K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

- Cuộc khởi nghĩa Duy Tân (1916): Cuộc khởi nghĩa Duy Tân, do các thanh niên cách mạng nổi dậy, đã diễn ra vào ngày 18 tháng 12 năm 1916. Khởi nghĩa này nhằm phản đối chế độ đô hộ của thực dân Pháp và yêu cầu tự do cho dân tộc Việt Nam. Mặc dù không thành công, nhưng cuộc khởi nghĩa này đã góp phần đánh thức ý thức dân tộc và tạo đà cho các phong trào cách mạng sau này.

- Cách mạng Tháng Tám (1945): Cách mạng Tháng Tám là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã nổi dậy lật đổ chính quyền thực dân Pháp và tuyên bố độc lập. Cuộc cách mạng này đã đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khởi đầu cho cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của dân tộc.

- Đổi mới (1986): Đổi mới là một cuộc cải cách kinh tế quan trọng được triển khai từ năm 1986, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân. Chính sách Đổi mới đã đưa vào các biện pháp để mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy năng suất và hiệu quả sản xuất, và mở rộng quan hệ đối tác kinh tế với các nước khác. Đổi mới đã mang lại nhiều cơ hội phát triển và tạo đà cho sự thay đổi xã hội và kinh tế của Việt Nam.

19 tháng 5 2022

Tham khảo

Sĩ phu Việt Nam cứu nước phải gắn liền với Duy tân, vì:

- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt nam:

+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm nảy sinh những nhân tố mới. Ở Việt nam, đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành thị mọc lên. Nhiều cơ sở công nghiệp ra đời.

+ Cơ cấu xã hội biến động. Một số giai tầng mới xuất hiện: Giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

+ Các tầng lớp xã hội này, cùng với bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

- Ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngoài vào:

+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, trước hết từ Nhật Bản, Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tư tưởng cách mạng Pháp của Ru – xô, Mông-te-xki-ơ, Vôn-te; Cách mạng Tân hợi 1911 ở Trung Quốc… ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam.

Nét mới trong con đường cứu nước của các sĩ phu.

- Ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm dân và nước gắn với nhau.

- Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải biết kết hợp nhiều biện pháp: đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng.

19 tháng 5 2022

Tham khảo

Sĩ phu Việt Nam cứu nước phải gắn liền với Duy tân, vì:

- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt nam:

+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm nảy sinh những nhân tố mới. Ở Việt nam, đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành thị mọc lên. Nhiều cơ sở công nghiệp ra đời.

+ Cơ cấu xã hội biến động. Một số giai tầng mới xuất hiện: Giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

+ Các tầng lớp xã hội này, cùng với bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

- Ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngoài vào:

+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, trước hết từ Nhật Bản, Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tư tưởng cách mạng Pháp của Ru – xô, Mông-te-xki-ơ, Vôn-te; Cách mạng Tân hợi 1911 ở Trung Quốc… ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam.

Nét mới trong con đường cứu nước của các sĩ phu.

- Ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm dân và nước gắn với nhau.

- Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải biết kết hợp nhiều biện pháp: đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng.

5 tháng 1 2021

- Nhật Bản quyết định canh tân phát triển đất nước để thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

- Thiên hoàng Minh trị (1852-1912) là người quyết định công cuộc duy tân đất nước.

- Nội dung: + Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh trị tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực.

+ Kinh tế

+ Văn hoá, giáo dục

+ Chính trị, xã hội

+ Quân sự

- Kết quả:

+Cải cách thắng lợi

+ Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

 

Nhật Bản quyết định canh tân phát triển đất nước để thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.

tick cho mk vs nhaaaaaa

15 tháng 4 2017

Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, yêu cầu lịch sử đặt ra cho các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc là phải kết hợp đồng thời cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có phong trào đấu tranh nào thời kì này kết hợp được hai nhiệm vụ này. Đây chính là hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 3 2016

* Các khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước nửa đầu thế kỉ XX:

Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và tác động của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài vào Việt Nam, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã diễn ra theo con đường dân chủ tư sản với hai khuynh hướng cơ bản: Bạo động vũ trang của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.

- Khuynh hướng bạo động vũ trang:

+ Lãnh đạo tiêu biểu của khuynh hướng bạo động vũ trang là Phan Bội Châu.

+ CHủ trương: Vận động quần chúng nhân dân tiến hành bạo động vũ trang chống Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của bên ngoài, trước hết là của Nhật Bản, cứu nước, cứu dân.

+ Hoạt động tiêu biểu: thành lập hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du (1905-1908), thành lập Việt Nam quang phục hội (1912)...

- Khuynh hướng cải cách:

+ Lãnh đạo tiêu biểu là Phan Châu Trinh.

+ Chủ trương: Giương cao ngọn cờ dân chủ cải cách xã hội; nâng cao dân trí, dân quyền; vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát; yêu cầu Pháp thay đổi chế độ cai trị; đề cao phương châm "tự lực khai hóa", cứu dân,cứu nước.

+ Hoạt động tiêu biểu: khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906-1908) với nhiều hoạt động như: mở rộng trường học (Đông Kinh nghĩa thục), tuyên truyền mở rộng công thương nghiệp, thực hiện đời sống mới, hô hào lập hội buôn, đỉnh cao là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908),...

* Các sĩ phu Việt Nam cho rằng việc cứu nước phải gắn liền với cứu dân, vì:

- Đầu thế kỉ XX tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Việt nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiềm lực của đất nước bị giảm sút.

- Duy tân để khơi dậy tiềm lực đất nước về mọi mặt, nâng cao dân trí, dân quyền để nhân dân ta đủ sức đánh bại cuộc xâm lược của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

- Noi theo tấm gương Duy tân của Nhật Bản, nhờ Duy tân mà Nhật Bản trở thành một cường quốc.

28 tháng 3 2022

refer

 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

 

Những hạn chế của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX:

- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

- Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.



 

28 tháng 3 2022

REFER

Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì: 

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Yêu cầu số 1: Nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách, canh tân

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

- Yêu cầu số 2: Nội dung chính trong các đề nghị cải cách

+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

+ Năm 1872, Viện thương bạc đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...

+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà - Thủ - Chiến, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

 
13 tháng 8 2023

Tham khảo

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.