Dựa vào Hình 10.1 và 10.2, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.
Tham khảo
Hệ tuần hoàn hở : Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang máu. ... Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, sau đó trở về tim và lại được tim bơm đi.
- Hệ tuần hoàn kín : Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim.
Đặc điểm | Hệ tuần hoàn hở | Hệ tuần hoàn kín |
Thành phần cấu tạo | Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô). | Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu). |
Đường di chuyển của máu | Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Khoang cơ thể \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim. | Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Mao mạch \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim. |
Áp lực máu trong mạch | Thấp | Cao hơn |
Vận tốc máu chảy trong mạch | Chậm | Nhanh hơn |
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2):
+ Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở: Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim
+ Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín: Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch →Tim.
- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: máu chảy trong mao mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Máu đi được xa, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và chất cao.
Đáp án
- Hệ thống tuần hoàn mở: Có ở đa số Thân mềm (Trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là “mở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn.
- Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn có ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn.
- Ưu việt của tuần hoàn kín: Máu vận chuyển trong mạch máu kín, vận tốc lưu chuyển máu nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.
- Phân biệt HTH hở và kín :
HTH hở | HTH kín |
- Có ở 1 số loài động vật không xương sống có kích thước nhỏ | - Có ở tất cả động vật có xương sống và ở 1 số ít loài đv không xương sống |
- Không có mao mạch | - Có hệ thống mao mạch |
- Máu đi từ Tim -> ĐM -> Khoang cơ thể -> TM | - Máu đi từ Tim -> ĐM -> MM -> TM |
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào | - Máu trao đổi chất với tế bào gián tiếp qua thành mao mạch |
- Tốc độ máu chảy chậm, áp lực thấp | - Tốc độ máu chảy nhanh, áp lực cao |
- Hiệu suất trao đổi chất không cao | - Hiệu suất trao đổi chất cao |
- Giải thích tại sao châu chấu có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn hoạt động mạnh : Là do hoạt động mạnh có liên quan đến sự trao đổi khí với tế bào mạnh giúp tế bào tạo năng lượng dựa vào quá trình hô hấp tb. Ở châu chấu không trao đổi khí qua hth mà qua hệ thống ống khí nên hiệu suất trao đổi khí với tế bào cao hơn so với hệ tuần hoàn => Châu chấu hoạt động mạnh dù có hth hở
Tham khảo:
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.
-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.
-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).
-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).
-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.
-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).