K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Trần Bình Trọng từng nói rằng “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” khi được hỏi có muốn làm vua nước Bắc hay không. 

2. Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn khi không thể thay đổi được bộ mặt thối nát của triều đình. Ông chọn lui về ở ẩn để giữ gìn phẩm giá trong sạch của mình. 

3. Nhân vật ông Hai trong làng của Kim Lân hoặc anh hùng Lí Tự Trọng ... đều là những tấm gương sáng về lòng tự trọng.

 

* Dẫn chứng 1: Câu chuyện về người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng.

Ông thà chết trên chính quê hương yêu dấu của mình chứ không chọn làm vương trên đất kẻ thù.

* Dẫn chứng 2: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân.

Tuy phải đi ẩn cư do ngôi làng thân yêu, nơi mình sinh ra bị giặc chiếm đóng nhưng ông và những người dân trong làng luôn giữ cho mình lòng tự trọng không chịu hòa hoãn với giặc. Họ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ thôn làng yêu quý của mình.

* Dẫn chứng 3: Các câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng.

- Chết đứng còn hơn sống quỳ.

- Danh dự quý hơn tiền bạc.

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Chết vinh còn hơn sống nhục.

...

26 tháng 10 2019

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Lòng tự trọng được biểu hiện khi con người nhận thức cái tôi của bản thân, biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ chính nhân phẩm của mình trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, đồng thời cao hơn tôn trọng nhân phẩm và phẩm giá của tất cả mọi người xung quanh mình. Hiện nay, lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Và tất nhiên, những tấm gương tiêu biểu về lòng tự trọng thì không bao giờ thiếu trong cuộc sống của chúng ta, cái quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận và đánh giá nó không mà thôi. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một vài dẫn chứng về lòng tự trọng để có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt!

Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù. Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.

Ngoài ra, trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.

#Trang

13 tháng 1 2019

Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính; lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong nhũng phẩm chất đạo đức cao quý của con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Lòng tự trọng còn được biểu hiện cụ thể qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thi bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.

Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ dẫn đến việc sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai nữa. Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân

14 tháng 1 2019

bạn tả rất hay !!!!!!!

20 tháng 4 2023

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần hoàn thiện nhân cách phẩm chất của mình đó là những đức tính vô cùng tốt đẹp. Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thành công sẽ là con đường ngắn nhất đưa chúng ta lên vinh quang và niềm tự hào. Một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta có thể đạt đến thành công chính là đức tính trung thực.

Người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải và điều thiện. Trung thực là một phẩm chất cao quý, được xem là thước đo đánh giá nhân cách của con người và mang đến giá trị lòng tin trong cuộc sống xã hội và các mối quan hệ giữa mọi người xung quanh trở nên bền vững.

Trung thực là gì? Trung thực chính là sự ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật không gian dối, làm sai trái, sai lệch sự thật, trục lợi cá nhân. Trung thực là những người dám nhận lỗi, nhận những khuyết điểm và biết sửa lỗi mà trong phạm vi cho phép.

Những người có đức tính trung thực thì luôn nhận được sự tín nhiệm lòng tin của mọi người vì những việc họ làm rất công minh, công bằng sống ngay thẳng, người có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sự thật, luôn đấu tranh bảo vệ chân lý đến cùng. Bất cứ thời đại nào tính trung thực vẫn luôn được đề cao vì nó được xem là thước đo đạo đức của mỗi người.

Nếu các bạn đã đọc nhiều sách nói về thời đại phong kiến trong kho tàng văn học Việt Nam thì các bạn sẽ hiểu rõ về khái niệm trung thực ở góc độ vua chúa thời xưa. Chữ “trung” trong từ trung thực có nghĩa là trung với vua, hiếu với nước. Còn trong thời chiến tranh thì trung thực được hiểu là một lòng với cách mạng, Đảng Cộng Sản, đối với Bác Hồ kính yêu thì kiên trung với đường lối của Đảng ta.

Ngày nay, trong cuộc sống hằng ngày, một ngành nghề có những cách nhìn nhận hành động về tính trung thực khác nhau. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều lúc bế tắc nhưng không vì những quyền lợi cá nhân, trục lợi, đổ lỗi cho hoàn cảnh mà chúng ta làm những điều sai lệch, gian dối để đi ngược lại với chân lý, lẽ phải.

Tính trung thực thể hiện rõ nét ở tính thật thà, thẳng thắn, khi có lỗi, mắc sai lầm thì biết cách nhận lỗi, không tham lam, gian dối vì muốn trục lợi cho riêng mình mà làm tổn hại đến người khác. Mỗi chúng ta ai từng một thời trải qua thời học sinh, sinh viên đều trải qua biết bao nhiêu kỳ kiểm tra, kỳ thi lớn thì tính trung thực đối với học sinh là rất cần thiết và được đề cao, mang tầm quan trọng nhất, mang tầm ảnh hưởng cả một thế hệ trẻ sau này.

Học sinh, sinh viên tuyệt đối không quay cóp, chép bài của bạn khác, không mang tài liệu trong thời gian làm bài kiểm tra, bài thi mà tự giác làm bài theo đúng năng lực của bản thân.

Còn đối với các nhà kinh doanh thì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của đạo đức xã hội nói chung. Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của người làm kinh doanh. Tính trung thực trong kinh doanh đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh. Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh.

Doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa. Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm.

Đối với xã hội, chủ thể kinh doanh không được làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (xả thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người) thực hiện theo đúng quy định nhà nước đề ra. tick nhé 

:))

23 tháng 3 2021

Cậu tham khảo câu trả lời này giúp mình ạ 

Các dẫn chứng về lòng biết ơn là:

+ Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì (Phú Thọ), có đến hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền.

+ Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ.

+ Thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm.

+ Chọn ngày hai mươi bảy tháng bảy hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ.

+ Tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,...

+ Đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc.

+ Tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học

+ Lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

- Biết ơn và tri ân nguồn cội còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống.

- Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp.

+ Học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một.

+ Các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam hai mươi bảy tháng hai.

+ Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))

23 tháng 3 2021

Mình cám ơn ạ

25 tháng 6 2020

Câu 1: bạn tham khảo thêm tại đây https://olm.vn/hoi-dap/detail/258798883646.html  hoặc là  Câu hỏi của where is the love   

Câu 2: 

+Chúng ta không ai là không biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Người đã ra đi với hai bàn tay trắng với hi vọng sẽ giải cứu đất nước.Song, nhờ lòng yêu nước , sự dũng cảm , anh dũng , Hồ chủ tịch đã vượt  qua bao khó khăn gian khổ , giải  phóng đất nước khỏi ách thống trị lầm than.

+Trong  công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm , biết bao nhiêu những anh hùng xả  thân hi sinh tính mạng của mình để giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ.

+Trong văn chương , ta có anh chàng Lục Vân Tiên - chàng học trò trên đường lên kinh ứng thí, khi chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang ức hiếp dân lành, chàng đã một thân mình xông lên, đánh tan bọn chúng, cứu Kiều Nguyệt Nga và nữ tì Kim Liên.

+Hay như Từ Hải trong Truyện Kiều  .Chàng đã đưa Thúy Kiều từ thân phận tủi nhục của một kĩ nữ chốn lầu xanh lên địa vị cao sang của một bậc phu nhân quyền quý. Chàng giúp nàng báo ân, báo oán – cũng là thực hiện ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân.

+Ngày nay, trong thời bình, lòng dũng cảm được thể hiện qua ý chí và quyết tâm làm cho dân giàu, nước mạnh. Nhiều tri thức ngày đêm nghiên cứu khoa học với nhiệt tình say mê, ý chí bền bỉ, phương pháp đúng đắn,... để cống hiến cho xã hội.

+.....

Câu 3 :

+Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu , đến khi nhắm mắt xuôi tay, tình cảm của mẹ dành cho ta vẫn dạt dào như ngày nào.

+ Truyện cổ tích cây vú sữa: đứa con hư bị mẹ mắng bỏ nhà ra đi, mẹ vì thương nhớ con mà khóc đến nỗi hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Quả vú sữa thơm lừng ngọt lịm như dòng sữa ngọt ngào của người mẹ. Qua đó , chúng ta thấy được rằng người mẹ dù lúc nào cũng yêu thương con và bao dung trước những hành vi sai trái của con.Mẹ lo  cho ta  từng li từng tí một :lo cho con đủ miếng cơm, manh áo, cho con được đi học , được bằng bạn , bằng bè…

+Những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến: sẵn sàng cưu mang những người chiến sĩ, coi họ là con mình, chăm sóc từng li từng tí và sẵn sàng dùng cái chết để bảo vệ con mình trước sự truy lùng của giặc.

+Hay như đại văn hào người Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?".

+....

4 tháng 10 2021

tì hay tìm

 

4 tháng 10 2021

tìm lộn nha

 

8 tháng 11 2021

Câu chuyện về lòng tự trọng và 2 bát mỳ

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh. 

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu. 

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha. 

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”. 

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai mỉm cười, không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. 

Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng. 

2.Lòng tự trọng của đứa trẻ

Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, bầu trời cao trong xanh. Trên đường đi học về tôi bắt gặp một cậu bé ăn xin thân hình gầy guộc bên vệ đường. Tôi tiến lại hỏi:

– Cậu có vẻ đói lắm phải không?
Cậu bé trả lời:
Ừ mình đang rất đói. Từ qua đến giờ mình không có gì cho vào bụng.
Nhìn cậu bé gương mặt hốc hác, thân hình ốm yêu xanh xao tôi thấy thật tội nghiệp. Tôi bảo:
– Tớ có nửa cái bánh mì trong cặp nè. Cậu ăn tạm vậy nhé.

Nói rồi tôi mở cặp lấy cho cậu nửa chiếc bánh. Cậu cảm ơn rối rit và ăn ngấu nghiến. Tôi dẫn cậu về nhà và mời cậu cốc nước. Cậu đồng ý tới nhà uống nước. Uống nước xong cậu rời đi luôn.

Trong lúc gia đình tôi đang ăn trưa thì bỗng có tiếng gõ ngoài cửa lớn. Bố bảo tôi ra mở cửa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé nghèo lúc sáng. Cậu nói:
– Mình nhặt được bọc tiền lớn ở gần cửa hàng tạp hóa, mình muốn đến đồn công an trả lại nhưng xa quá, giúp mình với.

Tôi nghe vậy liền bảo bạn chờ chút và vào gọi bố. Bố đưa chũng tôi đến đồn công an để giúp trả tiền. Thật may là tới nơi lại gặp người mất tiền đến bao công an tìm giúp. Đó là một đôi thanh niên xăm trổ đầy mình, vẻ mặt hầm hố. Họ thấy chúng tôi mang tiền đến liền chạy lại. Người đàn ông nói:
– A đây rồi, đúng tiền của chúng tôi. Cảm ơn cháu.

Người phụ nữ bên cạnh liền ôm lấy tiền không một lời cảm ơn. Rồi cô ấy rút ra trong ví tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu bé nghèo:
– Ê nhóc, cô cho nhóc đấy.

Bạn ăn xin nghèo lắc đầu không nhận. Cô lại tiếp tục nói:
– Chẳng phải trên đời ai làm việc tốt cũng mong được hậu tạ hay sao. Nhóc cầm lấy đi. Không phải ngại.

Ban nhỏ liền lắc đầu nói:
– Không phải ai làm việc tốt cũng mong được báo đáp đâu cô ạ. Cô nhầm rồi. Cháu nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng của riêng mình.

Nói rồi cậu bé chào tạm biệt tôi và bố rồi lặng lẽ rời đi. Mọi người xung quanh nhìn theo cậu bé, suy nghĩ. Tôi cũng nhìn theo cậu với một ảnh mắt đầy ngưỡng mộ. Tôi nhớ đến câu tục ngữ bố dạy mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

3.Chuyện cái vé và lòng tự trọng

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá: 
“Người lớn: $10.00 
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí” 

Đọc xong, ông nói với người bán vé: 
– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. 
– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. 
– Vâng. 
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. 
– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.


4.Trẻ Mồ Côi

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa. 

Cuối buổi học. 
– Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô. 
– Hát đi cô. 
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”. 
– Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen… 
Phía cuối lớp có tiếng xì xào: 
– Tao không có ba mẹ thì chào ai? 
– … 
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

5. Lòng tự trọng của em

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:
– Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!
Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:
– Cháu gửi lại cô ạ!
Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.

Bạn tham khảo những câu chuyện này nhé

HT

8 tháng 11 2021

Lòng tự trọng của đứa trẻ

Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, bầu trời cao trong xanh. Trên đường đi học về tôi bắt gặp một cậu bé ăn xin thân hình gầy guộc bên vệ đường. Tôi tiến lại hỏi:

– Cậu có vẻ đói lắm phải không?
Cậu bé trả lời:
Ừ mình đang rất đói. Từ qua đến giờ mình không có gì cho vào bụng.
Nhìn cậu bé gương mặt hốc hác, thân hình ốm yêu xanh xao tôi thấy thật tội nghiệp. Tôi bảo:
– Tớ có nửa cái bánh mì trong cặp nè. Cậu ăn tạm vậy nhé.

Nói rồi tôi mở cặp lấy cho cậu nửa chiếc bánh. Cậu cảm ơn rối rit và ăn ngấu nghiến. Tôi dẫn cậu về nhà và mời cậu cốc nước. Cậu đồng ý tới nhà uống nước. Uống nước xong cậu rời đi luôn.

Trong lúc gia đình tôi đang ăn trưa thì bỗng có tiếng gõ ngoài cửa lớn. Bố bảo tôi ra mở cửa. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé nghèo lúc sáng. Cậu nói:
– Mình nhặt được bọc tiền lớn ở gần cửa hàng tạp hóa, mình muốn đến đồn công an trả lại nhưng xa quá, giúp mình với.

Tôi nghe vậy liền bảo bạn chờ chút và vào gọi bố. Bố đưa chũng tôi đến đồn công an để giúp trả tiền. Thật may là tới nơi lại gặp người mất tiền đến bao công an tìm giúp. Đó là một đôi thanh niên xăm trổ đầy mình, vẻ mặt hầm hố. Họ thấy chúng tôi mang tiền đến liền chạy lại. Người đàn ông nói:
– A đây rồi, đúng tiền của chúng tôi. Cảm ơn cháu.

Người phụ nữ bên cạnh liền ôm lấy tiền không một lời cảm ơn. Rồi cô ấy rút ra trong ví tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu bé nghèo:
– Ê nhóc, cô cho nhóc đấy.

Bạn ăn xin nghèo lắc đầu không nhận. Cô lại tiếp tục nói:
– Chẳng phải trên đời ai làm việc tốt cũng mong được hậu tạ hay sao. Nhóc cầm lấy đi. Không phải ngại.

Ban nhỏ liền lắc đầu nói:
– Không phải ai làm việc tốt cũng mong được báo đáp đâu cô ạ. Cô nhầm rồi. Cháu nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng của riêng mình.

Nói rồi cậu bé chào tạm biệt tôi và bố rồi lặng lẽ rời đi. Mọi người xung quanh nhìn theo cậu bé, suy nghĩ. Tôi cũng nhìn theo cậu với một ảnh mắt đầy ngưỡng mộ. Tôi nhớ đến câu tục ngữ bố dạy mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

3.Chuyện cái vé và lòng tự trọng

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá: 
“Người lớn: $10.00 
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí” 

Đọc xong, ông nói với người bán vé: 
– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. 
– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. 
– Vâng. 
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. 
– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.


4.Trẻ Mồ Côi

Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa. 

Cuối buổi học. 
– Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô. 
– Hát đi cô. 
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”. 
– Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen… 
Phía cuối lớp có tiếng xì xào: 
– Tao không có ba mẹ thì chào ai? 
– … 
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.