Khái quát và phân tích ý nghĩa của Chiếu dời đô [tham khảo mục “Em có biết”, trang 107].
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phần đầu ‘Chiếu dời dô” nói lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô là để “Đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân’. Nói một cách khác, việc dời đô là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc, thái bình cho nhân dân.
a. Mục đích và tầm quan trọng
Việc dời đô không còn là chuyện hi hữu, mà đó là những kinh nghiệm lịch sử, phản ánh xu thế phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng thời đại. Tác giả đã nêu lên những dẫn chứng lịch sử đế thu phục nhân tâm. Chuyện ở xa là chuyện bên Tàu: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Chuyện gần là ở nước ta thời nhà Đinh, nhà Lê vì chỉ “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời… ”, cứ “đóng yên đô thành” ở Hoa Lư nên dẫn đến thảm kịch: “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”… Sử sách cho biết, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp tan 12 sứ quân, năm 968 ông lên ngôi hoàng đế thì đến năm 979 nhà vua bị ám hại. Năm 981, Lê Hoàn lên làm vua, tuy đã đánh thắng giặc Tống xâm lược, nhưng năm 1005, Lê Đại Hành băng hà, thì các thế lực phong kiến, các hoàng tử… lại xung đột, tranh giành ngôi báu, loạn lạc kéo dài “trăm họ phải hao tổn” nhiều xương máu, tiền của. Cái chết của vua Lê Ngọa Triều năm 1009 đã chứng tỏ hai triều đại Đinh, Lê “không được lâu bền, số vận ngắn ngủi”. Hai triều đại Đinh, Lê phải đóng đô là do nhiều nguyên nhân lịch sử: nhà nước phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh, nạn cát cứ của các lãnh chúa hoành hành, giặc giã loạn lạc kéo dài. Do đó, các vua nhà Đinh, nhà Lê phải nuôi hổ báo ở trong nhà, phải nấu vạc dầu ở ngoài sân, dựa vào sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở vùng Hoa Lư để đóng đô và phòng thủ. Đóng đô ở Hoa Lư là một hạn chế của lịch sử của nhà Đinh, nhà Lê.
Lý Công Uẩn “đau xót” khi nghĩ về “vận số ngắn ngủi” của nhà Đinh, nhà Lê và cảm thấy việc dời đô là một việc cấp thiết “không thể không dời đô”.
“Chiếu dời đô ” trong phần mở đầu, lí lẽ sắc bén, dản chứng lịch sử là sự thật hiển nhiên, giàu sức thuyết phục lòng người. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên bao ấn tượng đẹp: “Trẫm rất đau xót vé việc đó, không thể không dời đổi
Cuốn “Lịch sử Việt Nam ” của Viện Sử học đã viết:“Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập ”…b. Đại La rất thuận lợi, rất đẹp để đóng đô.
Đại La không có gì xa lạ, là “Kinh đô cũ của Cao Vương”. Cao Vương là Cao Biền, đại quan của nhà Đường, từng làm Đô hộ sứ Giao Châu từ 864-875; năm 866, Cao Biền đã xây thành Đại La, thuộc Hà Nội ngày nay.
Đại La rất thuận tiện.
Về vị trí địa lí là “ở vào nơi trung tâm trời đất… đã đúng ngôi nam bắc đông tây
Về địa thế, rất đẹp, rất hùng vĩ: “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”.
Là một vùng đất cư trú lí tưởng cho dân cư, không “ngập lụt ”, “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
Tóm lại, Đại La là “thắng địa”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Đại La xứng đáng là “Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
2. Phần thứ hai của “Chiếu dời đô” cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn… Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình của đất nước ta, nhân dân ta, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của Lý Công Uẩn là một cống hiến vô cùng vĩ đại “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.
Sử sách còn ghi lại: khi thuyền rồng của nhà vua vừa cập bến sông Nhị Hà ở chân thành Đại La thì có con rồng vàng bay lên, vua cho là điềm tốt mới đổi tên là Thăng Long. Thăng Long là “Rồng bay lên” thể hiện thế nước và phản ánh khát vọng của nhân dân ta xây dựng Đại Việt thành một quốc gia cường thịnh có nền văn hiến muôn đời rực rỡ. Ý chí tự lập tự cường và niềm tin về ngày mai tốt đẹp được khẳng định một cách mạnh mẽ.
Về mặt văn chương, phần thứ hai “Chiếu dời đô” rất đặc sắc. Cách viết hàm súc, giàu hình ảnh và biểu cảm, những vế đối rất chính, đọc lên nghe rất thú vị, mặc dù phải qua bản dịch:
“Huống gì thành Đại La… ở vào nơi trung tâm trời đất //; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc tây đông//, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt //; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi… Thật là chôn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước //; cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời .”
3. Phần cuối nguyên tắc ‘Thiên đô chiếu” chỉ có 14 chữ, bản dịch thành 19 chữ. Nhà vua bày tỏ ý mình về việc dời đô và hỏi quần thần. Đúng Lý Công Uẩn là một người “tài trí, đức độ, kín dáo”.
“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất này để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? “
Việc dời đô của Lý Công Uẩn là một kì tích, kì công. Sau gần một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội “đất văn vật” đã trở thành thú đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa của đất nước ta.
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ dẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.
THAM KHẢO
Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Mục đích của thể chiếu khi viết ra là gì?
Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 2: "Chiếu dời đô" được sáng tác năm nào ?
Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.
Câu 3: Bố cục của bài "Chiếu dời đô" gồm mấy phần
*Bố cục bài chiếu gồm 3 phần:Từ đầu → "không thể không dời đổi": Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. – Phần 2. Tiếp theo → "đế vương muôn đời": Đưa ra lý do chính để chọn Đại La làm kinh đô.
Câu 4: Ý nào nói đúng nhất đặc điểm nghệ thuật nổi bật của áng văn chính luận "Chiếu dời đô" ?
+ Lập luận giàu sức thuyết phục.
+ Kết cấu chặt chẽ.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là gì?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là :Nghị luận
Câu 6: Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô" ?
Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô : Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh
Câu 7: Câu "Trẫm rất đâu xót về việc đó, không thể không dời đổi." xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Thuộc kiểu hành động nói nào?
kiểu câu : Trần thuật
thuộc hành động : trình bày
Câu 8: Tìm câu văn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn trong văn bản
Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Câu 9: Ttừ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô” nghĩa là gì?
Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp
bài 2
câu 1
PTBĐ : nghị luận
câu 2
Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:
- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.
- Tồn tại:
+ Càng kết nối, càng online thì con người cảng cô đơn hơn.
+ Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.
+ Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.
+ Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.
=> Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.
câu 3
- Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:
+ Khi đúng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, con người được tiếp nhận, thẩm thấu những cái hay, cái đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Chính điều đó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, cảm thấy thảnh thơi, thêm yêu cái đẹp và yêu cuộc sống.
+ Những trải nghiệm trên mạng xã hội không cho ta những cảm giác trên mà chỉ đem đến cho ta sự bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm ta trở nên nhỏ nhen, thấy mình bất hạnh, thiếu thốn. Trong một thế giới ảo hỗn độn ấy, con người không tìm thấy sự sẻ chia, quan tâm thật sự mà chỉ là sự tương tác hời hợt giữa những người xa lạ. Chính vì vậy, càng đi sâu vào cuộc sống ảo, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống trải, cô đơn mà không bao giờ có được cảm giác “đầy đặn” như khi đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn.
câu 4
Qua những cảnh báo trong đoạn trích, em rút ra bài học :
+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.
+ Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.
⟹ Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh
câu 6 THAM KHẢO
Gợi ý
– Khoa học công nghệ hiện nay càng ngày càng cho ra đời nhiều hơn những thiết bị thông minh phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Chưa bao giờ con người lại được sống giữa nhiều tiện nghi như vậy, tưởng như muốn gì là có, cần gì là được đáp ứng. Cuộc sống trở nên dễ chịu, dễ dàng. “Chất lượng cuộc sống” trở thành một cụm từ hay được nhắc đến như một “điều kiện cần” để đánh giá mức độ hạnh phúc, mức độ hưởng thụ của con người hiện đại.
– Từ thông minh trong cụm từ “thiết bị thông minh” muốn nói tói những tính năng đặc biệt, tiên tiến của các thiết bị mà con ngưòi tạo ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Mọi vật dụng mà chúng ta cần đến đềú được chế tạo hướng đến sự “thông minh”, có thể làm hộ con người được rất nhiều việc. Chúng ta có nhà thông minh, tấm lọp thông minh, vô vàn thiết bị điện và điện tử thông minh. Chiếc điện thoại quen thuộc cũng là điện thoại thông minh, ngoài các tính năng thông thường còn có những tính năng của một laptop, có thể dùng để thực hiện nhiều công việc, dù ta đang ở nơi nào…
– Sự thông minh của thiết bị thể hiện sự thông minh của con người trong hoạt động khám phá và sáng tạo. Chúng ta đang thực sự tạo ra một môi trường sống mới cho con ngưòi, đem đến một sự “bổ sung” quan trọng và cần thiết cho môi trường sống cố hữu, quen thuộc. Tuy nhiên, ở đây không phải không xuất hiện những vấn đề đáng suy nghĩ: là sản phẩm được chúng ta tạo ra, nhưng đến lượt mình, các thiết bị thông minh cũng đang nhào nặn lại chúng ta, bắt chúng ta phải thích ứng với nó, thậm chí lệ thuộc vào nó. Ta đã thấy nhiều người quá ỷ lại vào thiết bị, ít vận động, động não trong hoạt động thực tiễn. Cũng có quá nhiều bạn trẻ mắc chứng nghiện điện thoại, chỉ mải mê “giao tiếp” với điện thoại mà quên giao tiếp thực vói cuộc đời xung quanh… Do những điều đó, con người tưởng có thể làm chủ được mọi thứ mà nhiều khi lại trở nên bị động, thụ động, yếu ớt, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
– Việc sử dụng thông minh những thiết bị thông minh, vì vậy, đang trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi chúng ta. sử dụng thông minh không có nghĩa là không sử dụng hay là từ chối các tiện nghi, từ chối những tiện ích của đồ dùng. Trong thời đại ngày nay, tinh thần khắc kỉ khó có thể được đánh giá tích cực. Vậy vấn đề ở đây là phải xây dựng cho được thái độ chủ động trong việc sử dụng những phương tiện, tiện nghi làm việc. Chúng ta là ông chủ chứ không phải là nô lệ của những đồ dùng, thiết bị do chúng ta tạo rạ. Nhân cách, trí tuệ, cảm giác của chúng ta cần được xây dựng theo cả những cách cổ điển. Kho cảm giác của chúng ta về cuộc đời, kí ức của chúng ta về lịch sử không thể bị đồng hoá bởi bộ nhớ của thiết bị. Xúc cảm của chúng ta đòi hỏi được bộc lộ trực tiếp trước những đối tác, đối tượng cụ thể ngoài đời chứ không đơn thuần trước những đối tượng ảo trong thế giói ảo, dù sự phân định thật, ảo bây giờ rất tương đối do biên giới của chúng thường xê dịch không ngừng.
– Khó mà có được một chỉ dẫn cụ thể về vấn đề: Thế nào là sử dụng thông minh những thiết bị thông minh? Thiết bị vốn hết sức đa dạng và những trường hợp sử dụng thiết bị cũng hết sức đa dạng. Mỗi người, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng, trên cơ sở nhận thức được rằng: phẩm chất thông minh nơi mỗi con người luôn gắn liền với khả năng làm chủ những công việc, những .tình huống mà mình đối diện, làm chủ những thiết bị mà mình đang sử dụng nhằm đạt một kết quả tốt đẹp nào đó.
Một số tính từ khác: đỏ gắt, mặn đốt, chát xít, cao cả, chần chẫn...
→ Tính từ này thường chỉ màu sắc, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ).