mình muốn bé tập làm quen với cách làm bài qua mạng cám ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}
b = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18}
Bai tả con mèo này là của em mình học lớp 4 này
Từ nhỏ, em đã có một người bạn rất đáng yêu, luôn thân thiết gần gũi hàng ngày với em. Đó là thằng mèo Béo.
Tính ra thằng Béo đã được gần 8 tuổi. Nó là giống mèo ta nhưng vì được chăm bẵm kĩ lưỡng nên cu cậu lông rất mượt và béo tròn. Vì vậy cu cậu mới có tên là Béo. Béo có mầu lông vằn trắng vàng. Từ cằm trở xuống bụng có 1 dải lông trắng muốt, y như cái yếm, rất đẹp. Đầu nó tròn xoe to bằng cái ấm đất pha trà của ông. Đôi tai hình tam giác lúc nào cũng dựng đứng lên kể cả lúc ngủ. Đặc biệt nhất là trên trán của mèo ta có những vệt lông trắng vàng pha phối thế nào mà lại thành hình chữ M. Mỗi lần nhìn đến chỗ ấy, em cứ hình dung ra thằng Béo bảo với em là " Em là Mèo", ngộ nghĩnh lắm. Thằng Béo có đôi mắt tròn xoe như 2 viên bi ve xanh. Mũi của cu cậu là một dải lông trắng nhô cao hơn so với khuôn mặt, phía cuối là 1 chấm mầu hồng luôn ướt ướt. Bộ ria mới thật oai phong. Em cứ hình dung nó giống ria của con hổ. Ấy thế mà hôm nọ vào bếp ăn vụng thế nào, bị lửa liếm mất một bên ria, thành ra hiện giờ Béo có bộ ria một mất một còn trông rất hài hước.
Hoạt động ưa thích nhất của Béo là ngủ. Nếu được chui vào chăn hoặc ngăn tủ quần áo thì có khi nó ngủ được cả ngày không động đậy. Món ăn ưa thích nhất của cu cậu là gan gà. Mỗi lần thích thú như được ăn ngon hay vuốt ve, Béo thường lim dim mắt rồi gừ gừ những tiếng êm dịu, hứng khởi. Bàn ghế, sách vở của nhà em hầu như chỗ nào cũng có vết móng vuốt của nó. Hình như là để đánh dấu lãnh thổ thì mèo hay cào cào vào thì phải. Mỗi lần em đi đâu về là nó lại phi ra, kịn kịn lưng vào chân em đòi bế bồng. Thế mà lúc nào em gọi nó ra để bế vuốt thì Béo lại lạnh lùng, õng ẹo lảng đi. Ghét thế chứ.
Béo là bạn thân của em. Em rất yêu quý bạn mèo này.
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Tả con chó nuôi trong nhà (ảnh sưu tầm)
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình
bài 26: gọi quãng đường đi là S
=|> thời gian đi với v1: t1=S/12
thòi gia đi quãng đường với v2 là :t2=S/15
theo đề ta có pt: t1=t2+1
<=>\(\frac{S}{12}=\frac{S}{15}+1\)
<=> \(\frac{S}{60}=1\)
=> S=60km
Bài 2:
Đặt \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}=k\Rightarrow\begin{cases}a=kb\\c=kd\end{cases}\)
=> \(\frac{5a+3b}{5a-3b}=\frac{5kb+3b}{5kb-3b}=\frac{b\left(5k+3\right)}{b\left(5k-3\right)}=\frac{5k+3}{5k-3}\left(1\right)\)
\(\frac{5c+3d}{5c-3d}=\frac{5kd+3d}{5kd-3d}=\frac{d\left(5k+3\right)}{d\left(5k-3\right)}=\frac{5k+3}{5k-3}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) => \(\frac{5a+3b}{5a-3b}=\frac{5c+3d}{5c-3d}\)
Bài 3:
Đặt \(\frac{a}{b}=\frac{b}{c}=\frac{c}{d}=k\)
=> \(\frac{a}{b}.\frac{b}{c}.\frac{c}{d}=k^3\)
=> \(\frac{a}{d}=k^3\) (1)
Lại có: \(\frac{a+b+c}{b+c+d}=\frac{a}{b}=\frac{b}{c}=\frac{c}{d}=k\)
=> \(\left(\frac{a+b+c}{b+c+d}\right)^3=k^3\) (2)
Từ (1) và (2) => \(\frac{a}{d}=\left(\frac{a+b+c}{b+c+d}\right)^3\)
Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}b+c-a=x\\c+a-b=y\\a+b-c=z\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x+y=2c\\y+z=2a\\z+x=2b\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow P=\dfrac{2\left(y+z\right)}{x}+\dfrac{9\left(x+z\right)}{2y}+\dfrac{8\left(x+y\right)}{z}\\ \Leftrightarrow P=\dfrac{2y}{x}+\dfrac{2z}{x}+\dfrac{9x}{2y}+\dfrac{9z}{2y}+\dfrac{8x}{z}+\dfrac{8y}{z}\\ \Leftrightarrow P=\left(\dfrac{2y}{x}+\dfrac{9x}{2y}\right)+\left(\dfrac{2z}{x}+\dfrac{8x}{z}\right)+\left(\dfrac{9z}{2y}+\dfrac{8y}{z}\right)\\ \Leftrightarrow P\ge2\sqrt{\dfrac{18xy}{2xy}}+2\sqrt{\dfrac{16xz}{xz}}+2\sqrt{\dfrac{72yz}{2yz}}\\ \Leftrightarrow P\ge2\sqrt{9}+2\sqrt{16}+2\sqrt{36}=26\)
Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)
Bài 1 :
Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :
a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )
c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )
d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )
e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )
Bài 2 :
Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.
Bài 3 :
Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 4 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.
Bài 5 :
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X
d) X + sĩ
Bài 6 :
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).
c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bài 7 :
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :
a) Cắt, thái, ...
b) To, lớn,...
c) Chăm, chăm chỉ,...
Bài 8 :
Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Bài 9 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
( theo Nguyễn Đình Thi )
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 10:
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :
Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Từ đồng âm
Bài 1 :
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .
c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Bài 2 :
Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.
Bài 3 :
Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.
Là sao bạn ơi ???
uk. cứ tự nhiên