K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vạn vật trên trời đất phàm là con người hay hoa lá, cỏ cây muốn sống trên đời thì ắt hẳn đều phải trải qua những ngày tháng vất vả vươn lên để sinh trưởng và phát triển. Nếu muốn bản thân sinh ra đã hoàn hảo, giỏi giang ngay từ đầu thì là điều không thể.

Khi chúng ta gặp phải một vấn đề khó khăn , rắc rối, có thể cũng giống như bao người, ta sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, muốn từ bỏ... Nhưng sẽ thế nào nếu thay từ “khó khăn, rắc rối” ấy thành “bài học, kinh nghiệm”, bạn sẽ còn thấy khó vượt qua hay không?

Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt hơn, căng thẳng như trong một vòng đua nước rút vậy. Điều quan trọng là phải tự mình học được cách đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, lấy đó làm động lực rèn luyện bản thân ngày càng vững vàng, trưởng thành trước sóng gió để về đích nhanh nhất có thể. Với một tâm thế sẵn sàng, luôn tự tin vào khả năng vượt qua của mình, ắt hẳn bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn nhiều và dễ dàng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề khó khăn đó.

Trong nhà Phật, để nói đến những câu chuyện về thành công không dành cho những người không chịu vượt qua thử thách, sách Phật có một bài học rất hay như sau...

Sống là phải biết đối mặt với thử thách thì mới có được thành công

Ngày xưa có một nông dân có một miếng đất cằn cỗi, ông ta than trách: “Nếu Thiên thần để cho con điều khiển thời tiết, thì hết thảy mọi việc đều có thể trở thành tốt hơn”.

Thiên thần nói với ông ta: “Tôi sẽ cho ông thời gian một năm để ông điều khiển thời tiết, ông muốn có thời tiết như thế nào thì có thể có thời tiết như vậy”.

Người nông dân vui mừng nói: “Con muốn bây giờ trời nắng”, mặt trời liền xuất hiện.

Sau đó ông ta lại nói: “Trời mưa đi!”, trời liền mưa xuống. Suốt một năm như vậy, ông ta cứ trước thì muốn mặt trời xuất hiện, sau đó lại mưa xuống.

Hoa màu càng ngày càng tươi tốt, ông ta rất đắc ý nói: “Nay Thiên thần có thể hiểu thế nào là điều khiển thời tiết rồi!” Trước đây những hoa màu này không tươi tốt như vậy, không xanh như vậy, màu xanh không đậm như vậy.
Nhưng đến lúc thu hoạch, người nông dân mang liềm ra gặt lúa, tâm hồn ông ta chìm trong gốc rạ, bởi vì trên thân cây chẳng có gì cả.

Thiên thần hỏi ông ta: “Hoa màu của ông thế nào?”

Ông ta bắt đầu oán trách: “Rất thảm trời ơi, rất thảm!”

Thiên thần hỏi: “Nhưng không phải ngươi điều khiển thời tiết sao? Những thứ ông muốn không phải đều trở thành rất tốt sao?”

Ông ta trả lời: “Đương nhiên, đây chính là điều tôi nghi hoặc, tôi đã có nước mưa và ánh nắng như mình muốn, nhưng thu hoạch không có gì”.

Thiên thần nói với ông ta: “Nhưng từ trước đến nay ông không yêu cầu gió, mưa lớn, băng tuyết và mỗi một thứ có thể tịnh hóa không khí và làm cho thân cây thêm cứng cỏi, thêm sức chịu đựng. Đó chính là lý do hoa màu của ông không phát triển”.

Jeff Keller đã từng nói: “Mọi khó khăn, trở ngại sẽ khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta”. Ông lão nông dân vì muốn cây lúa thuận theo cách làm của ông để lớn lên mà đã làm hỏng cả một ruộng lúa. Cảnh thuận tiện tuy rất tốt, nhưng ông lại không hiểu rằng không trải qua quá trình rèn luyện, trưởng thành thì không thể phát triển hoàn thiện được.

Con người cũng vậy, quá trình trưởng thành là đau khổ, mỗi người phải tự đối diện, tự gánh vác nếu mong cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng như một câu nói mà tôi đã từng nghe “Chỉ khi bạn định hình mục tiêu một cách rõ ràng trong tâm trí, bạn mới có thể thành động để đạt được mục tiêu ấy”, hay câu nói nổi tiếng của Alexander Graham Bell “Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn gì và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi đạt được điều đó”.

Bạn thân mến, 

Khi gặp rắc rối hoặc đối diện một thử thách trong cuộc sống, thay vì hỏi: Tại sao? Sao lại là tôi? Thì bạn hãy hỏi: Mình sẽ phải làm gì? Mình sẽ làm như thế nào? Đặt những câu hỏi như thế sẽ có lợi cho ta vì ta cảm thấy bình tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với bất cứ chuyện gì. Ta dùng năng lượng và khả năng của chính bản thân để phản ứng lại với hoàn cảnh khắc nghiệt. Bởi bản thân không thể thay đổi những gì xảy đến, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình cách đối diện và vượt qua.

Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu, đó chỉ là động lực để bạn vững vàng hơn trên con đường sắp bước.

Đại dương mênh mông sẽ không thể đánh chìm một con tàu nếu nước không tràn vào bên trong nó. Cũng tương tự như thế, những khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép chúng làm thế.

Vì vậy, đừng ngại sự đau khổ trong chốc lát, vì khi đau khổ, hoàn cảnh sẽ mở ra cho bạn cơ hội để trưởng thành và điều chỉnh lại bản thân thành con người nổi bật mà bạn có khả năng trở thành.

Vạn vật trên trời đất phàm là con người hay hoa lá, cỏ cây muốn sống trên đời thì ắt hẳn đều phải trải qua những ngày tháng vất vả vươn lên để sinh trưởng và phát triển. Nếu muốn bản thân sinh ra đã hoàn hảo, giỏi giang ngay từ đầu thì là điều không thể.

Khi chúng ta gặp phải một vấn đề khó khăn , rắc rối, có thể cũng giống như bao người, ta sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, muốn từ bỏ... Nhưng sẽ thế nào nếu thay từ “khó khăn, rắc rối” ấy thành “bài học, kinh nghiệm”, bạn sẽ còn thấy khó vượt qua hay không?

Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt hơn, căng thẳng như trong một vòng đua nước rút vậy. Điều quan trọng là phải tự mình học được cách đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, lấy đó làm động lực rèn luyện bản thân ngày càng vững vàng, trưởng thành trước sóng gió để về đích nhanh nhất có thể. Với một tâm thế sẵn sàng, luôn tự tin vào khả năng vượt qua của mình, ắt hẳn bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn nhiều và dễ dàng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề khó khăn đó.

Trong nhà Phật, để nói đến những câu chuyện về thành công không dành cho những người không chịu vượt qua thử thách, sách Phật có một bài học rất hay như sau...

Sống là phải biết đối mặt với thử thách thì mới có được thành công

Ngày xưa có một nông dân có một miếng đất cằn cỗi, ông ta than trách: “Nếu Thiên thần để cho con điều khiển thời tiết, thì hết thảy mọi việc đều có thể trở thành tốt hơn”.

Thiên thần nói với ông ta: “Tôi sẽ cho ông thời gian một năm để ông điều khiển thời tiết, ông muốn có thời tiết như thế nào thì có thể có thời tiết như vậy”.

Người nông dân vui mừng nói: “Con muốn bây giờ trời nắng”, mặt trời liền xuất hiện.

Sau đó ông ta lại nói: “Trời mưa đi!”, trời liền mưa xuống. Suốt một năm như vậy, ông ta cứ trước thì muốn mặt trời xuất hiện, sau đó lại mưa xuống.

Hoa màu càng ngày càng tươi tốt, ông ta rất đắc ý nói: “Nay Thiên thần có thể hiểu thế nào là điều khiển thời tiết rồi!” Trước đây những hoa màu này không tươi tốt như vậy, không xanh như vậy, màu xanh không đậm như vậy.
Nhưng đến lúc thu hoạch, người nông dân mang liềm ra gặt lúa, tâm hồn ông ta chìm trong gốc rạ, bởi vì trên thân cây chẳng có gì cả.

Thiên thần hỏi ông ta: “Hoa màu của ông thế nào?”

Ông ta bắt đầu oán trách: “Rất thảm trời ơi, rất thảm!”

Thiên thần hỏi: “Nhưng không phải ngươi điều khiển thời tiết sao? Những thứ ông muốn không phải đều trở thành rất tốt sao?”

Ông ta trả lời: “Đương nhiên, đây chính là điều tôi nghi hoặc, tôi đã có nước mưa và ánh nắng như mình muốn, nhưng thu hoạch không có gì”.

Thiên thần nói với ông ta: “Nhưng từ trước đến nay ông không yêu cầu gió, mưa lớn, băng tuyết và mỗi một thứ có thể tịnh hóa không khí và làm cho thân cây thêm cứng cỏi, thêm sức chịu đựng. Đó chính là lý do hoa màu của ông không phát triển”.

Jeff Keller đã từng nói: “Mọi khó khăn, trở ngại sẽ khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta”. Ông lão nông dân vì muốn cây lúa thuận theo cách làm của ông để lớn lên mà đã làm hỏng cả một ruộng lúa. Cảnh thuận tiện tuy rất tốt, nhưng ông lại không hiểu rằng không trải qua quá trình rèn luyện, trưởng thành thì không thể phát triển hoàn thiện được.

Con người cũng vậy, quá trình trưởng thành là đau khổ, mỗi người phải tự đối diện, tự gánh vác nếu mong cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng như một câu nói mà tôi đã từng nghe “Chỉ khi bạn định hình mục tiêu một cách rõ ràng trong tâm trí, bạn mới có thể thành động để đạt được mục tiêu ấy”, hay câu nói nổi tiếng của Alexander Graham Bell “Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn gì và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi đạt được điều đó”.

Bạn thân mến, 

Khi gặp rắc rối hoặc đối diện một thử thách trong cuộc sống, thay vì hỏi: Tại sao? Sao lại là tôi? Thì bạn hãy hỏi: Mình sẽ phải làm gì? Mình sẽ làm như thế nào? Đặt những câu hỏi như thế sẽ có lợi cho ta vì ta cảm thấy bình tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với bất cứ chuyện gì. Ta dùng năng lượng và khả năng của chính bản thân để phản ứng lại với hoàn cảnh khắc nghiệt. Bởi bản thân không thể thay đổi những gì xảy đến, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình cách đối diện và vượt qua.

Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu, đó chỉ là động lực để bạn vững vàng hơn trên con đường sắp bước.

Đại dương mênh mông sẽ không thể đánh chìm một con tàu nếu nước không tràn vào bên trong nó. Cũng tương tự như thế, những khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép chúng làm thế.

Vì vậy, đừng ngại sự đau khổ trong chốc lát, vì khi đau khổ, hoàn cảnh sẽ mở ra cho bạn cơ hội để trưởng thành và điều chỉnh lại bản thân thành con người nổi bật mà bạn có khả năng trở thành.

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

26 tháng 12 2021

Bạn ơi viết một đoạn văn ngắn

15 tháng 3 2022

1 đoạn văn ngắn khoảng 1 mặt giấy ;v

15 tháng 3 2022

:"))nửa tờ giấy thi

26 tháng 2 2021

Tham khảo:

 Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó. Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác.

 

 

26 tháng 2 2021

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về người đi đường. Nhân vật ở trong bài chính là bác Hồ Chí Minh trong những ngày tháng gian lao cực nhọc ở trong tù. Mỗi ngày bác đều ở trong tù viết thơ.  Đây chính là bài thơ của bác khi phải đi chuyển nhà tù từ nơi này đến nơi khác.Nhiều khi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi vì phải chịu cảnh đày ải rất khổ cực: "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích... đi mãi đi mãi mà không biết đi đâu về đâu.

Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông... qua gần ba mươi nhà tù" (Trần Dân Tiên). Vì thế, câu thơ được viết lên từ một hiện thực trần trụi của một con người từng trải nên vô cùng thuyết phục. Tới câu thừa đề, nhà thơ chỉ rõ ra sự vất vả, gian lao của đường đi khó. Phải đi từ nơi này đến nơi khác đi từ núi này sang núi khác.Cảnh núi non hiểm trở, trùng điệp cứ nối tiếp nhau chạy ra xa tít tắp mà không có điểm dừng. Vượt qua được dãy núi cao chót vót, trập trùng tưởng chừng đã thoát khổ nào ngờ những thử thách mới lại tiếp tục mở ra và đang chờ ở phía trước.Sự thấm thía về những chặng đường đã đi qua và những chặng đường gian nan đang tiếp tục đi tới. Đó là cả một hành trình không chỉ đòi hỏi con người có được một sức khỏe dẻo dai mà cao hơn còn cần có một ý chí, một nghị lực bền bỉ, một tinh thần vượt khó phi thường. Và cuối cùng Bác đã nỗ lực vượt lên chính mình để đi tới đỉnh cao chiến thắng.

            Vượt qua được biết bao nhiêu là thử thách, vất vả với những chặng đường đi gập ghềnh, uốn khúc quanh co, nỗi nhọc nhằn đã lùi lại phía sau và người đi đường đã leo được lên đỉnh cao chót vót.

          Câu thơ cuối đã phác họa thành công tư thế của con người chiến thắng. Tất cả vạn vật đã bỗng chốc thu nhỏ lại vào trong đôi mắt của người anh hùng. Nỗi nhọc nhằn vất vả vừa qua đã tan biến vào hư vô, thay thế vào đó là niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự đắm chìm hồn người vào trong cảnh vật thiên nhiên. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng, của sự vượt lên chiến thắng chính mình trước những vất vả, gian khó.

           Bài thơ nói tới chuyện đường đi khó, hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ.

5 tháng 3 2021

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ. Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". - Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

1 tháng 12 2021

Tham khảo!

   Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

 

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”a. Đoạn văn trên có nội dung gì?c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả...
Đọc tiếp

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”

a. Đoạn văn trên có nội dung gì?

c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

2
12 tháng 4 2020

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

25 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.