Câu 13: Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về
A. chữ viết. B. kiến trúc. C. nghệ thuật. D. kĩ thuật.
Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại?
A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người.
B. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. Ca ngợi đất nước, sự tiến bộ của kĩ thuật.
D. Thể hiện đời sống vật chất, tinh thần.
Câu 15: Thời cổ trung đại, tôn giáo nào sau đây đã trở thành quốc giáo ở một số quốc gia Đông Nam Á trong một thời gian dài?
A. Thiên Chúa giáo. B. Bà-la-môn giáo.
C. Phật giáo. C. Hin-đu giáo.
Câu 16: Đền, chùa, tháp là các công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc
A. dân gian. B. tôn giáo. C. cung đình. D. tâm linh.
Câu 17: Những tác phẩm điêu khắc nào sau đây không mang tính chất tôn giáo?
A. tượng thần. B. tượng Phật.
C. phù điêu. D. chạm nổi hình rồng.
Câu 18: Thời cổ đại, các nước Đông Nam Á sáng tạo thành chữ viết của mình trên cơ sở tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ
A. chữ La-tinh. B. chữ Phạn. C. chữ Hán. D. chữ A-rập.
Câu 19: Công trình nào sau đây thuộc kiến trúc Phật giáo điển hình?
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).
B. Kinh thành Huế (Việt Nam).
C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).
D. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam).
Câu 20: Ngoài ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ và Trung Hoa, văn học Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ văn học
A. phương Tây và Nhật Bản. B. Ả Rập và phương Tây.
C. Nhật Bản và Ả Rập. D. Ả Rập và Thổ Nhĩ Kì.
Câu 21: Thế kỉ XI-XII, trên cơ sở tiếp thu một phần chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết riêng là
A. chữ Chăm cổ. B. chữ Nôm.
C. Chữ Khơ-me cổ. D. chữ Mã Lai cổ.
cho mình hỏi bạn lấy đề này ở đâu vậy ạ ?