viết đoạn văn ngắn chia sẻ cảm nghĩ của em về một sản vật của hà nội
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
THẠCH SANH
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài kể về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện. Khi đọc câu chuyện, tôi cảm thấy rất xúc động thương cảm trước cảnh chia tay của hai anh em khi phải chia búp bê và khi chia tay cả mái trường, thầy cô.
Hai nhân vật chính trong truyện chính và Thành và Thủy. Cha mẹ của Thành và Thủy ly hôn, hai anh em buộc phải chia tay nhau. Cả Thành và Thủy đều không muốn điều này. Trước đêm chia tay Thành và nghe đến tiếng nức nở, tức tưởi của em. Thành chỉ dám cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, mà nước mắt cứ tuôn.
Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy từng mang kim chỉ ra để vá áo cho anh. Do hồi đó, anh đi chơi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, sợ mẹ mắng nên thủy để vá áo. Từng mũi kim thoắt thoắt của em mà Thành cảm nhận được. Chiều nào Thành cũng đón em cùng nắm tay và trò chuyện rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây, hai anh em phải chia tay nhau. Đến khi phải chia những con búp bê. Thành thương em nên để lại hết đồ chơi cho em từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không quan tâm đến những món đồ chơi đó. Chỉ khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì Thủy lại không muốn chia rẽ chúng. Hai con búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy. Cả hai đều không muốn phải chia ly. Khi Thành dẫn em đến trường chia tay cô gái và các bạn. Cô giáo nhìn thấy Thủy đứng ngoài lớp. Cả lớp ai cũng thương em khi biết đến hoàn cảnh của Thủy. Cô tặng Thủy quyển vở và cây bút màu có nắp vàng. Nhưng Thủy không nhận vì em không được đi học nữa. Khi nghe đến vậy ai cũng bàng hoàng, rồi thương cho Thủy. Từ trường trở về, Thành và Thủy đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.
Câu chuyện nói đến tình cảm của hai anh em Thành và Thủy để cho chúng ta thấy tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình vô cùng thiêng liêng. Sự chia tay của những con búp bê ngây thơ, vô tội cũng giống như Thành và Thủy. Nhưng rồi Thủy vẫn quyết định để lại hai con búp bê để chúng không phải xa nhau như hai anh em.Câu chuyện để lại cho chúng ta bao suy nghĩ về vai trò của người lớn, lỗi lầm của người lớn mà để những đứa trẻ phải gánh chịu.
Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện nhắc nhở chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng hạnh phúc gia đình. Nó là mái ấm của mỗi chúng ta.
Em tham khảo nhé:
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich fromm đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.
Em tham khảo nhé:
Đối với mỗi cuộc đời con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ – dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.
Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ.
Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”. Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành , năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập…Đặc biệt mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết “Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp".
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
Em rất thích sản vật phố cổ của Hà Nội, đặc biệt là những chiếc áo dài truyền thống. Khi nhìn thấy những chiếc áo dài lấp lánh trên các tủ kính của các cửa hàng ở phố cổ, em cảm thấy như đang đắm mình trong vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam. Áo dài là biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Nó không chỉ là một món đồ để mặc, mà còn là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Em rất tự hào vì áo dài là một trong những sản vật du lịch nổi tiếng của Hà Nội, nó giúp thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của quê hương em.
Từ xưa, các cụ nhà ta đã có câu
"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn"
Theo các bậc cao niên kể lại, cốm làng Vòng bắt đầu từ cách đây cả ngàn năm. Một hôm khi sữa lúa bắt đầu đọng hình, cây lúa uốn câu thì chợt trời mưa bão tầm tã. Đê vỡ, nước sông tràn vào, nhấn chìm đồng ruộng trong nước sâu. Khắp nơi mất mùa, đi kém rập rình, than khóc vang trời. Những người không nỡ để công sức bao tháng ngày của mình bị đổ hết đi, họ liền ra các ruộng lúa đã ngã rạp, mò lấy những bông lúa non, về đem rang khô ăn dần chống đói. Thật may là cái thành phẩm có phần bất đắc dĩ đó, không những cứu nạn cả làng mà còn có vị rất hấp dẫn, ngọt ngọt, dẻo dẻo lại thơm lạ thơm lùng. Vì thế, mỗi năm khi lúa bắt đầu tròn hạt, người dân làng Vòng lại cắt lúa về để ăn lai rai cho vui miệng.