Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân không thành công trong giai đoạn này là:
-Kẻ địch vẫn còn quá mạnh: Pháp lúc đó lực lượng của họ vừa được đào tạo chính quy rất tốt, bên cạnh đó họ còn có vũ khí hạng nặng, vượt trội quân ta rất nhiều
-Lực lượng chúng ta vẫn còn rất yếu
-Đường lối đánh giặc của chúng ta chưa phù hợp với thời đại: Trong giai đoạn 1858-1918, chúng ta có 2 khuynh hướng chủ yếu chống Pháp là khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản. Rất tiếc là cả hai khuynh hướng này đều không phù hợp với tình hình thực tiễn, hoặc nói thẳng ra là không phù hợp với cách mạng Việt Nam vì:
+Lực lượng lãnh đạo của chúng ta chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam
+Chúng ta chưa có đường lối đúng đắn
+Chúng ta chưa thu hút được đông đảo quân chúng nhân dân tham gia kháng chiến
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không thành công có thể do một số nguyên nhân chính sau:
1. Sự chia rẽ và xung đột nội bộ: Trong quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với sự chia rẽ và xung đột nội bộ. Các lực lượng địa phương, giai cấp, tôn giáo khác nhau không luôn đồng lòng và đồng thuận trong việc chống lại kẻ thù chung, làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến.
2. Sự quân bị và kỹ thuật kém cỏi: Trong một số trường hợp, các cuộc kháng chiến gặp khó khăn do sự thiếu hụt về vũ khí, trang thiết bị và kỹ thuật quân sự. Đối diện với kẻ thù có sức mạnh vũ trang, dân tộc Việt Nam không thể duy trì cuộc kháng chiến trong thời gian dài hoặc không thể đánh bại kẻ thù.
3. Sự can thiệp của các lực lượng ngoại bang: Trong quá trình kháng chiến, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với sự can thiệp của các lực lượng ngoại bang, bao gồm cả quân đội và chính trị của các quốc gia khác. Sự can thiệp này đã làm cho cuộc kháng chiến trở nên phức tạp hơn và gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu độc lập, tự do.
4. Chiến lược và lãnh đạo không hiệu quả: Một số cuộc kháng chiến thất bại do thiếu sự tổ chức tốt và lãnh đạo không hiệu quả từ phía lãnh tụ. Sự thiếu điều phối và kế hoạch chiến lược rõ ràng đã làm cho cuộc kháng chiến trở nên mất phương hướng và không thể hiện được sức mạnh tổng hợp của dân tộc.
5. Sự thay đổi trong đối thủ và tình hình quốc tế: Các cuộc kháng chiến thất bại cũng có thể do sự thay đổi trong đối thủ và tình hình quốc tế. Các biến động địa chính trị và quân sự ở các quốc gia lân cận có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ lực lượng và chiến lược của dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, sự kết hợp của các nguyên nhân nội bộ và ngoại cảnh đã góp phần làm cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không thành công trong một số trường hợp.
Tham khảo:
- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
+ Người chỉ huy: Ngô Quyền
+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)
- Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê (981)
+ Người chỉ huy: Lê Hoàn
+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)
- Kháng chiến chống quân Tống thời Lý (1075 - 1077)
+ Người chỉ huy: Lý Thường Kiệt
+ Trận quyết chiến: Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)
- Kháng chiến chống quân Mông Cổ và quân Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)
+ Người chỉ huy: các vua Trần và nhiều tướng lĩnh tài giỏi khác, như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khái,…
+ Trận quyết chiến: trận Bình Lệ Nguyên và Đông Bộ Đầu trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất; trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long trong cuộc kháng chiến lần thứ hai; trận Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.
- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
+ Người chỉ huy: Nguyễn Huệ
+ Trận quyết chiến: Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).
- Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
+ Người chỉ huy: Quang Trung (Nguyễn Huệ)
+ Trận quyết chiến: Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).
C1:
* Cơ sở kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
* Cơ sở xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:
+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
-Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng
C2:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Luật pháp:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
C3:
* Về phía quân Tống:
- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn
+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.
* Về phía quân Đại Cồ Việt:
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.
- Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.
C4:
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
C5:
- Nhà Trần:
+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.
- Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc.
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1: Bạn tham khảo tại Câu hỏi của lê mỹ chi - Học và thi online với HOC24 nha
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
♦ Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương (179 TCN):
- Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại, Triệu Đà vờ giảng hoà với An Dương Vương, rồi lập mưu cho con trai là Trọng Thuỷ cầu hôn Công chúa Mỵ Châu và ở rể tại thành Cổ Loa để tìm hiểu vũ khí quân sự của Âu Lạc.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến chống Triệu của An Dương Vương nhanh chóng thất bại.
♦ Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1406 - 1407):
- Cuối năm 1406, nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược Đại Ngu.
- Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô (Hà Nội). Nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).
- Đến tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.
♦ Kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn (1858 - 1884):
- Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì,... Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược do Trương Định Nguyễn Trung Trực, và Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân,... lãnh đạo và chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2,... đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Trong lúc phong trào kháng chiến đang diễn ra mạnh mẽ thì triều đình nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884).
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.