K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2023

Tham khảo

Em phản đối hiện tượng các bạn trẻ lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp. Tuy việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

6 tháng 1 2023

Tiếng nói có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người.  Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. 

27 tháng 4 2021

* Ý nghĩa của việc học:

+ Đối với bản thân: có thêm những tri, kiến thức mới, phát triển trí tuệ một cách toàn diện, tự tin bước vào cuộc sống

+ Đối với gia đình: học để có kiến thức , xây dựng một gia đình ấm êm

* Suy nghĩ về các hiện tượng bỏ học, trốn học:

+ Những trường hợp này đáng bị phê phán

+ Làm tốn công sức, tiền của lao động mà bố mẹ làm ra

+ Bản thân họ sẽ bị tụt lùi với xã hội

+ Tạo ra một xã hội không văn minh

27 tháng 4 2021

Biết đc thế là tốt

haha

Trong hành trang bước vào đời, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Để bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc của một số nước trên thế giới, nhân dân ta đã nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập nên mới có câu: ”Đá mài mới sắc, người có học mới nên”, coi đó là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường học vấn mà mỗi chúng ta sẽ trải qua. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, có một bộ phận không nhỏ học sinh thường hay lơ là, chán học vì không định hướng được tương lai và sự nghiệp cho bản thân, đặc biệt là không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Song điều cơ bản vẫn là thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chính chắn do không xác định rõ mục đích của việc học. Trước thực trạng đáng buồn này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của riêng mình.

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc lơ là, chán học. Trong khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tri thức ngày càng được nâng cao, thì trình độ học vấn là tiền đề để đưa chúng ta đến với sự thành công. Vậy tại sao nhiều học sinh hiện nay lại không quan tâm đến việc học? Có ý kiến cho rằng việc lười học là do chương trình học quá nặng, hay nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nhưng đối với tôi đấy chưa phải là nguyên nhân thuyết phục. Việc chán học là do ý thức học tập của mỗi người, không có tinh thần cầu tiến, vươn lên trong học tập, mặc dù bạn học yếu nhưng khi bạn có sự nổ lực, vượt khó tôi tin bạn sẽ làm được những điều mình ước mơ vì tôi luôn tâm đắc với câu:” Dốt đến đâu, học lâu cũng biết”. Học tập không chỉ giúp chúng ta trau dồi kiến thức bản thân mà còn giúp ta rèn luyện tư cách và phẩm chất đạo đức của mình.

Đa số học sinh hiện nay do chạy theo xu hướng thời thượng của xã hội, đua đòi theo những cái mới mà quên chuyện học tập thậm chí có nhiều bạn còn có ý định nghỉ học. Do không đủ kiến thức, kĩ năng sống nên bị một số đối tượng xấu của xã hội lôi kéo, xúi  giục dẫn tới việc không còn hứng thú trong học tập.

Ngoài những nguyên nhân tôi vừa nêu trên còn có một số tác động khác từ gia đình và xã hội làm một số bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi đi học. Đâu đó vẫn còn những gia đình không thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đến việc học hành của con em mình, không có biện pháp giáo dục để giúp con em mình tiến bộ hơn.

7 tháng 1 2020

Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

14 tháng 4 2020

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,...Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

27 tháng 1 2022

tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy trong học sinh, kiên quyết không để các loại ma túy xâm nhập vào trường học.

27 tháng 1 2022

Hiện tượng này phản ánh những dân chơi ma tuý thường  dụ dỗ những em học sinh ham chơi, lười học

Là học sinh em cần : Không nên tiếp xúc với những người nghiện ma tuý, không cầm những đồ lạ như bột màu trắng ( có thể là ma tuý )

31 tháng 8 2023

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp.

Có thể nói, thay đổi của giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu vì các bạn dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen.

Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc smartphone là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế.

Đối với các bạn trẻ, việc sử dụng ngôn ngữ riêng biệt như thế này cũng có những tác dụng nhất định như rút ngắn được thời gian khi gõ phím hay trò chuyện, khi trò chuyện. Đồng thời, nó cũng tạo điểm nhấn riêng cho mỗi cuộc nói chuyện cũng như làm tăng lên cá tính của các bạn. Thế nhưng, các bạn không thể lường trước được những hậu quả của từ việc sử dụng ngôn ngữ như vậy. Thứ nhất, nó làm méo mó đi sự trong sáng của tiếng việt, tiếng dân tộc thiêng liêng. Nó tạo nên một thói quen không tốt trong tác phong sinh hoạt hằng ngày nói chung và trong giao tiếp nói chung. Thứ hai, nó khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu, thậm chí là khó chịu khi phải tiếp xúc với những loại ngôn ngữ như vậy. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo thành một trào lưu, một tác động xấu làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội…

Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng giới trẻ sử dụng ngôn ngữ 1 cách sai lệch như vậy? Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta có thể nhắc tới là sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội. Thông qua việc giao tiếp tràn lan, mất kiểm soát trên các trang mạng xã hội, ngôn ngữ teen code nhanh chóng trở thành một thứ “mốt” thời thượng của các bạn trẻ. Họ bị ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè và các sản phẩm trên mạng. Bên cạnh đó, tâm lý học theo, tâm lý theo số đông lại càng khiến cho teen code tác động sâu vào các bạn trẻ. Cùng với đó, gia đình và nhà trường vẫn chưa có sự quan tâm sát sao đối với con em trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

Còn đâu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo lời dạy của Bác Hồ vẫn căn dặn chúng ta. Vẫn biết rằng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người cần phải đổi thay và phải tiếp thu những cái mới. Nhưng ngôn ngữ của teen thì ngày càng đi ngược lại với thuần phong mỹ tục tốt đẹp mà cha ông ta đã bao nhiêu đời nay vun đắp, xây dựng. Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, tiếng lóng, hay những từ những câu thiếu văn minh lịch sự là điều đáng phê phán, đáng lên án. Việc sử dụng những ngôn ngữ có biến đổi để phù hợp với giới trẻ nên được kiểm soát, để tránh tình trạng lạm dụng và làm mất đi cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Các bạn teen cần biết đâu là tốt, đâu là xấu; cần phân biệt được sự sáng tạo và sự biến đổi theo hướng thụt lùi. Người lớn cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, uốn nắn, răn dạy để bọn trẻ có hướng đi đúng với xã hội.

Ngoài ra các cơ quan chức năng, cơ quan văn hóa cũng nên có những biện pháp, những hướng xử lý đối với các bộ phận teen đang ngày càng làm mất đi cái hay của tiếng mẹ đẻ. Có như vậy, thì ngôn ngữ mới không bị biến đổi theo hướng tiêu cực như ngày hôm nay.

Thầy cô – những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Bản thân thầy cô cũng cần sử dụng những ngôn ngữ có tính chuẩn mực cao. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.

Nhà trường cần định hướng cho sinh viên những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, tổ chức những cuộc thi, tạo môi trường tích cực, phát huy cũng như khích lệ tinh thần học hỏi để các em nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những sinh viên đi ngược lại xu thế đó.

Trước thực trạng đó, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Nhà trường và xã hội phải có những phương pháp giáo dục cụ thể để định hướng các bạn học sinh biết được tác hại của teen code cũng như bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Gia đình cũng cần sát sao hơn với con cái, trao đổi, tâm sự với con cái nhiều hơn để biết được những thay đổi tâm sinh lý của con. Mỗi người hãy là một tấm gương trong giao tiếp để các bạn thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Bản thân các bạn trẻ cũng phải có ý thức trong việc rèn luyện và bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ cũng như trau dồi khả năng ngoại ngữ thật tốt.

Tiếng Việt là thứ tiếng trong sáng và vô cùng ý nghĩa với mỗi con người. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt cũng chính là trau dồi bản thân cũng như thể hiện tình yêu nước. Giới trẻ cần có nhận thức đắn hơn trong việc trau dồi bản thân cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ

a) Cách thức

- Phân tích dẫn chúng là thao tác chi nhỏ, diễn giải, nhận xét về dẫn chứng đã nếu để người đọc hiểu rõ về nội dung của dẫn chứng và ý nghĩa của chúng trong việc soi sáng cho lí lẽ, luận điểm mà người viết đang muốn thuyết phục. Thông thường, có thể nêu dẫn chứng trước rồi phân tích sau. Ví dụ:

“Một trăm năm trước đây, một người Mỹ vĩ đại, người mà tư tưởng của ông, chúng ta vẫn đang tiếp nối, đã kí Tuyên ngôn Giải phóng con người. Sự ra đời của sắc lệnh quan trọng này như ánh lửa hiệu cho hi vọng của hàng triệu nô lệ da đen, những người đang bị thiêu đốt trên ngọn lửa của sự bất công đáng khinh miệt. Nó ra đời như binh minh rộn rã chấm dứt đêm trường nô lệ ".

(Tôi có một giấc mơ. Mác-tin Lu-thơ Kinh)

Cũng có khi việc nêu và phân tích dẫn chứng lồng vào nhau. Ví dụ:

“Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết then. Làm tưởng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để dãi yến nguy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển: hoặc vui thú ruộng vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mô tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mèo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quỷ nghìn vàng khôn chuộc; và lại vợ bầu con dịu, việc quân cơ trăm sự ích chi tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, cho săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thủ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”.

(Hịch tướng sĩ  - Trần Quốc Tuấn)

- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch, từ đó, có nhận thức và hành động đúng. Nội dung bác bỏ là những luận điểm hoặc lí lẽ, dẫn chứng hay cách thức lập luận của đối tượng. Cách thức bác bỏ là dùng thực tế hoặc phép suy luận.... để chỉ ra, phân tích cái sai hoặc điểm tồn tại, hạn chế của luận điểm, luận cứ hoặc lập luận. Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, dùng mực, lịch sử, cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bảo bỏ, phủ nhận tất cả. Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung. tránh nói quá hoặc nói chưa tới.

7 tháng 11 2021

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

2 tháng 11 2024

tui la gayyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy

 

 

 

 

4 tháng 2 2022

giúp mình với

4 tháng 2 2022

Tham khảo nhé :

a. 

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục…

 Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ

b.

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề.

II. Thân bài

1. Giải thích

Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp.

2. Chứng minh

* Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ.

* Tác hại:

- Đối với người nói:

Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp.Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân.Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh.

- Đối với người nghe:

 Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện.Có cái nhìn ác cảm với người đối diện.Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết.

- Đối với toàn xã hội: Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng.

* Nguyên nhân:

- Khách quan: Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân

- Chủ quan: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói.

Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh.Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấuThể hiện bản thân mình trước mọi người.Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.

- Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự.

- Giải pháp:

Tuyên truyền vận động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã.Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề.Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết sử dụng lời nói có văn hóa trong giao tiếp. 

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp.

 

c.

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.