Năm 2005, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Vậy ai là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên? Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên?
Tham khảo
- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: là cư dân của nhiều dân tộc, như: Ba Na, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru…
- Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào:
+ Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời.
+ Cồng chiêng vừa là một loại nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong lễ hội và cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên.
+ Đồng bào Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng trong các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách, thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
+ Cồng chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ như: lễ Cắt rốn của trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ Xuống đồng,..
- Chủ nhân: là cư dân của nhiều dân tộc, như: Ba Na, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru…
- Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào:
+ Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời.
+ Cồng chiêng vừa là một loại nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong lễ hội và cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên.
+ Đồng bào Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng trong các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách, thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
+ Cồng chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ như: lễ Cắt rốn của trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ Xuống đồng,..