- Đọc trước đoạn trích Bạch thuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuy Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
1. Truyện khoa học viễn tưởng
- Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học, thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ.
2. Tác giả
Ray Bradbury Douglas (22 tháng 8 năm 1920 — 5 tháng 6 năm 2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như The Martian Chronicles (1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951), Ray Bradbury là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Người về từ Sao Hỏa kể về Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Oát-ni vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn oxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Oát-ni và những nỗ lực của NASA khi đưa anh trở về trái đất.
- En-đi Uya sinh ngày 16-6-1972 (49 tuổi), sinh ra tại Bang California, Mỹ. - Andy Weir vốn là một lập trình viên máy tính người Mỹ làm việc tại một phòng thí nghiệm quốc gia. Nhưng với niềm đam mê khoa học vũ trụ, ông đã quyết định viết tác phẩm Người về từ sao Hỏa (tựa gốc: The Martian )
Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Người về từ Sao Hỏa kể về Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Oát-ni vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn oxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Oát-ni và những nỗ lực của NASA khi đưa anh trở về trái đất.
- Tác giả Vích-to Huy-gô:
+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.
- Tác giả:
+ Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…
+ Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội.
+ Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng.
+ Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.
+ Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.
Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”
- Tác giả Nguyên Hồng
+ Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định
+ Tuổi thơ cơ cực sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lấy nhau không có tình yêu thương sau đó cha mất sớm, mẹ bị gia đình chồng ruồng bỏ, khinh miệt phải bỏ đi Thanh Hóa kiếm sống → Cuộc đời của cậu bé Hồng vô cùng khó khăn và thiếu thốn
+ Tuy nhiên ông say mê viết với ông “viết văn là một lẽ sống”
+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)
- Hồi kí Những ngày thơ ấu
+ Hồi kí được viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một tập hồi kí gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của tác giả. Sinh ra trong gia đình sa sút, bất hòa, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, họ hàng cay nghiệt và thái độ dửng dưng tàn nhẫn của xã hội. Điều duy nhất còn lại để nâng đỡ tâm hồn cậu bé hồng là tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ.
+ “Trong lòng mẹ” là chương thứ 4 của tập hồi kí
- Thông tin tác giả:
+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.
+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
+ Trước cách mạng:
· Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.
· Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.
+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…
- Phong trào Thơ Mới:
Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1932 – 1935
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …
Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên
+ Giai đoạn 1936-1939
Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này
Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.
+ Giai đoạn 1940-1945
Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.
Đọc trước đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ.
Tham Khảo
- Tác giả:
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng
+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.
+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.
+ Sự nghiệp sáng tác
Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...
Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...
+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
- Tác giả Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...
+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.