Câu 2: Biện pháp phòng chống bệnh ngoài da: ghẻ lở, bỏng do nước sôi,...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da
Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.
Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
Khi mắt bệnh cần điều trị kịp thời
Nguyên tắc chung phòng chống các bệnh ngoài da: Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường; chữa bằng thuốc đặc trị theo chỉ định của y, bác sỉ.
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da.
- Da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Da xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván...
-Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da => nếu da của bạn sạch nó có khả năng tự diệt 85% vi khuẩn trên da ngăn ngừa các bệnh ngoài da, ở da bẩn khả năng diệt khuẩn 5 %
-Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da => cơ thể yếu da nhạy cảm dễ bị nhân tố môi trường tác động : tia tử ngoại, nấm...
-Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng => do da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.
-Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng: giảm thiểu lượng vi khuẩn trong không khí cũng là bảo vệ làn da của chính bạn
_ Da bị xây xát sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
_ Các biện pháp bảo vệ da
. Thường xuyên tắm giặt, thay quần áo
. Tránh để da bị xây xát
. Thường xuyên rửa mặt và giữ vệ sinh cá nhân
_ Các biện pháp phòng chống bệnh về da :
. Không mặc đồ ẩm ướt
. Không dùng chung khăn mặt hay đồ dùng cá nhân với người bệnh
. Giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở, nơi công cộng
. Tránh để da bị xây xát
. Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời
* Chúc bạn học tốt !!!
Điều trị ghẻ phải điều trị cùng lúc những người thân (người sống cùng nhà) có cùng triệu chứng ngứa, có thể sử dụng thuốc thoa hoặc thuốc uống:
Cần dùng thuốc theo c hỉ định của bác sĩ
Các thuốc điều trị ghẻ ngứa thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt hay thuốc uống nhưng nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn sử dụng đúng phương pháp.
Cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:
Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT…rất nguy hiểm.
Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.
Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.
Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.
Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.
- Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
- Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian
Khi da bị bẩn, ẩm, xây xát dễ bị nhiễm những bệnh:
A. Ghẻ lở, lang ben, hắc lào.
B. Hắc lào, bỏng, nấm.
C. Uống ván, mụn nhọt, ghẻ lở.
D. Kí sinh trùng, nấm, uốn ván.
Câu 5:
a.
Viêm da mủ: do vệ sinh kém
Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.
Viêm da do virus: do virus gây bệnh
b.
- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da
- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
Câu 6:
a.
- Hệ thần kinh được chia thành:
+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.
b.
| Vị trí | Chức năng |
Tủy sống | Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống | Tủy sống có 3 chức năng chính là: - Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động. - Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể. - Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
|
Dây thần kinh tủy | Khe giữa hai đốt sống | - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng. - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
|
Trụ não | Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. | - Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa). - Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).
|
Tiểu não | Nằm ở phía sau trụ não. | Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. |
Não trung gian | Nằm giữa trụ não và đại não. | - Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên. - Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
|
Đại não | Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não. | - Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức. + Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp. + Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
|
1. Không tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ
Vì đặc điểm là chúng có thể lây lan nên khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với những người mang bệnh như ngủ chung giường sẽ khiến cho chúng ta có nguy cơ bị lây nhiễm. Cũng vì điều này mà ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục.
2. Tránh tiếp xúc gián tiếp với người bị bệnh ghẻ
Không chỉ có khả năng lây lan trực tiếp mà khi chúng ta sử dụng chung những vật dụng hàng ngày với người bị bệnh, nó cũng sẽ gián tiếp gây bệnh cho chúng ta. Những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại như dùng chung lược, khăn tắm, quần áo, nhà tắm… sẽ là cơ hội để ghẻ ký sinh lên cơ thể người đang khỏe mạnh và gây bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp bản thân tránh khỏi nguy cơ này là sử dụng riêng các vật dụng hàng ngày.
3. Giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ
Tắm rửa thường xuyên làm giảm nguy cơ bị ghẻ
Cơ thể của chúng ta, nhất là vào những ngày nắng nóng sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể ẩm ướt, cộng thêm những khói bụi ngoài môi trường dính vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và vi nấm tấn công. Vì thế bạn cần tắm rửa hàng ngày thật sạch sẽ, giặt quần áo thật sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra bạn cũng cần phải vệ sinh tay chân của mình thường xuyên, nhất là khi hoạt động ở những vùng lầy, bẩn.
4. Vệ sinh không gian sống thường xuyên
Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn là những điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng ghẻ tồn tại và phát triển. Do đó bạn cần thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, giặt sạch chăn chiếu, phơi nắng cho hong khô, tránh để nước bị tù đọng lâu ngày. Những nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm bạn cũng nên tránh xa.
5. Cần chú ý trong ăn uống hàng ngày
Để có một cơ thể khỏa mạnh, có hệ miễn dịch tốt chống lại bệnh tật thì bạn cần lưu ý hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn. Cần ăn chín uống sôi và dùng nguồn nước sạch để nấu nướng và sinh hoạt. Bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin C và A, uống nhiều nước… những cách này sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh có thể ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh khác nhau.
6. Vận động mọi người thực hiện các biện pháp phòng tránh
Ghẻ là căn bệnh có thể lây lan thành dịch, do đó việc tuyên truyền vận động mọi người cùng áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh là điều cần thiết. Điều này sẽ khiến cho bệnh không thể lây lan mạnh mẽ từ đó cũng có thể góp phần bảo vệ bản thân mình.
Trên đây là những biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ mà chúng tôi gợi ý cho các bạn. Nếu như bạn có thể thực hiện được những biện pháp này thì nỗi lo bệnh ghẻ sẽ không còn là vấn đề nữa rồi. Chúc các bạn luôn khỏe!
Để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân. Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.
Đáp án B
Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là luôn vệ sinh da sạch sẽ
- Tắm giặt sạch sẽ, vệ sinh cơ thể thường xuyên.
- Sống ngăn nắp, gọn gàng, thường xuyên dọn dẹp khu vực môi trường sống.
- Không đi chân đất nơi đất bẩn, không chơi với những vật sắt nhọn để không bị thương.
- Không đụng vào những nguồn nước sôi.