AI CÓ MẪU TẢ KHU VUI CHƠI MÀ EM BIẾT KO Ạ
CHO EM XIN VÀI MẪU VỚI Ạ
(KO MẠNG HAY VĂN MẪU)
PLEASE!TRƯỚC 7H TỐI NAY EM PHẢI NỘP RÙI Ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có nhé
BÀI LÀM
300 năm trước có 1 tiểu thư nhà ngèo ăn chơi trên bãi rác. Tiểu thư tên là ngáo, con tiểu thư này ngáo vcl, học on lai thôi mà cũng phải trèo lên đỉnh của thấp ép phen để mà ngồi học bắt được nhiều sóng, chịu thật cái con ngáo này luôn. Nhà lắp 9 cái wai phai mà lên tháp ép phen bắt sóng. Hết
Chúc bạn học tốt trong kì hai sắp tới này nha
Công viên Ba Tơ Du khách đến Quảng Ngãi, không thể không ghé thăm công viên Ba Tơ ở thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Trà, nước xanh, bốn mùa êm ả chay. Những buổi sáng đẹp trời, đến công viên ta sẽ tìm thấy cám giác vui tươi và bình yên.
Từ xa nhìn lại, công viên thành phố giống như một tấm thảm nhiều màu, cây cỏ còn ướt đẫm sương đêm. Hàng dương cao vút bao bọc phía Bắc và phía Đông công viên, từng khúc nhạc reo vang trong gió. Đứng ở bờ Tây sông Trà hình ảnh những hàng cây san sát in bóng xuống dưới mặt nước trôi lững lờ. Cổng công viên nằm ở phía Nam. Bước chân vào, những lốì đi viền gạch đỏ và tráng xi măng đưa ta đến khắp các lối đi trong công viên. Dọc lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ loại hoa: hoa hồng nhung, hồng bạch, từng khóm hoa hướng dương vàng rực, hoa cúc vàng tươi... và nhiều loại hoa khác nữa khoe sắc dưới ánh nắng chói chang của sớm mai hồng. Đứng cạnh các loại hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, thật kì ảo, chúng em như lạc vào xứ sở cổ tích thần tiên. Đây là những chú nai tơ đang tròn xoe mắt nhìn du khách. Kia là những chú chim sâu đang chìa mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Chính giữa công viên là hai hòn non bộ như hình những quả núi được rừng xanh và muông thú bảo vệ. Đi về phía Tây, ta gặp hồ nước có đủ các loại cá cảnh đủ màu bơi lượn lờ quanh những bãi dâu có màu hoa tím. Tiến gần về phía Đông là hai ngọn đồi nhỏ, cỏ mọc xanh rì. Được ngồi trên đó ta có thế nhìn bao quát cảnh công viên thật thú vị. Rải rác khắp công viên là những hàng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghi chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông Trà là nhà Thuỷ tạ kiên cố với kiêu kiến trúc hoa mĩ. Đứng trên đó phóng tầm mắt ra xa ta thấy cầu Trà Khúc nằm vắt ngang qua con sông Trà và những xóm làng chạy dọc hai bên bờ thật trù phú.
Khi mặt trời lên cao, ánh mặt trời chiếu xuống mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Tất cả hương sắc và mùi vị ở đây tổng hoà thành một hương vị đặc biệt, nếu ai đó lần đầu tiên bước chân đến đây sẽ có những suy nghĩ mong ngày gặp lại.
Công viên đông vui nhất là những ngày chủ nhật, đặc biệt là buổi sáng. Du khách dến chơi, chụp hình làm kỉ niệm. Những đàn chim hót líu lo cùng các em nhò, thật rộn rã.
Em yêu công viên, nơi đây đã từng gắn bó với em và nhiều kỉ niệm thời thơ ấu. Em mong công viên thành phố quê em giữ mãi vẻ đẹp thơ mộng này.
Công viên Thủ Lệ là một nơi vui chơi, giải trí thích thú nhất của em. Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày 30-4 và 1-5, một buổi chiều, em được bố mẹ cho đi chơi ở đó, để "xả hơi" trước khi vào kỳ thi cuối cấp tiểu học của em.
Công viên Thủ Lệ có 3 cổng, 2 chính, 1 phụ. Khi qua cổng chính phía Tây, sơn màu xanh rêu, em thấy trước mặt là một đài phun nước. Sau đài phun nước, là khu vui chơi với các trò xe điện đụng, đạp vịt, nhà phao, ném bóng... Mỗi trò chơi đều có cái hấp dẫn riêng của nó. Em thích nhất là trò chơi đạp vịt, vì em có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa ăn quà vặt trên lưng vịt.
Đường dẫn vào khu chuồng thú, là những chiếc cầu xây cong cong duyên dáng. Công viên hôm ấy rất đông các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa với em. Người người qua lại tham quan rất nhộn nhịp. Từ xa, em đã nghe tiếng gầm vang khắp Công viên của sư tử, của hổ. Những con báo đốm có tốc độ phi thường và leo trèo rất giỏi nơi hoang dã, thì ở đây, lại rất ngoan ngoãn, đủng đỉnh dạo quanh khung chuồng, như muốn làm một màn chào hỏi mọi người. Những chú khỉ vui tính có cử chỉ khéo léo như người, hết tiếp nhận những quả chuối chín từ tay du khách, chia cho các con nhỏ ăn, lại âu yếm nhau, bắt chấy cho nhau, và leo trèo nhanh thoăn thoắt. Thương cho bác voi to đùng nhưng hiền lành quá, để đám côn trùng bắt nạt, quấy nhiễu. Đôi tai to như chiếc quạt và chiếc đuôi mềm dẻo cứ phải vẫy vẫy, quất đi quất lại mà không hết khó chịu. Chiếc vòi mềm mại, khéo léo như đôi tay văng đi, văng lại, thỉnh thoảng hít hít xuống đống cỏ, rồi quấn nắm cỏ vào mồm nhai. Dưới bể có khung lưới sắt kia, là những "người hùng dưới nước" – cá sấu, con bơi dưới nước, con nằm im như đống bê-tông để chìa ra những răng nanh nhọn hoắt trông gớm ghiếc. Qua khu vực thú dữ, đến khu nuôi nhốt thú gậm nhấm. Những chú chuột bạch thì loanh quanh trong một cái thùng kim loại sơn trắng. Mấy chị thỏ rừng chạy nhảy tung tăng với đàn con nhỏ trong sân chuồng thật đáng yêu. Bên kia đường nhỏ trong công viên, mấy chị nai lúc ngơ ngác, lúc cúi xuống từ tốn gặm cỏ, rồi lạnh lùng bỏ đi như đang xấu hổ với ai.
Qua một chiếc cầu để đến khu nuôi gia cầm. Ở đây, em được nghe những âm thanh huyên náo của chim hót, vịt kêu, gà gáy, và cả tiếng mấy chị gà mái gọi trống "tục!" tục!". Đẹp nhất là mấy chị công đang khoe bộ đuôi nhiều màu sắc cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của mình. Những con chim trĩ có chiếc mào đẹp đang nhảy nhót, hót líu lo trên cành. Thong thả dạo bộ về phía đền Voi Phục, em lại bị cuốn hút bởi mấy bác trung niên đang say mê nặn và bán tò he, với hình thù các con vật, hoa, lá và các đồ chơi khác nhau đủ sắc màu. Em được bố mua cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Chư Bát Giới, Yêu quái Bạch Cốt Tinh, tất cả được nặn bằng bột màu khéo léo trông thật đáng yêu.
Trời đã xế chiều, chân em cũng thấm mỏi, được bố mẹ mua cho que kem thơm mùi cốm, mút cho đã khát. Chưa hết que kem, em đã thấy hiện ra ngay trước mắt một chiếc cổng mới xây theo kiểu cổ trước đền Voi Phục, để ra phố Kim Mã. Nhìn từ phố Kim Mã, khung cảnh Công viên Thủ Lệ đẹp đến kì diệu. Mặt hồ nước trong xanh bao quanh một rừng cây xanh ngắt. Mấy "cô" thiên nga trắng điệu đà đang chở từng đôi trai gái trên lưng mình dạo chơi, đón những luồng gió mát. Nắng vàng nhạt hắt trọn lên những tầng cao của tòa nhà Khách sạn Daewoo cũng phản bóng xuống hồ nước, tạo nên một bức tranh đẹp lộng lẫy.
Em rất thích đến Công viên Thủ Lệ, vì mỗi lần đến, là một lần được khám phá bao điều bổ ích và mới lạ trong thế giới thiên nhiên. Em mong sao Công viên Thủ Lệ có nhiều thú hơn, để chúng em và các bạn nhỏ được thăm quan, chiêm ngưỡng. Và mong sao, Thủ Lệ mãi mãi sạch sẽ, xanh tươi, thực sự là "lá phổi" của Thành phố.
Lúc đó, tôi mới tám tuổi, cái tuổi còn rất nhỏ và hay mơ mộng. Niềm vui to lớn mà tôi đã dành cho bố mẹ tôi vào cái tuổi mới lớn ấy là lần đạt giải ở cuộc thi đàn toàn miền Bắc.
Lúc ấy, tôi đã đi học đàn được khoản hai đến ba năm, đã đánh được những bài khá dài và rất khó. Thầy giáo dạy nhạc của tôi lúc đó – thầy Kim Bình – có vẻ rất quan tâm với tôi. Thầy nói với tôi rằng học đàn không khó lắm đâu, chỉ cần chăm chỉ, tự tin và một chút năng khiếu âm nhạc nữa là được. Tôi học đàn chĩ vì muốn hiểu thêm về một môn nghệ thuật, yêu đời hơn, để giải trí mỗi khi căng thẳng và cũng vì tôi rất yêu đàn từ nhỏ. Tôi yêu những bản nhạc pi-a-nô thánh thót, cô đọng và đầy cảm xúc. Hôm ấy, sau khi tôi đánh thuần thục bản “Hát dưới trời Hà Nội”, thầy nói với tôi: “Thầy sẽ cho con đi thi đàn. Cuộc thi sẽ qua kì sơ khảo và chung khảo. Qua cuộc thi, thầy muốn con tự tin đế biểu diễn trước đám đông. Con thấy thế nào?”. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc mình sẽ được đi thi, nhất là ở một giải lớn như vậy. Điều đó chỉ là ước mơ đối với tôi. Nhưng đó là trước kia, còn vào nhừng lúc ấy, tôi chỉ biết hết mình lao vào tập đàn với mơ ước sẽ đạt giải. Tôi tập một ngày từ hai đến ba tiếng đồng hồ cho thuộc lòng các nốt nhạc. Cũng may lúc đó đang vào hè nên tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi. Ngày nào, thầy cũng đến tập cùng và kiểm tra bài cho tôi. Ông bà, bố mẹ luôn động viên tôi cố gắng. Mẹ còn bồi dưỡng cho tôi nhiều thức ăn ngon – mẹ cứ làm như tôi là người ốm – nên tôi càng quyết tâm hơn. Có nhừng lúc tưởng chừng như tôi đã thuần thục, nhưng đánh lại vẫn bị vấp và tôi lại tập lại. Thầy chọn cho tôi bản nhạc bài “Xe chỉ luồn kim” và bài “Con đường dưới chân anh” — nhạc của bộ phim nổi tiếng “Tây du kí”. Đôi khi tôi mỏi nhừ cả tay, nhưng nghĩ đến niềm vui của bố mẹ, sự tin tưởng của thầy, tôi lại cố gắng. Cứ như vậy rồi ngày thi cũng đến. Tôi mặc chiếc váy sa-tanh hồng, đầu cài chiếc nơ trắng. Trông tôi thật xinh. Vòng thi này chỉ là vòng thi của các thí sinh thuộc thành phố Hà Nội. Nếu qua được, vòng thi sau sẽ là vòng thi toàn miền Bắc. Tôi ngỡ ngàng bước vào hội trường. Tấm rèm xanh được dán hàng chữ trắng nổi bật dưới ánh đèn đủ màu sắc. Cuộc thi đã bắt đầu. Tôi ngồi dưới, chờ đến lượt mình, hồi hộp, lo lắng tới mức mồ hôi cứ túa ra. Cô dẫn chương trình đã giới thiệu “Tiếp theo là em Hoàng Mai Chi – học sinh thầy giáo Kim Bình của Cung thiếu nhi. Em sẽ trình bày bản “Xe chỉ luồn kim” và “Con đường dưới chân anh”. Giật mình, tôi bước lên sân khấu cúi chào, rồi bước đến bên chiếc đàn của mình. Ánh đèn làm tôi hơi lóa mắt. Tôi đánh một cách tự tin bài thi của mình. Hoàn thành bài đầu, bước xuống trống ngực tôi vẫn đập thình thịch. Tôi chờ tới cuối buổi thi. Trong đầu, tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần nếu mình bị loại. Đã tới giờ phút gay cấn nhất. Cô dẫn chương trình thông báo tên những thí sinh lọt vào vòng trong. Ôi! Có cả tên tôi!
Xem thêm: Cảm nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-caChao ôi! Tôi thật sung sướng. Thật bất ngờ! Ông, bà, bố, mẹ có biết cho con chăng? Niềm vui ấy còn kéo dài đến mấy ngày sau đó nhưng tôi đã phải lao vào tập đàn ngay, ở vòng hai này, các thí sinh còn giỏi hơn vòng trước rất nhiều, vì vậy tôi phải cô gắng. Thầy hướng dẫn tôi cách hòa âm, phối tiếng, tạo nên cho bản nhạc tâm hồn mới. Hai bản nhạc này tôi thấy đều hay. Bản “Xe chỉ luồn kim” thì nhẹ nhàng, êm dịu, mượt mà, mang âm hưởng đồng quê Việt Nam, còn bản nhạc kia thì dồn dập, lúc trầm lúc bống, diễn tả sự vật và hoạt động của bốn thầy trò trên đường đi lấy kinh. Tôi thực sự thấy vui và hứng thú khi đánh hai bản này. Cuối cùng ngày quan trọng ấy cũng đã đến. Tôi ngồi xem mọi người biểu diễn mà lo lắng vô cùng không biết mình có đánh hay được như thế không. Ông, bà, bố, mẹ tôi cũng động viên tôi, lần thi này cứ coi như là một lần thử sức mình. Tôi hồi hộp lên sân khấu. Khi tôi trình bày xong, không chỉ có những người thân trong gia đinh tôi mà còn có cả nhừng khán giả nhí, nhừng người lớn tuổi lên tặng hoa tôi nữa. Buối chiều, công bố kết quả thi. Song vì quá mệt nên tôi đã ớ nhà. Thầy giáo tội đã gọi điện thông báo tôi đã có giải. Thầy vừa cười vừa nói với tôi: “Ban Giám kháo gọi mãi không thấy thí sinh đâu, thầy đành nhận phần thướng về hộ”. Hôm đó, là một ngày tuyệt vời đối với tôi.
Ko ạ , nhưng thực sự là em rất kém toán và Kt thử toàn 5 ,6 điểm thôi ạ , em lo lắm
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
mik viết hơi dài, nên viết lại hơi lâu, bn thông cảm.
uses crt;
var a,b,x,y:integer;
//chuongtrinhcon
function ucln(var a,b:integer):integer;
var r:integer;
begin
while b>0 do
begin
r:=a mod b;
a:=b;
b:=r;
end;
ucln:=a;
end;
//chuongtrinhchinh
begin
clrscr;
readln(a,b);
x:=a;
y:=b;
if (x>0) and (y>0) then writeln(x div ucln(a,b),' ',y div ucln(a,b));
if (x<0) and (y<0) then
begin
x:=abs(x);
y:=abs(y);
a:=abs(a);
b:=abs(b);
writeln(x div ucln(a,b),' ',y div ucln(a,b));
end;
if (x<0) and (y>0) then
begin
write('-');
x:=abs(x);
y:=abs(y);
a:=abs(a);
b:=abs(b);
writeln(x div ucln(a,b),' ',y div ucln(a,b));
end;
if (x>0) and (y<0) then
begin
write('-');
x:=abs(x);
y:=abs(y);
a:=abs(a);
b:=abs(b);
writeln(x div ucln(a,b),' ',y div ucln(a,b));
end;
readln;
end.
Tham khảo nha!
Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.
Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết.
Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ.
Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.
Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú, một người bạn trung thành.
Hc tốt #
"Meo…Meo…" đấy là tiếng kêu nũng nĩu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.
Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.
Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.
Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".
Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ… Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.
Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diện viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo…meo…". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự vói cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo…meo…". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.
Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.
k mk nha
cái này mình viết thành mình bài thuyết minh còn lại bạn tự làm được khong ạ??