Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
My favourite book is How to Win Friend and Influence People. This book is written by Dale Carnegine - a world famous orator and orator. This book has about 400 pages. This is a famous book that is read by many people. It's about the art of dealing with people to win favors.How to Win Friends and Influence People has 4 parts. Part one talks about the art of behaving. Part two is about ways to make people feel good. Part three is twelve ways to guide others to your thoughts. And finally part four teaches us how to transform others without engendering hostility or resentment. This is an extremely useful book to help you easily achieve communication success.
@Bảo
#Cafe
Tham khảo :
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao. Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao. Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.
Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…
CÁCH VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH
09 Tháng Tám 201720744 lượt đọc
Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.
Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.
Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).
Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và
CÁCH VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH
09 Tháng Tám 201720744 lượt đọc
Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.
Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.
Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).
Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và
Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.
Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.
Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.
Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.
Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.
Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đọc sách. Từ bác nông dân, các em nhỏ, đến học sinh, các thầy cô giáo hay cả các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học… Dù là ai đi nữa thì mỗi người sẽ dành riêng cho mình cuốn sách hay nhất. Có người chọn giữ riêng cho mình cuốn sách đó nhưng cũng có những người chọn giới thiệu cho mọi người cùng đọc, cùng yêu thích cuốn sách đó. Người ta nói: “ Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” . Vì vậy, đến với cuộc thi “ Giới thiệu sách” em xin giới thiệu với mọi người cuốn sách “ Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng”, cuốn sách đã để lại cho em những ấn tượng khó phai.
Cuốn sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” bìa mềm, có màu đỏ, chữ màu vàng và đen nổi bật đã cuốn hút em ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bìa sách ấn tượng với hình ảnh ba người đàn ông, một người trẻ với bộ quân phục màu xanh giống với hình ảnh người chiến sĩ công an, người thứ hai là một thanh niên gầy guộc và người còn lại là một người đàn ông đã già đeo mắt kính, vầng trán có nhiều nếp nhăn. Mặt sau cuốn sách giới thiệu về những cuốn sách nằm trong bộ “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam”, như: Hoa mẫu đơn, Bình minh trong ánh mắt, Khung cửa chữ, Nẻo khuất…
Cuốn sách này do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành tháng 7 năm 2007. Đây là tuyển tập những câu chuyện hay trong cuộc thi viết chuyện ngắn về Nhà giáo Việt nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được Bộ giáo dục và đào tạo, Hội nhà văn Việt Nam, Công đoàn giáo dục Việt Nam và nhà xuất bản Giáo dục Việt nam phối hợp tổ chức.
Cuốn sách có khổ 13×20,5 cm cầm vừa tay, dày 252 trang với bốn phần rõ ràng. Phần đầu tiên là lời mở đầu nói về cuộc thi viết truyện ngắn về Nhà giáo Việt Nam và lời giới thiệu về bộ sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam”. Phần ba cũng chính là phần chính nhất của cuốn sách gồm 22 câu chuyện của 22 tác giả khác nhau với những thông điệp khác nhau; các câu chuyện đã phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu, vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng trong cuộc sống học đường, nhưng tất cả có chung một tấm lòng nhân hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu và cảm thông chia sẻ. Phần cuối là phần mục lục phần hầu như cuốn sách nào cũng có, phần này giúp cho người đọc theo dõi bố cục cuốn sách một cách tổng quát nhất.
Trong 22 câu chuyện có câu chuyện “Vằng vặc một tấm lòng” của tác giả Đỗ Hữu Minh nằm ở trang 103-112 của cuốn sách, tên câu chuyện được sử dụng làm tựa đề cho cuốn sách chắc hẳn đó là một ý đồ của nhà biên soạn sách. Truyện viết về sự kính trọng và tình cảm của Giang, một trong những học trò của thầy Tâm, một người thầy trong suốt quãng thời gian đứng trên bục giảng luôn tận tâm với nghề. Thầy Tâm đã nuôi nấng dạy bảo Giang khi cậu còn là cậu trẻ mồ côi cha mẹ. Và giờ đây, khi đã trở thành một chiến sĩ công an thực thụ, Giang vẫn không quên ngày Nhà giáo Việt Nam. Giang vẫn về thăm người thầy đã nuôi Giang khôn lớn. Còn Ninh, ngày nào còn là một cậu học trò nghịch ngợm, luôn khiến thầy Tâm phải phiền lòng giờ cũng đã trở thành người công an. Tất cả là nhờ tấm lòng cao cả của thầy Tâm, sự nhân ái của thầy đã khiến Nam cậu thanh niên đã từng sa đà vào con đường ma túy đã dám đứng ra chịu tội trước pháp luật. Một câu nói của thầy “ Cuộc đời ai cũng có những lúc sa ngã, nhất là tuổi thơ đã bị cơn sốt của cuộc đời. Biết lỗi con hối lỗi là tốt”. Điều đó cũng đủ để thấy được sự nhân ái bao dung của thầy Tâm, người thầy biết bao thế hệ yêu quý. “Tất cả cùng chuẩn bị để ngày mai nữa trở lại trong niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc hơn”. Một câu kết rất ý nghĩa: “ Đúng, sự chia tay ngày hôm đó của Nam và thầy Tâm, rồi khi trở lại sẽ đứng vững hơn trên con đường của một người có tấm lòng và sự yêu thương nhân ái như thầy Tâm”.
Mỗi câu chuyện đưa ta đến một miền quê khác nhau, một gia đình, một tình huống, một mối quan hệ … ở đó có những điều bổ ích, những điều cần học hỏi, chia sẻ, cảm thông. Câu chuyện “Vằng vặc một tấm lòng” em kể đến với mọi người chỉ là một phần nhỏ của cuốn sách. Mọi người hãy tìm đọc cuốn sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” để biết được những hình ảnh thầy giáo, cô giáo, những người học sinh thân yêu, lúc ở hoàn cảnh này khi ở hoàn cảnh kia… Lúc còn là thầy giáo hay khi đã rời khỏi bục giảng nhà trường. Họ là ai, là người như thế nào? Cô giáo Dung đã nhiệt tình giúp Văn vượt qua khó khăn để tiếp tục đi học trong câu chuyện “Cô và quê hương” trang 143-153 của Trần Thị Kim Thoa; Cô Thơ yêu nghề tại vùng căn cứ cách mạng đã mang cái chữ đến cho người Mạ trong câu chuyện “Ba thế hệ thầy giáo” trang 185-197 của Nguyễn Thị Tuyết Sương; hay những câu chuyện nói về những con người yêu nghề giáo, một lòng vì học sinh, vì cuộc sống tươi sáng như: “Cái tâm Nhà giáo” trang 7- 22 của Nguyễn Văn Thanh, “Phía bên lề bục giảng” trang 48- 54 của Lê Minh Quốc, “Đắm đuối vì nghề” trang 224-234 của Đàm Quang Mây. Và rất nhiều câu chuyện khác với nhiều nội dung ý nghĩa khác nữa.
Đọc xong chúng ta thấu hiểu được những gì thầy giáo, cô giáo đã phải trải qua trong cuộc đời đi gieo cái chữ của mình. Họ đã chịu thiệt thòi như thế nào? Thầm lặng hy sinh ra sao? Tiếp cận với cuốn sách này chúng ta sẽ biết được rằng các thầy giáo, cô giáo là người viết lên những bản tình ca, những trang sử hào hùng của dân tộc. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nhắc tới cách thể hiện nội dung nghệ thuật của bộ truyện chọn lọc này. Các tác giả đã viết bằng những câu văn khi dài khi ngắn, lúc trầm lắng vo tư khi dạt dào cảm xúc. Cách kể chuyện như lời thủ thỉ tâm tình, như tâm sự. Có thể nói cả cuốn sách là một mạch cảm xúc đằm thắm sâu lắng tình người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đọc một lần rồi nhớ mãi không thể quên. Cuốn sách giáo dục cho mọi người lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, ý chí vươn lên không mệt mỏi trong học tập hay trong giảng dạy và rèn luyện. Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên những tấm gương của những bậc tiền bối, những thầy giáo, cô giáo đã ghi lên những trang sử vẻ vang của dân tộc, ghi vào tượng đài lịch sử. Dù thời chiến hay thời bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bước chân của các thầy, các cô vẫn không bao giờ biết mỏi. Họ mãi mãi là niềm tin yêu của Tổ quốc và nhân dân. Là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
Đọc thêm một cuốn sách, hiểu thêm một cuộc đời và góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp các ngành đề ra. Đọc những câu thơ này chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:
“Đọc đi em những cuốn sách trên ta
Lúa xanh mượt cánh cò bay lả
Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ
Cũng bắt đầu từ trang sách em ơi”
Nếu dòng sông cứ mượt mà tuôn chảy, mang phù sa làm tươi tốt ruộng đồng thì một cuốn sách hay làm tươi thắm thêm vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi người đọc.
“Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” là một cuốn sách hay mang đầy ý nghĩa. Em tin rằng mọi người sẽ không hối hận khi bỏ thời gian ra để đọc nó. Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” tại phòng đọc thư viện trường. Hi vọng các bạn và thầy cô cùng tìm đọc và giới thiệu cho người thân của mình để chúng ta cùng hiểu hơn về tấm lòng cao cả của những người làm nghề đưa đò.
Cuốn sách mà tôi yêu thích nhất là "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie. Đây là một cuốn sách rất nổi tiếng và được đánh giá cao về khả năng giúp con người phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lý bản thân.
Tác giả Dale Carnegie đã trình bày những bài học quý giá về cách xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người, cách thuyết phục và ảnh hưởng đến người khác, cách giải quyết xung đột và tạo ra sự đồng thuận. Những bài học này không chỉ giúp chúng ta có thể thành công trong công việc mà còn giúp chúng ta trở thành một người tốt hơn trong cuộc sống.
Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này là cách tác giả trình bày những bài học thông qua các câu chuyện, ví dụ và kinh nghiệm thực tế. Điều này giúp cho việc học tập trở nên thú vị và dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng rất dễ đọc và có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày.
Tôi đã đọc lại cuốn sách này nhiều lần và luôn tìm thấy những bài học mới mẻ và ý nghĩa. Cuốn sách "Đắc nhân tâm" đã giúp tôi trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, giải quyết xung đột và tạo ra mối quan hệ tốt với mọi người.
On the occasion of my 12th birthday, my mother gave me the 'Uncle Tom's Tent', one of the classic novels that I parularly enjoy. The story is about the life of a black man named Tom. He is such an honest, downright and kind-hearted man. However, his life is a series of misfortunes brought about by slavery. He had to leave away from his wife and children, through the hands of many traders, be beaten violently and become a spoking labor tool of sinister master. In the end, he was beaten to death in the South American cotton fields. In addition, the work also condemns the inhuman slavery, demand equal rights for black people. Reading the story, I am very emotive and sympathe to the misfortune of not only Uncle Tom but all the blacks. This is a great and meaningful novel. I have introduced to some classmates and they all love it.
Dịch
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 12, mẹ tặng cho mình cuốn ‘Túp lều bác Tom’, đây là một trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển mà mình đặc biệt yêu thích. Chuyện kể về cuộc đời của một người da đen tên Tom. Bác là một con người trung thực, ngay thẳng và nhân hậu.Tuy nhiên, cuộc đời bác là một chuỗi những bất hạnh do chế độ chiếm hữu nô lệ đem đến. Bác phải xa lìa vợ con, qua tay biết bao chủ buôn, bị đánh đập tàn bạo, trở thành một công cụ lao động biết nói cho những chủ nô độc ác. Đến cuối cùng, bác đã bị đánh tới chết trên cánh đồng trồng bông miền Nam nước Mĩ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án chế độ chiếm hữu nô lệ đầy vô nhân đạo, đòi quyền bình đẳng cho những người da đen. Đọc câu chuyện, mình rất xúc động và đồng cảm với cuộc đời bất hạnh của không chỉ bác Tom mà tất cả những người da đen. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất hay và ý nghĩa. Mình có giới thiệu cho một số bạn cùng lớp và họ đều rất thích.
ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!! Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.
Tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh.
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.
Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.
“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.
“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu cách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.
Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.