K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

Câu 1: a)

\(lim\frac{3n+1}{9n+2}=lim\frac{n\left(3+\frac{1}{n}\right)}{n\left(9+\frac{2}{n}\right)}=lim\frac{3+\frac{1}{n}}{9+\frac{2}{n}}=\frac{3+0}{9+0}=\frac{1}{3}\)

b)

\(lim_{x\rightarrow1}\frac{x^2-5x+4}{x-1}=lim_{x\rightarrow1}\frac{\left(x-4\right).\left(x-1\right)}{x-1}\)

\(=lim_{x\rightarrow1}x-4=1-4=-3\)

19 tháng 5 2021

Câu 1: a)

lim3n+19n+2 =limn(3+1n )n(9+2n ) =lim3+1n 9+2n  =3+09+0 =13 

b)

limx→1x2−5x+4x−1 =limx→1(x−4).(x−1)x−1

19 tháng 5 2022

giúp j?

19 tháng 5 2022

À ko mik chỉ xem trang này còn người ko thôi 

11 tháng 9 2019

okie

12 tháng 9 2019

kb nhé

26 tháng 12 2017

ukm   (*_*)

26 tháng 12 2017

m.n là j vậy bn

26 tháng 12 2017

Mik nè t mik na

27 tháng 12 2017

kb rồi nha 

tham khảo:

Thời học sinh mỗi chúng đi đều gắn liền với rất nhiều loại đồ dùng học tập. Trong đồ dùng đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, ví như thước để giúp ta vẽ hình, kẻ đường thẳng sao cho ngay ngắn sạch đẹp, vở giúp chúng ta lưu lại kiến thức, sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, cặp sách đóng vai trò là người bảo vệ, chứa đựng tất cả những đồ dùng học tập. Và tôi muốn nhắc đến cây bút viết, vật không thể thiếu trong giảng đường, và sau sau này khi lớn lên thì bút vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của ta mọi lúc. Ngày xưa người ta dùng bút máy, bút chì nhiều, đến hôm nay bút bi lại là loại được yêu thích hơn cả vì tính tiện lợi.

Bút đã ra đời từ rất lâu trước đây, tuy nhiên bút bi mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, do John J. Loud tạo ra, với cấu tạo đơn giản bao gồm một hòn bi được cố định bởi khung thép, có thể chuyển động tròn dùng để đánh dấu trên các bề mặt khô nhám, sần sùi như gỗ, da,…Tuy nhiên đáng tiếc vì loại bút này không được thương mại hóa, thế nên nó dần bị người ta lãng quên. Mãi đến những năm 1930, thì loại bút này mới được tiếp tục tạo ra bởi László Bíró một cộng tác viên của 1 tạp chí nhỏ. Nguyên nhân là bởi ông rất phiền não với việc bút máy liên tục làm bẩn giấy và tay, đồng thời dễ hỏng, điều đó thôi thúc ông sáng tạo ra một loại bút mới bao gồm 1 hòn bi gắn vào đầu một ống mực tròn, khi viết liên giấy hòn bi chuyển động kéo theo mực trong ống ra, tạo thành nét chữ nhanh khô và đẹp, lại bền và tiện dụng. Phát hiện được tiềm năng của loại bút này László Bíró đã hợp tác với người anh trai học chuyên ngành hóa học là George để tạo ra loại bút với nguyên lý làm việc như trên và tiến hành thương mại hóa nó.

 

Bút bi có hai loại chính là loại có thể nạp mực và loại không nạp mực, trong đó loại không nạp mực được sử dụng vô cùng phổ biến, bởi sự tiện dụng, sạch sẽ và khá rẻ, người ta có thể dễ dàng mua nó ở mọi nơi. Cấu tạo của bút khá đơn giản bao gồm một ống mực bằng nhựa dẻo, một ngòi bằng kim loại không gỉ, trên ngòi này người ta gắn một viên bi bằng thép có kích thước tí hon, có thể dễ dàng lăn tròn 360 độ trong ngòi bút đảm bảo mực thoát ra đều và không bị lem. Về phần mực bút, có hai kiểu mực chính là mực nước và mực dầu. Đối với mực nước, khi viết lượng mực thoát ra nhiều hơn, nét chữ đằm thắm và ổn định, nên thường đẹp hơn, tuy nhiên loại mực này đọng lại trên giấy lâu, nét chữ lâu khô dễ gây nhòe, bẩn khi viết. Đối với loại mực dầu, thì lượng mực thoát ra khá ít, mau khô, nhưng màu sắc không được tươi, và do dầu gây trơn ngòi nên viết loại bút này nét chữ hay run, không được đẹp lắm. So sánh thì bút bi mực nước thường dùng để cho học sinh tiểu học luyện chữ, cnf bút mực dầu thường dùng cho học sinh trung học, người lớn vì cần viết nhanh, và viết nhiều. Không chỉ vậy bút mực dầu còn là loại bút khá tiết kiệm mực, giá lại rẻ, đông thời khá bền, thế nên được ưa chuộng hơn. Thông thường người ta dùng bút đến khi hết mực rồi bỏ, nhưng đối với bút mực nước ra có thể mua riêng ruột bút để thay thế cho tiết kiệm. Đối với phần vỏ bút, là một ống rỗng làm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên có in họa tiết, tên, logo của đơn vị sản xuất và các thông số kỹ thuật như cỡ ngòi, loại mực,… Đóng vai trò bảo vệ ruột bút đồng thời cung cấp cho tay người viết một tư thế cầm thuận tiện, vừa phải. Về thiết kế sẽ có kiểu bút dùng lò xo để đẩy ngòi ra khi viết, loại này có một bộ phận đẩy bằng nhựa hoặc kim loại đặt phía đầu bút. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người hay quên, không cẩn thận, như vậy phần vỏ bút sẽ đóng vai trò làm bộ phận bảo vệ ngòi luôn, trên vỏ bút cũng gắn thêm bộ phận cài. Ngược lại, có kiểu bút bi dùng nắp để bảo vệ, trên nắp có gắn đầu cài, để cài bút vào sách vở hoặc túi áo, tránh thất lạc, nhược điểm là lỡ làm mất nắp bút thì khả năng cao là bút sẽ bị hỏng khi vô tình làm rơi.

 

Về công dụng, thì quá rõ ràng bút là vật dụng học tập, làm việc vô cùng quan trọng, thậm chí được coi là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nó kết hợp với vở để giúp con người lưu lại những kiến thức, những dữ liệu cần ghi nhớ. Bút cũng là một loại quà tặng khá thông dụng, được nhiều người ưa thích, bởi nó có ý nghĩa chúc người nhận được thành công, học hành tấn tới, đặc biệt là đối với người kinh doanh hoặc làm những công việc liên quan đến văn thư, văn hóa, hành chính thì lại càng là thứ quà tặng thích hợp.

Như vậy có thể thấy bút dẫu rằng có cấu tạo đơn giản, thế nhưng nó lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, chắp cánh cho con đường học tập, làm việc của nhiều đối tượng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và sử dụng bút một cách có hiệu quả, không nên lãng phí.

15 tháng 7 2021

1. collecting                2. bird-watching           3. playing board games

4. arranging flowers          5. making pottery            6. dancing

1. listens              2.  go                  3. plays

4. read                 5. do                      6. collect

12 tháng 2 2017

mk rất sẵn lòng giúp đỡ bạn nếu như mk biết làm 

12 tháng 2 2017

???????????????

10 tháng 2 2021

Câu 2: Câu rút gọn là "Hay" và là vị ngữ

Câu 3: 

1/ Mở bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2/ Thân bài:

* Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc (Câu 1 và 2)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

* Tâm trạng của nhà thơ (Câu 3 và câu 4)

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3/ Kết bài:

- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

10 tháng 2 2021

Câu 1: a)Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tác giả: Hồ Chí Minh

PTBĐ: phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b)Nội dung chính của đoạn văn:tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Không có phép so sánh(chưa chắc chắn là có hay không)