K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2023

Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhên, vô tư, nhí nhảnh, yêu nước, yêu đời sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng lượm rất gan dạ và dũng cảm có trách nhiệm về công việc được giao. Lượm luôn hoàn thành xuất xắc nhiêm vụ của mình. Em rất khâm phục. Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh lượm vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và cho mọi thế hệ người việt học tâp và noi theo.

 

4 tháng 3 2023

Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

 

Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

 

Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

Trang chủ » Văn Mẫu Lớp 6 » Cảm nhận của em về nhân vật Lượm hồn nhiên nhưng quả cảm - Văn mẫu 6 CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT LƯỢM HỒN NHIÊN NHƯNG QUẢ CẢM - VĂN MẪU 6

Xuất bản ngày 15/03/2019

Cảm nhận của em về nhân vật Lượm trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ Tố Hữu, tổng hợp các bài văn mẫu 6 cảm nhận của em về nhân vật Lượm hay và xúc động nhất

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • 1. Đề bài
  • 2. Bài làm

Đề bài

Cảm nhận của em về nhân vật Lượm

Cảm nhận của em về nhân vật Lượm - Văn mẫu 6 doctailieu.com

BÀI LÀM

Bài mẫu 1

CẢM NHẬN SÂU SẮC CỦA EM VỀ NHÂN VẬT LƯỢM HỒN NHIÊN NHƯNG DŨNG CẢM

Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

 

Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

recommended by ANTISOL Chỉ với loại này giúp giảm gàu ngứa bong tróc khó chịu tới 80%   TÌM HIỂU THÊM Advertisements   X

Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

27 tháng 3 2018

Lượm là một chú bé giao liên hồn nhiên,vui vẻ,nhanh nhẹn và rất yêu thích công việc liên lạc phục vụ kháng chiến

kick cho #Rain nha

27 tháng 3 2018

  Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

25 tháng 10 2016
 
Trước bi kịch gia đình, tình cảm của hai anh em Thành và Thủy càng trở nên thiết tha, rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau. Suốt đêm nghe em gái khóc thì Thành cũng đau khổ “nước mắt cứ tuôn ra như suối”. Mờ sáng, Thành “rón rén" đi ra vườn, đau khổ ngồi xuống gốc cây hồng xiêm, thì chỉ một lát sau, em gái cũng đi ra vườn ngồi cạnh anh trai. Em gái "lặng lẽ" đặt tay lên vai anh trai, còn anh trai thì “kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc" em gái. Khi Thủy nhớ bố, mong gặp bố, chào bố trước khi theo mẹ về quê ngoại, thì Thành “xót xa nhìn em” và nghĩ: “Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy”. Nghe Thủy nói: “Hay anh dẫn em đến trường một lát" thì Thành lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em… Thành lại dẫn em gái đến trường như những ngày còn nhỏ…

Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, rất quan tâm săn sóc đến anh trai. Mỗi con búp bê đều được Thủy đặt cho một,cái tên riêng: con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ, và Thủy luôn luôn đặt chúng cạnh nhau, “quàng tay lên vai nhau” thân thiết. Thủy đã mang kim chỉ ra bãi bóng vá áo cho anh trai. Trước khi giã biệt anh còn dặn dò: "Anh ơi! bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé..”. Thành nằm mê ngủ thấy ma, Thủy-đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác cho anh trai ngủ. Trước lúc theo mẹ về quê ngoại, Thủy ôm hôn con Vệ Sĩ và ân cần dặn dò: "Vệ Si thân yêu ở lại nhé ! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé..”.

Cảnh chia đồ chơi đã nói lên một cách tuyệt đẹp tình anh em thắm thiết. Thành bảo với Thủy: “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”. Nhưng rồi em gái lại “buồn bã” lắc đầu: “Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh”. Trước lời mẹ “quát”, hai anh em bắt buộc phải chia đồ chơi. Con Vệ Sĩ ở lại với anh trai, còn Thủy mang theo con Em Nhỏ. Nhưng trước lúc giã biệt anh, Thủy đã để con Em Nhỏ ở lại với lời dặn dò… Cách ứng cử của Thủy rất nhân hậu và rất quan tâm săn sóc anh trai. Em không bao giờ để hai con búp bê phải chia tay nhau. Và em cũng chỉ mong muốn anh em mình không bao giờ phải xa nhau.

Cảnh giã biệt đau lòng: Thủy “khóc nức lên" nắm tay anh trai dặn dò; Thành “mếu máo đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em gái… – đã biểu lộ tất cả nỗi đau và tình thương của hai anh em trước bi kịch gia đình.
25 tháng 10 2016

Trước bi kịch gia đình, tình cảm của hai anh em Thành và Thủy càng trở nên thiết tha, rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau. Suốt đêm nghe em gái khóc thì Thành cũng đau khổ “nước mắt cứ tuôn ra như suối”. Mờ sáng, Thành “rón rén" đi ra vườn, đau khổ ngồi xuống gốc cây hồng xiêm, thì chỉ một lát sau, em gái cũng đi ra vườn ngồi cạnh anh trai. Em gái "lặng lẽ" đặt tay lên vai anh trai, còn anh trai thì “kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc" em gái. Khi Thủy nhớ bố, mong gặp bố, chào bố trước khi theo mẹ về quê ngoại, thì Thành “xót xa nhìn em” và nghĩ: “Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy”. Nghe Thủy nói: “Hay anh dạn em đến trường một lát" thì Thành lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em… Thành lại dẫn em gái đến trường như những ngày còn nhỏ…

 

Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương, rất quan tầm săn sóc đến anh trai. Mỗi con búp bê đều được Thủy đặt cho một,cái tên riêng: con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ, và Thủy luôn luôn đặt chúng cạnh nhau, “quàng tay lên vai nhau” thân thiết. Thủy đã mang kim chỉ ra bãi bóng vá áo cho anh trai. Trước khi giã biệt anh còn dặn dò: "Anh ơi! bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh nhé..”. Thành nằm mê ngủ thấy ma, Thủy-đã có sáng kiến bắt con Vệ Sĩ khoác dao díp gác cho anh trai ngủ. Trước lúc theo mẹ về quê ngoại, Thủy ôm hôn con Vệ Sĩ và ân cần dặn dò: "Vệ Si thân yêu ở lại nhé ! Ở lại gác cho anh trai tao ngủ nhé..”.

Cảnh chia đồ chơi đã nói lên một cách tuyệt đẹp tình anh em thắm thiết. Thành bảo với Thủy: “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”. Nhưng rồi em gái lại “buồn bã” lắc đầu: “Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh”. Trước lời mẹ “quát”, hai anh em bắt buộc phải chia đồ chơi. Con Vệ Sĩ ở lại với anh trai, còn Thủy mang theo con Em Nhỏ. Nhưng trước lúc giã biệt anh, Thủy đã để con Em Nhỏ ở lại với lời dặn dò… Cách ứng cử của Thủy rất nhân hậu và rất quan tâm săn sóc anh trai. Em không bao giờ để hai con búp bê phải chia tay nhau. Và em cũng chỉ mòng muốn anh em mình không bao giờ phải xa nhau.

Cảnh giã biệt đau lòng: Thủy “khóc nức lên" nắm tay anh trai dặn dò; Thành “mếu máo đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em gái… – đã biểu lộ tất cả nỗi đau và tình thương của hai anh em trước bi kịch gia đình.

31 tháng 10 2016

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.

31 tháng 10 2016

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

28 tháng 4 2021

1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

21 tháng 4 2018

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

21 tháng 4 2018

lLượm là 1 cậu bé gan dạ, hồn nhiên, vui tươi. Tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng lại rất ham mê công việc Cách mạng. Cậu có lòng yêu nước vô tận. Lươm sẵn sáng chiến đấu để mang lại sự bình yên cho đất nước. Đó là một điều mà rất ít người làm được. Lượm như một vị anh hùng trong tim chúng ta. Dù Lượm đã hi sinh oanh liệt nhưng hình ảnh Lượm sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm trí ta. Hình ảnh Lượm vẫn sẽ còn đó, vẫn sẽ trong trẻo, hồn nhiên bao ngày, Em rất yêu quý Lượm. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để làm được nhiều việc tốt, giúp cho Đất nước ta tươi đẹp hơn.

11 tháng 3 2019

Năm khổ thơ bài “Lượm”
Năm khổ thơ trên trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu đã cho em cảm nhận được sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của chú bé Lượm trong lần đầu tiên gặp tác giả.Đó là cuộc gặp gỡ tại phố Hàng Bè ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ “Ngày Huế đổ máu” để miêu tả rằng lúc này đang có cuộc kháng chiến chống Pháp rất oanh liệt.Trong bối cảnh đó nhà thơ đã tình cờ gặp chú bé Lượm.Khổ thơ: “Chú bé loắt choắt…..Cái đầu nghênh nghênh”,tác giả đã sử dụng từ láy giàu hình ảnh “nghênh nghênh”.Hai câu thơ “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng”cho em hình dung ra được rằng Lượm có một dáng vẻ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.Khổ thơ: “Cháu đi liên lạc….Thích hơn ở nhà”, tác giả đã cho em thấy tính cách ngây thơ,sự yêu thích, gắn bó công việc của cậu bé.Hai câu thơ : “Cháu cười híp mí/Má đỏ bồ quân”cho em thấy vẻ rạng rỡ, tươi tắn, đáng yêu của chú bé Lượm khi đi liên lạc.Qua đó, em thấy được rằng tác giả có một tình cảm rất đặc biệt với chú bé liên lạc và nhỏ tuổi.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và tình cảm chân thành, tác giả đã cho em cảm thấy yêu mến và cảm phục chú bé Lượm bởi sự hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của cậu bé.
Khổ thơ thứ ba bài “Đêm nay……”
Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Đêm nay….”của tác giả Minh Huệ, khổ thơ đã cho em cảm nhận được tình cảm chân thành,thương yêu, kính phục của anh đội viên dành cho Bác.Khổ thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thành công,trong đó câu thơ “Càng nhìn lại càng thương”,tác giả đã sử dụng quan hệ từ biểu lộ ý tăng tiến “càng…càng” kết hợp với từ “thương” đã nhấn mạnh được tình cảm của anh đội viên dành cho Bác.Đó không đơn thuần là tình cảm của nhân dân đối với vị lãnh tụ mà gần gũi, thân thiết, ấm áp, gắn bó như tình cảm của con dành cho cha.Hai câu thơ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm”,qua hình ảnh ẩn dụ “người cha” tác giả đã cho em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân ta, Bác như một người cha đốt lửa, sưởi ấm cho các con ngủ ngon giấc trong một đêm lạnh giá.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và ngôn ngữ giàu cảm xúc,tác giả đã cho em cảm nhận được tình cảm yêu mến,kính trọng,tự hào của anh đội viên dành cho Bác Hồ kính yêu.

11 tháng 3 2019

nham bai dem nay bac ko ngu

2 tháng 3 2018

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lượm”.

Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Trước hết, nhà thơ Tố Hữu đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của chính nhà thơ với cậu bé này:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè”

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ.

Chú bé Lượm cũng có cái vẻ lém lỉnh, hài hước đúng với tính chất lứa tuổi của mình, khi gặp tác giả cậu bé đã cười híp mắt, đôi má thì đỏ “bồ quân” và chào nhà thơ bằng lời chào của những người đồng chí thực thụ, nhưng ta vẫn cảm nhận được sự trẻ con trong câu chào ấy: “Thôi, chào đồng chí”. Dù nghịch ngợm ấy, lém lỉnh đấy nhưng chú bé này không bao giờ quên nhiệm vụ mà mình đã được giao, không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.

“Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo”

Nhìn dáng vẻ trẻ con, hồn nhiên của Lượm ai nghĩ được cậu bé có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn của mình. Nhưng đến câu thơ này vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giả phóng quân thực thụ, dù không khí mưa bom bão đạn xung quanh, mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào nhưng cậu bé không hề sợ, không phải cậu bé không sợ chết mà vì thư cậu bé đang mang có đề “Thượng khẩn” tức là những thông tin mật rất gấp rút không thể chậm chễ vì vậy mà cậu bé bất chấp lao vào vòng đạn đạo “Sợ chi hiểm nghèo”. Những hành động của chú bé Lượm khiến người đọc không thôi cảm phục vì còn nhỏ nhưng chí khí lại không nhỏ chút nào.

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi”

Khổ thơ này nhà thơ Tố Hữu thể hiện sự bàng hoàng trước sự ra đi của chú bé Lượm, đó là khi nhà thơ chứng kiến cảnh Lượm bị trúng đạn địch và ra đi. Hình ảnh “dòng máu đỏ tươi” thật gây ám ảnh. Nó không chỉ làm cho nhà thơ mà cả người đọc cũng hết sức bàng hoàng, thương xót đến cực hạn, hình ảnh chú bé ngây thơ, yêu đời nằm đó, trên những bông lúa thật gây xúc động, đánh động vào tâm can của người đọc:

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”

Vậy là chú bé Lượm đã ra đi, sự hồn nhiên yêu đời của chú bé chỉ còn lại trong hồi ức của nhà thơ cũng như trong tâm trí của người đọc. Hình ảnh Lượm nằm trên lúa khiến cho người đọc rơi nước mắt vì thương cảm, đau lòng vì chú bé đáng yêu ấy đã hi sinh sinh mạng bé nhỏ của mình, đó là sự dâng hiến cho quê hương, cho đất nước, dù có mất đi rồi thì hồn của cậu bé vẫn vương vấn nơi cánh đồng thơm mùi lúa. Dù mất đi rồi thì Lượm vẫn cậu bé Lượm mãi sống trong tâm trí của người đọc, đó là một hình ảnh thật đẹp.

tk mk nha

nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

13 tháng 3 2018

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.