K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Liên hợp quốc ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020 có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở UN đặt tại Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).

- Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.

- Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

- Hoạt động chính:

+ Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.

+ Bảo vệ người tị nạn.

+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Liên hợp quốc (UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào ngày 24/10/1945; trụ sở chính được đặt tại thành phố Niu Ooc - Hoa Kỳ.

- Năm 2020, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của Liên hợp quốc từ năm 1977.

- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

- Bản thân liên hợp quốc là một bộ phận của hệ thống liên hợp quốc; thực hiện việc điều phối công việc cùng các quỹ, chương trình, cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác, như: Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình Lương thực thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc,…

Liên hợp quốc có nhiệm vụ:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;

+ Bảo vệ quyền con người;

 

+ Cung cấp viện trợ nhân đạo;

+ Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;

+ Giữ vững luật quốc tế;

+ Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tổ chức thương mại thế giới( WTO) được thành lập vào 1/1/1995. Năm 2020 tổ chức có 164 thành viên, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.

- WTO ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên và trở thành tổ chức thương mại lớn nhất thế giới có trụ sở ở Thụy Sĩ.

- Tổ chức được thành lập nhằm hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

7 tháng 11 2023

- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.

+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.

+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.

3 tháng 2 2023

- Quan niệm:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội, lao động đem lại hiệu quả  cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.

+ Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả  tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực  khác trên lãnh thổ, nhằm hạn chế tác động tự nhiên  đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

3 tháng 2 2023

- Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo không gian lãnh thổ các cấp khác nhau.

- Vai trò: 

+ Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập vào tháng 7/1994; trụ sở chính được đặt tại thành phố Oa-sinh-tơn của Hoa Kỳ.

- Năm 2020, Tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế từ 1967.

- Quỹ tiền tệ quốc tế có nhiệm vụ:

+ Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán;

+ Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;

+ Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;

+ Cung cấp các khoản cho vay;

+ Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;

+ Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.

5 tháng 2 2023

Mô tả các cấp độ tổ chức sống:

- Phân tử: Phân tử được cấu tạo từ các nguyên tử. Ví dụ: Phân tử nước H2O được cấu tạo từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử O.

- Bào quan: Các phân tử liên kết với nhau tạo nên các bào quan. Ví dụ: Phân tử DNA và phân tử protein liên kết với nhau tạo nên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.

- Tế bào: Nhiều bào quan cấu thành nên tế bào. Ví dụ: Tế bào động vật gồm nhiều bào quan như: ti thể, riboxom, bộ máy Gongi,…

- Mô: Tập hợp nhiều tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng tạo thành mô. Ví dụ: Nhiều tế bào thần kinh tạo thành mô thần kinh,…

- Cơ quan: Tập hợp nhiều mô tạo thành cơ quan. Ví dụ: Dạ dày được cấu tạo từ mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh, mô biểu bì,…

- Hệ cơ quan: Tập hợp cơ quan cùng thực hiện một chức năng tạo thành hệ cơ quan

Ví dụ: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch);…

- Cơ thể: Nhiều hệ cơ quan phối hợp nhịp nhàng, thống nhất tạo thành cơ thể. Ví dụ: Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ sinh dục,…

- Quần thể: Tập hợp nhiều cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian, có khả năng sinh sản trong tự nhiên tạo ra thế hệ sau tạo thành một quần thể. Ví dụ: Quần thể trâu rừng, quần thể cây cọ tại một vùng đồi của Phú Thọ,…

- Quần xã: Tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian tạo thành quần xã. Ví dụ: Quần xã các loài trong rừng Cúc Phương,…

- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,…

- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất.

3 tháng 2 2023

- Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

+ Đối với các nước đang phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thủy đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

16 tháng 8 2023

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

13 tháng 8 2023
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa, sử dụng nhiều máy móc hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).

+ Nông nghiệp: diện tích đất chiếm 13,2% diện tích tự nhiên, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại doanh nghiệp, trang trại cá thể và hộ gia đình.

+ Lâm nghiệp: sản lượng khai thác gỗ tròn đạt 217 triệu m3 (2020), đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ. Gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Nga hạn chế xuất khẩu các loại gỗ quý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng, tích cực phòng chống cháy rừng, tăng cường trồng rừng. Hoạt động lâm nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Âu và Xi-bia.

+ Thủy sản: đánh bắt cá phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt lớn. Các sản phẩm quan trọng là: cá kình, cá trích, cá tuyết, cá hồi,… tập trung ở ngư trường Viễn Đông. Nuôi trồng thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, sản lượng còn nhỏ.