Dựa vào hình 20.2 và thông tin trong bài, Hãy nhận xét tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Liên bang Nga.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có cơ cấu đa dạng. Năm 2020, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 56,3 % GDP.
Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh, có đầy đủ các loại hình giao thông. Đầu mối giao thông lớn nhất là Mát-xcơ-va.
+ Đường ô tô: tổng chiều dài trên 933 nghìn km, nổi bật với hệ thống đường cao tốc liên bang.
+ Đường sắt: tổng chiều dài trên 85,5 nghìn km; tuyến đường sắt xuyên Xi-bia trải dài trên nhiều múi giờ.
+ Đường sông, hồ: dài trên 100 nghìn km, có mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn; hoạt động vận tải nhộn nhịp trên các hồ lớn như: Bai-can, Ca-xpi,...
+ Giao thông đường biển phát triển mạnh, các cảng biển lớn là: Xanh Pê-téc-bua, Ác-khang-hen, Vla-đi-vô-xtốc,...
+ Tổng chiều dài đường ống của Liên bang Nga đứng thứ hai thế giới.
+ Đường hàng không phát triển mạnh. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1 200 sân bay, nhiều sân bay hoạt động rất nhộn nhịp.
+ Tàu điện ngầm: tổng chiều dài của các tuyến là 465,4 km. Hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất của Liên bang Nga là Mát-xcơ-va Mê-trô và Xanh Pê-téc-bua Mê-trô.
- Bưu chính viễn thông:
+ Bưu chính đóng vai trò quan trọng, phát triển rộng khắp trên lãnh thổ rộng lớn. Trung tâm bưu chính quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.
+ Viễn thông phát triển mạnh, thứ ba thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020). Trung tâm viễn thông lớn là Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...
- Du lịch phát triển mạnh, du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch.
- Thương mại:
+ Liên bang Nga là nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô và khí tự nhiên, kim loại quý, đá quý, gỗ, lúa mì,... Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: máy móc, dược phẩm, sản phẩm điện, chất dẻo,... Các đối tác thương mại chính là: Trung Quốc, Ấn Độ,...
+ Hoạt động nội thương phát triển mạnh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ,... phân bố rộng khắp; thương mại điện tử phát triển nhanh.
- Tài chính: Thị trường tài chính lớn với nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trên thế giới. Trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.
Tham khảo
- Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa, sử dụng nhiều máy móc hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).
+ Nông nghiệp: diện tích đất chiếm 13,2% diện tích tự nhiên, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại doanh nghiệp, trang trại cá thể và hộ gia đình.
+ Lâm nghiệp: sản lượng khai thác gỗ tròn đạt 217 triệu m3 (2020), đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ. Gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Nga hạn chế xuất khẩu các loại gỗ quý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng, tích cực phòng chống cháy rừng, tăng cường trồng rừng. Hoạt động lâm nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Âu và Xi-bia.
+ Thủy sản: đánh bắt cá phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt lớn. Các sản phẩm quan trọng là: cá kình, cá trích, cá tuyết, cá hồi,… tập trung ở ngư trường Viễn Đông. Nuôi trồng thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, sản lượng còn nhỏ.
Tham khảo!
+ Lúa mì: tập trung nhiều nhất ở vùng phía tây và tây nam, khu vực giáp với U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan.
+ Củ cải đường: chủ yếu ở vùng ven biển Ca-xpi, số ít ở biên giới với U-crai-na
+ Khoai tây: trồng nhiều ở vùng bên trong của vùng phía tây như: Ca-dan, Chê-li-a-bin, Nô-vô-xi-biếc
+ Hạt hướng dương: trồng chủ yếu ở vùng Xa-ma-na, chân dãy Cáp-ca
+ Đàn bò: khu vực Hồ Bai-can, Tu-la, Ca-dan
+ Đàn cừu: vùng phía nam và tây nam, giáp với Ca-dắc-xtan, Trung Quốc và Mông Cổ.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Ở Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Nền nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.
- Ngành trồng trọt: có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). Các cây trồng chính của Nhật Bản là lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.
- Ngành chăn nuôi: được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,...
- Ngành thủy sản:
+ Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, mực,...
+ Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...
- Ngành lâm nghiệp: là ngành được chú trọng phát triển.
+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.
Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su
- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô
- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…
- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản
Tham khảo
- Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (20% năm 2020).
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại. Hiện nay công nghiệp đang tập trung vào sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tính cạnh tranh, có giá trị cao và hướng đến xuất khẩu.
- Phân bố công nghiệp có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng: các ngành khai thác sơ chế tập trung ở miền Đông; các ngành công nghệ cao tập trung ở miền Tây. Phần lớn các trung tâm công nghiệp tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, ven bờ Thái Bình Dương.
+ Công nghiệp khai thác than: là nước khai thác than đứng thứ 5 thế giới, chiếm 5,3% sản lượng thế giới; là một trong những quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Than khai thác nhiều ở vùng Viễn Đông và Xi-bia.
+ Công nghiệp khai thác dầu khí: có sản lượng khai thác dầu mỏ chiếm 12,5% và khí tự nhiên chiếm 16,6% tổng sản lượng của thế giới (2020). Tập trung ở Xi-bia, U-ran, ven biển Ca-xpi.
+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại: khai thác nhiều quặng, là một trong số các quốc gia đứng đầu vè sản xuất vàng và quặng sắt.
+ Công nghiệp điện lực có cơ cấu đa dạng (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…), phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện cao, đạt 1085,4 tỉ kWh, chiếm 4% sản lượng thế giới.
+ Công nghiệp luyện kim phát triển từ rất sớm, đứng thứ 4 về xuất khẩu thép, có nhiều trung tâm luyện kim lớn: Ê-ca-ten-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt,…
+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, có nhiều tên lửa phóng lên quỹ đạo từ chính sân bay vũ trụ ở đất nước. Có nhiều viện nghiên cứu khoa học, văn phòng thiết kế và nhà máy chế tạo, đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ thực hiện chương trình tàu vũ trụ có người lái.
+ Công nghiệp đóng tàu là ngành truyền thống, đóng được nhiều loại tàu khác nhau: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng nguyên tử,…
+ Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu như: khoai tây, rau quả, cá đóng hộp,…
Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:
- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.
+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.
- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...
- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.
- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.
Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:
- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.
- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.
- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.
- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.
Tham khảo!
- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng gần 30% trong cơ cấu GDP của Liên bang Nga (năm 2020).
- Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao, cơ sở hạ tầng, khoa học - kĩ thuật hiện đại nên ngành công nghiệp Liên bang Nga phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung chủ yếu ở phía tây lãnh thổ.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia này đứng hàng đầu thế giới.
- Một số ngành công nghiệp nổi bật của Liên bang Nga là: khai thác khoáng sản, chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, công nghiệp quốc phòng, cơ khí,...
+ Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngành này tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, khu vực dãy U-ran,...
+ Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu, chiếm gần 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp; ngành này tập trung chủ yếu ở Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua, Ê-ca-tê-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.
+ Liên bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử. Các ngành công nghiệp này được phát triển ở nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga.
Tham khảo!
- Ngành dịch vụ chiếm khoảng 56% trong GDP (năm 2020), là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế Liên bang Nga.
- Các nhóm ngành dịch vụ của Nga tập trung chủ yếu ở phía Tây, với các trung tâm dịch vụ lớn như: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...
- Một số ngành dịch vụ nổi bật là giao thông vận tải, ngoại thương, du lịch,...
* Thương mại:
- Ngành ngoại thương ở Liên bang Nga phát triển mạnh.
+ Năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt trên 330 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 230 tỉ USD.
+ Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu bao gồm dầu thô, sản phẩm của ngành hóa dầu, khí tự nhiên, vàng, than,... với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Bê-la-rút, Đức.
+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm xe hơi, linh kiện xe, thiết bị viễn thông, máy tính,... từ Trung Quốc, Đức, Bê-la-rút, Hàn Quốc, I-ta-li-a.
- Ngành nội thương ở Liên bang Nga cũng có sự phát triển mạnh mẽ:
+ Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp đất nước đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời phân phối hàng hóa kịp thời.
+ Thương mại điện tử ngày càng phổ biến.
+ Thị trường bán lẻ thực phẩm và hàng hóa có doanh thu hơn 250 tỉ USD (năm 2020).
* Ngành tài chính - ngân hàng
- Có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hoạt động sôi nổi, tác động đến sự phát triển kinh tế quốc gia.
- Năm 2020, Liên bang Nga thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 9,5 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài hơn 5,8 tỉ USD.
* Ngành giao thông vận tải: tất cả các loại hình giao thông vận tải đều được chú trọng phát triển.
- Mạng lưới đường sắt phát triển với hơn 85 000 km đường sắt. Tuyến đường sắt xuyên Xi-bia là tuyến đường sắt dài nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế lãnh thổ phía đông.
- Mạng lưới đường ô tô với chiều dài hơn 940000 km, nhiều hệ thống đường cao tốc phát triển, chất lượng đường được nâng cấp, phân bố chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây.
- Đường hàng không được Liên bang Nga chú trọng phát triển để kết nối các vùng trong nước và các nước trên thế giới. Một số sân bay lớn như Sê-rê-mê-tê-vô, Đô-mô-đê-vô, Pun-cô-vô,...
- Giao thông vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong giao thương với các nước trên thế giới.
+ Liên bang Nga là quốc gia có đội tàu phá băng lớn, giúp cho việc khai thác tài nguyên vùng thềm lục địa ở Bắc Cực đạt hiệu quả cao.
+ Một số cảng biển lớn, như Xanh Pê-téc-bua, Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...
- Tại các khu vực đô thị, Liên bang Nga chú trọng xây dựng hệ thống giao thông công cộng. Nhiều công nghệ hiện đại được đẩy mạnh áp dụng.
- Đối với các khu vực có khí hậu khắc nghiệt, tuyết bao phủ thường xuyên thì phổ biến là các loại xe trượt tuyết.
* Ngành du lịch
- Liên bang Nga là quốc gia tập trung nhiều di sản tự nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, vì vậy, ngành du lịch của quốc gia này phát triển, mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế.
- Năm 2020, Liên bang Nga đón khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế đạt gần 5 tỉ USD.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.
+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
Tham khảo!
- Sản xuất nông nghiệp ở Liên bang Nga rất phát triển, do:
+ Diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm hơn 13% diện tích lãnh thổ.
+ Khí hậu và đất đai phân hóa đa dạng.
+ Chính phủ đầu tư nguồn lực lớn vào việc phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp, sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây, thuộc đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia.
- Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 4% GDP của Liên bang Nga (năm 2020) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
+ Về trồng trọt: nhiều mặt hàng nông sản của Liên bang Nga có sản lượng hàng đầu thế giới, như: lúa mì, lúa mạch, hướng dương, khoai tây,...
+ Về chăn nuôi: tổng đàn gia súc của Liên bang Nga lớn, đạt khoảng 18 triệu con (năm 2020) với các vật nuôi đa dạng như bò, lợn, gia cầm, cừu, hươu,... Sản phẩm ngành chăn nuôi xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Về lâm nghiệp: Liên bang Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới; Hàng năm, ngành khai thác và chế biến lâm sản mang lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế với các sản phẩm chủ yếu là: gỗ tròn, giấy và bột giấy,...
+ Ngành khai thác thuỷ sản phát triển và có đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế. Các sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là cá hồi, cá trích, cá bơn, cá tuyết,...