Quan sát Hình 13.3, hãy:
a) Mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như thế nào?
c) Nêu vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định.
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định
- Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.
Đáp án A
Trong cơ chế điều hòa thân nhiệt, trung khu điều nhiệt là vùng dưới đồi nhưng vẫn có đường liên hệ đến vỏ não để điều hòa bằng tập tính (ví dụ di chuyển đến chỗ mát, mặc thêm quần áo...). à nên phát biểu này là sai
Đáp án A
Trong cơ chế điều hòa thân nhiệt, trung khu điều nhiệt là vùng dưới đồi nhưng vẫn có đường liên hệ đến vỏ não để điều hòa bằng tập tính (ví dụ di chuyển đến chỗ mát, mặc thêm quần áo …) → nên phát biểu này là sai.
Đáp án A
Khi hàm lượng Glucose trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự: Tuyến tụy → Insulin→ Gan và tế bào cơ thể → Glucose trong máu giảm
Hệ thống nội tiết được xem như “nhạc trưởng” của cơ thể, bao gồm một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng hormone, giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là khả năng chuyển hóa năng lượng giúp các tế bào và cơ quan vận hành. Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hoocmôn tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kim hãm cũng bị sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra.
Nếu hệ thống nội tiết hoạt động không tốt và bị rối loạn có thể gặp các vấn đề về phát triển. Nồng độ hormone trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp, đều dẫn đến nội tiết tố bị rối loạn. Các bệnh và rối loạn nội tiết cũng xảy ra nếu cơ thể không đáp ứng với kích thích tố theo cách nó được yêu cầu.
a) Cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước: Khi hàm lượng nước trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên tăng tiết hormone ADH và gây cảm giác khát nước. Hormone ADH kích thích thận tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu; đồng thời cảm giác khát nước kích thích cơ thể bổ sung nước. Từ đó, làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
b) Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như sau: Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng, áp suất thẩm thấu của máu giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng đồi dưới dẫn đến kích thích thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH. Hormone ADH giảm kích thích thận giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, làm tăng lượng nước tiểu. Từ đó, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, áp suất thẩm thấu của máu cân bằng.
c) Vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi: Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm nước nước và muối trong cơ thể, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.