tuyển nổi quặng II và quặng IV sản phẩm thu được đạt chỉ số hàm lượng P2O5 trên 30% nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu để sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản. Có thể nói việc ứng dụng công nghệ tuyển chọn lọc từ quặng hàm lượng thấp lên mức có hàm lượng giàu là một bước tiến mới trong hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai, giúp nâng cao lợi ích kinh tế và góp phần kéo dài tuổi thọ của các mỏ quặng a-pa-tit.
+ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công to lớn đó thì hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: hoạt động khai thác chưa thực sự tuân thủ đầy đủ theo thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn lớn, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác... Những tồn tại trên không chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động khai thác quặng a-pa-tit mà còn gây ô nhiễm môi trường và nguy hại cho đời sống sinh hoạt của người dân.
+ Nhận thức được thực tế trên nên các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai tăng cường đẩy mạnh, siết chặt việc quản lý hoạt động khai thác quặng a-pa-tit. Với các biện pháp rõ ràng và được thực hiện mạnh mẽ cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nên việc khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai ngày càng đi vào nề nếp và ổn định hơn. Cụ thể hoạt động khai thác a-pa-tit được thực hiện theo đúng tiến độ, tuân thủ đúng thiết kế mỏ, đồng thời đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
THAM KHẢO
Thực hiện nhiệm vụ 1
Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)
- Thông tin cơ bản về quặng a-pa-tit Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Từ quặng photphat ban đầu, dưới sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ thì hình thành nên quặng a-pa-tit-dolomit. Và loại quặng a-pa-tit dolomit thì có trữ lượng lớn và phân bổ chủ yếu ở khu vực tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Vì thế mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai rất phát triển, các mỏ a-pa-tit Lào Cai có chiều dày lên đến 200m, rộng từ 1 đến 4 km và kéo dài 100 km, từ phía Đông Nam của Lào Cai đến tận khu vực phía Bắc - giáp với biên giới Trung Quốc.
+ Các mỏ a-pa-tit ở Lào Cai đều được chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, trong đó quặng a-pa-tit nằm chủ yếu ở các tầng 4, 5, 6 và 7. Mỗi tầng thì lại có hàm lượng P2O5 khác nhau, vì vậy mà quặng a-pa-tit ở Lào Cai được chia thành nhiều loại, từ loại I cho đến loại IV. Và đất đá thải trong quá trình khai thác loại quặng a-pa-tit này lại là nguyên liệu cho việc khai thác quặng a-pa-tit loại khác.
- Thực trạng khai thác a-pa-tit ở Lào Cai:
+ Quặng a-pa-tit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan photphorit, là thành phần chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Vì vậy mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón.
+ Và với lợi thế dồi dào về quặng a-pa-tit nên Lào Cai đã tận dụng triệt để và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động khai thác quặng a-pa-tit chuyển hướng tích cực, tăng cao giá trị đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho người dân địa phương và giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy mà một kết quả không bất ngờ là số lượng mỏ khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai có xu hướng tăng dần theo thời gian, giúp nâng cao sản lượng khai thác và nộp ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng.
+ Đặc biệt hoạt động khai thác còn được thực hiện theo hướng nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và nhân đôi lợi ích thu được. Cụ thể, các công ty có hoạt động khai thác a-pa-tit ở Lào Cai đều bắt tay vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tuyển nổi quặng II và quặng IV sản phẩm thu được đạt chỉ số hàm lượng P2O5 trên 30% nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu để sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản. Có thể nói việc ứng dụng công nghệ tuyển chọn lọc từ quặng hàm lượng thấp lên mức có hàm lượng giàu là một bước tiến mới trong hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai, giúp nâng cao lợi ích kinh tế và góp phần kéo dài tuổi thọ của các mỏ quặng a-pa-tit.
+ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công to lớn đó thì hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: hoạt động khai thác chưa thực sự tuân thủ đầy đủ theo thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn lớn, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác... Những tồn tại trên không chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động khai thác quặng a-pa-tit mà còn gây ô nhiễm môi trường và nguy hại cho đời sống sinh hoạt của người dân.
+ Nhận thức được thực tế trên nên các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai tăng cường đẩy mạnh, siết chặt việc quản lý hoạt động khai thác quặng a-pa-tit. Với các biện pháp rõ ràng và được thực hiện mạnh mẽ cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nên việc khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai ngày càng đi vào nề nếp và ổn định hơn. Cụ thể hoạt động khai thác a-pa-tit được thực hiện theo đúng tiến độ, tuân thủ đúng thiết kế mỏ, đồng thời đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1. Quả địa cầu là một hiện vật được ứng dụng dùng trong học tập và nghiên cứu môn Địa lí.
2. Trong tất cả những món vật em giữ lại để khơi gợi kí ức, em ấn tượng nhất với bức ảnh ông nội em trên chiến trường. Đó là một bức ảnh được chụp vào những năm 1970 trên chiến trường Nghệ - Tĩnh. Bức ảnh đã khơi gợi trong em sự dũng cảm của người lính, cũng như nhắc nhở em phải giữ gìn và bảo tồn lịch sử đất nước.
Tham khảo
Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Trình bày: Giới thiệu đặc trưng khí hậu tại Sa Pa
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C,; nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp.
+ Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là 00C (có những năm xuống tới âm 3,20C).
+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
- Nắng:
+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.
+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %.
+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng.
+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
- Gió:
+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.
+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
- Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
- Sương:
+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.
+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Nhận xét chung:
+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tham khảo:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ b)
(*) Tham khảo: Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
- Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
- Hàng hóa tại chợ nổi cũng nhiều và đa dạng từ các mặt hàng như trái cây, ăn uống, cà phê,… đặc biệt vào những ngày cuối năm, chợ nổi sẽ được mặc một lớp áo đầy màu sắc của đủ các loại hoa tết nào là mai, cúc, lan, đồng tiền, vạn thọ,… Để khách hàng phân biệt các ghe hàng bán gì, người bán thường treo các mặt hàng mình bán lên thanh cây treo trước mũi ghe, thuyền được gọi là “bẹo thuyền”.
- Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ trải nghiệm tham quan mà còn được đích thân thưởng thức bữa sáng trên chợ nổi với đầy đủ các món như: bún mắm, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu, cháo,…
- Mặc dù hình thành đã lâu nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn giữ được bản sắc của một hình thức chợ nổi lớn nhất tại miền Tây Nam Bộ.
Tham khảo:
4. Bromo - một trong năm ngọn núi lửa đang hoạt động đẹp nhất thế giới là địa danh mà mọi tín đồ du lịch đều rỉ tai nhau rằng nhất định nên đến một lần trong đời. Bình minh ở Bromo đẹp tới mức mà người ta có thể sẵn sàng xếp hàng dài từ 3-4 giờ sáng để... lấy chỗ ngắm. Dân du lịch châu Âu từng viết về bình minh tại Bromo rằng: “Đứng bên mép vực sâu hun hút, mặt đất thỉnh thoảng lại rung lắc sau những tiếng gầm gừ phát ra từ lỗ đen khổng lồ to như sân bóng sâu phía dưới. Từng vệt khói nặng mùi lưu huỳnh phả lên, gió lồng lộng thổi, tạo cảm giác lạnh sống lưng trong hành trình khám phá và trải nghiệm kỳ quan thiên nhiên trên miệng núi lửa Bromo".