K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi và em Mon đứng yên lặng nhìn đàn chim, không nói lời nào. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng nhiên, tôi thấy một con chim có vẻ đã đuối sức và rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ xòe đôi cánh, lượn quanh đứa con bé bỏng và kêu lên. Tiếng kêu của chim mẹ là lời cổ vũ cho chim non cố hết sức để bay lên. Tôi cảm thấy vui mừng vì bầy chim non đã thực hiện được chuyến bay quan trọng của đời mình.

11 tháng 9 2023

Cảm ơn cậu nha ♡

28 tháng 9 2023

Bầy chim chìa vôi đã bay lên , tôi thấy mặt trời như nhanh hơn mọi ngày và mưa đã ngột ngạt tạnh hẳn . Bỗng một con chim đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Tôi và anh Mên hết sức lo lắng, hồi hộp. Nhưng rồi đôi khi khi đôi chân mẹ sẽ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp chuyển quyết định. Tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao Tôi im lặng nhưng nín thở , chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non .  Chúng đã thực hiện xong chuyến bay đầu tiên quan trọng nhất trong đời . Cuối cùng chúng ta đã hạ cánh bên một húng dứa dại bờ sông, hai anh em tôi vẫn đứng không nhúc nhích

17 tháng 9 2018

Vào thế kỉ XV, dưới ách đỏ hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược tới tận xương tuỷ. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy lực lượng còn yếu. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần dẹp giặc.

Một đêm nọ, ở Thanh Hoá có người dân chài tên là Lê Thận đi đánh cá. Sau hai lần quăng chài, Thận đều kéo được một thanh sắt. Lần thứ ba cũng vậy. Xem kĩ, Thận mới biết đó là lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Sau đó, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi vào thăm nhà Thận, đột nhiên lưỡi gươm loé sáng. Lê Lợi cầm xem, thấy hai chữ Thuận Thiên, nhưng không biết đó là gươm quý. .

Một lẩn bị giặc đuổi, lúc chạy qua khu rừng, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra trên ngọn cây cao. ông trèo lên thì phát hiện đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi giắt chuôi gươm vào thết lưng và giữ gìn cẩn thận. Ba ngày sau, Lê Lợi kể cho mọi người nghe chuyện này. Lê Thận đem lưỡi gươm của mình ra xin tra vào chuôi gươm thì vừa như in. Mừng rỡ, Lê Thận kính dâng thanh gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi.

Từ ngày có gươm thần, khí thế nghĩa quân tăng lên rất mạnh, xông xáo tung hoành tìm giặc, đánh đâu thắng đó. Quân Minh bạt vía kinh hồn phải rút chạy. Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược.

Một năm sau ngày chiến thắng, vua Lê dạo chơi bằng thuyền trên hổ Tả

Vọng. Bỗng một con Rùa Vàng rất lớn nhô mình lên khỏi làn nước xanh. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nổi hẳn lên mặt nước và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua Lê rút gươm thả vềphía Rùa Vàng. Rùa đớp lấy và lặn nhanh xuống nước.

Một vệt sáng vẫn còn le lói dưới hồ sâu.

Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay hổ Hoàn Kiếm.

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ  là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc  Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện  quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng  lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

~HOk tốt~

24 tháng 4 2024

sự tích hoa cúc trắng kể bằng lời của mình

 

30 tháng 7 2018

đề 2 lần trước mik có tự làm trên lớp để nộp cô nè...mik cg có thể cho bạn hướng làm văn của mik nếu bạn muốn..liên lạc với mik nha!!!

30 tháng 7 2018

bạn có thể bày cho mình được ko ?

19 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

 

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

 

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

 

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

 

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

 

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.

 

Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

19 tháng 10 2021

Tham khảo

 

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.

 

Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

2 tháng 11 2024

Tình mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào."
           Cứ mỗi lần nghe câu hát này, em lại nhớ đến mẹ. Mẹ là người luôn yêu thương, che chở cho con cái. Tình yêu và công ơn trời biển của mẹ không bao giờ ta có thể đền đáp nổi. Vì vậy, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một trong những câu chuyện nói về sự hiếu thảo của con cái đối với mẹ mà em rất xúc động mỗi khi đọc.
       Ngày xưa, có hai mẹ con sống với nhau trong một túp lều rách nát. Buồn thay, mẹ cô ngã bệnh nặng. Một hôm, dường như không chịu nổi, bà gọi cô đến bảo:
           - Mẹ thấy mệt quá. Con đi tìm thầy thuốc cho mẹ.
        Cô bé liền đi tìm ngay. Trên đường vào rừng sâu, cô ngồi khóc vì tìm mãi chưa thấy ai chữa bệnh được cho mẹ thì một ông cụ tóc bạc phơ hiện lên. Ông hiền từ nhìn cô bé và hỏi:

         - Cháu ơi! Sao cháu lại khóc?

         - Dạ thưa ông, cháu đi tìm thầy thuốc cho mẹ ạ. Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm!

         - Ta là thầy thuốc đây. Giờ cháu dẫn ta tới nhà, ta sẽ khám cho mẹ cháu.
          Cô bé vui mừng, dẫn ông về nhà. Về đến nơi, ông bảo cô:
         - Cháu vào rừng, tìm cây cổ thụ thật to, hãy hái những bông hoa màu trắng trên đó. Mỗi bông có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
Vì lo cho mẹ, cô cứ đi hoài, đi mãi đến khi đôi chân đã rã rời thì cô đã thấy được cây cổ thụ cành lá sum suê. Dưới gốc cây, mọc lên những bông hoa màu trắng rất thơm, rất đẹp. Cô mừng rỡ, chạy đến bên hoa, hái rồi đếm:

          - Một, hai,... Trời ơi! Bông hoa ít cánh thế này, mẹ chỉ sống được chừng này ngày nữa sao?

Cô bé nhớ lời ông cụ dặn, cô dùng tay xé từng cánh hoa thành nhiều sợi. Mỗi sợi bỗng biến thành một cánh hoa trắng muốt, xinh xinh. Cứ thế, bông hoa cô tìm được có thêm rất nhiều cánh.

          Cầm bông hoa trắng xinh , cô chạy nhanh về nhà.  Trở về nhà, cô thấy cụ đã đứng chờ ở cửa, cười và bảo với cô bé:
          - Mẹ cháu đã hết bệnh rồi. Đó là nhờ sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu đấy.
Cô mừng vui gọi mẹ từ ngoài ngõ. Mới bước vào, cô đã thấy mẹ tươi cười, khoẻ mạnh đón cô. Cô ôm chầm lấy mẹ, hạnh phúc vô cùng.

Từ đó về sau, người ta gọi bông hoa đó là hoa cúc trắng, biểu tượng của lòng hiếu thảo của con đối với mẹ.

           Qua câu chuyện, ta thấy được sự hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ. Mẹ là người sinh thành ra chúng ta, ta cần biết yêu thương, vâng lời khi vẫn còn mẹ bên cạnh chăm từng bữa ăn, lo từng giấc ngủ. Mẹ yêu con bao la như biển cả, tình yêu đó ta không thể đền đáp hết được. Người xưa đã có câu:
                         "Ai còn có mẹ xin đừng làm mẹ khóc
                           Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không".

2 tháng 11 2024

tick cho minh nha

 

7 tháng 9 2023

Có 2 đoạn, bạn có thể chọn Mon hoặc Mên và đã có sẵn từ ghép, từ láy ở 2 đoạn mà bạn có thể tìm và trình bày:
Nhân vật Mon trong câu chuyện được miêu tả là tò mò, ham hiểu biết, vô tư và hồn nhiên. Mon hỏi những câu hỏi về chim chìa vôi non, chỉ ra sự quan tâm và lòng tốt của mình đối với chúng. Mon không ngại tìm hiểu và thể hiện sự tò mò bằng việc đặt câu hỏi như: "Chúng có ăn được hến không?" và "Bố mẹ chúng đi đâu?". Mon không chỉ tò mò mà còn mang tính chất vô tư và hồn nhiên khi rủ Mên đi tìm thức ăn cho chúng. Mon không có mục đích đen tối hay động cơ tự lợi mà chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc cho bầy chim chìa vôi non.

Trong khi đó, nhân vật Mên được miêu tả là giải thích cho Mon hiểu và đồng tình với Mon trong câu chuyện. Mên không chỉ đáp ứng những câu hỏi của Mon mà còn giải thích cho Mon hiểu về con chim chìa vôi non. Hành động này cho thấy sự tận tụy và lòng tốt của Mên. Mên không chỉ là người thông minh mà còn là người có lòng nhân ái, đồng cảm và quan tâm đến những nhu cầu của Mon. Mên đồng tình với Mon bằng cách tham gia cùng Mon đi tìm thức ăn cho chim chìa vôi non và ý tứ quỳ xuống bên cạnh tổ chim để bầy chim không bị sợ hãi.