Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 3. Tình cảm của tác giả đối với quê hương
Câu 4. Mỗi người chúng ta cần phải biết yêu quê hương, đất nước, quý trọng cội nguồn, dòng máu của bản thân.
- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.
- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo đêm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.
+ Cây tre Việt Nam
Tác giả:Thép Mới
+ Cô Tô
Tác giả:Nguyễn Tuân
+ Sông Nước Cà Mau
tác giả:Đoàn Giỏi
Câu 5:
-->Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Câu 6:
--> khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.
Câu 7:
---> Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.
- Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.
- Lòng căm thù quân xâm lược.
Câu 8:
-->Tham khảo để làm rõ các nội dung này nha:
- Tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay phải được thể hiện ở sự cố gắng gìn giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương; học tập và lao động, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
- Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.
Bài làm
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Chắc có lẽ,khi đặt bút vào những vần thơ,ý thơ đầu tiên thì kí ức cứ như ùa về một cách mãnh liệt.Như thể hiện rõ tiêu đề tác phẩm ngay hình ảnh đầu tiên,Tế Hành đã nhắc đến Quê hương với con sông thân thương,một tỉnh thuộc miền Trung,nơi hầu như quanh năm các con con sông "khoác lên mình tấm lụa xanh biếc".
Ngoài hình ảnh con sông còn là dòng nước,hàng tre.Những chi tiết đẹp đẽ gắn liền vs đất quê dân giã.Biện pháp nhân hoá,phóng đại,giúp bộc lộ cho người đọc cái nhìn,cái tưởng tượng thật kì thú về dòng nước sông trong vắt như chiếc gương,khẻ làm nền soi cho những hàng tre đung đưa với những chiếc lá được nhà thơ ví von như là "tóc" của con người.Vâng!Nhắc lại màu xanh biếc của sông,đó còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ.Tiếp tục là một hình ảnh so sánh.Đắm mình trong cảnh sông nước khá làm hữu tình,nhà thơ muốn hoá thân vào trưa hè,với những tia nắng rực rỡ,nóng bỏnh nhất "toả" khắp dòng nước trôi.Hai gam màu đối lập vàng của năng-xanh của sông như có sức sống kì diệu,ánh lên một vẻ đẹp lấp loáng như trong thơ Tế Hanh viết.Hơn hết khi khôg gian kỷ niệm hiện lên trog ngần, tỏa nắg và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người,đồng thơi mang đến sức lay độg thật mãnh liệt cho quí độc giả.
Đoạn trích trên đã thật sự để lại ấn tượng sâu sắc với những chi tiết gần gũi thân yêu của vùng quê đất Quảng_nơi chôn nhau cắt rốn của chính Tế Hành,qua đó thể hiện tình yêu,nỗi nhớ trong một tâm cảm về quê hưogw là vô cùng đậm nét.
Tế Hanh rất nặng lòng với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tác giả. Bài thơ được viết ra bằng tất cả những nỗi nhớ, niềm thương đối với quê hương mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Điều mà tác giả nhớ nhất khi xa quê, đó là con sông. Con sông nơi quê hương của ông có “xanh biếc”. Nước trong xanh, trong vắt có thể soi bóng, in bống những hình ảnh đẹp của quê hương. Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
13 tháng 8 2017 lúc 15:16
a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
Đoạn thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Sao lòng ta bỗng thấy" => Lòng ta vốn thuộc về cảm giác nhưng được tác giả vận dụng thị giác, điều đó cho thấy tác giả - nhân vật trữ tình đã mở rộng lòng mình, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa.
Nhân hóa "Thân dừa bao lần máu chảy"/ "Biết bao đau thương, biết mấy căm hờn", "Dừa đứng hiên ngang, cao vút", "Lá xanh rất mực dịu dàng" => Ý nghĩa: biện pháp tu từ cho thấy sự hi sinh, dừa đồng hành cùng con người trong chiến tranh gian khổ. Và càng trong gian khó, phẩm chất của dừa càng ngời sáng.
So sánh "Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt lấy quê hương" => Ý nghĩa: Sự gắn bó của cây dừa với mảnh đất quê hương. Cây dừa cũng như mang những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân: yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương, dù cho quê hương nghèo khó, lam lũ, gian khổ thì cũng không quay lưng lại với quê hương.
==> Biện pháp so sánh, nhân hóa đã làm nổi bật phẩm chất của cây dừa. Qua đó ta cũng thấy được bóng dáng vẻ đẹp phẩm chất của con người, của nhân dân.