K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2022

Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người. Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Vujicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai Nguyễn Sơn Lâm. Ý chí nghị lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

3 tháng 2 2022

Bạn tham khảo!

Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. Phải biết đoàn kết để cùng bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

28 tháng 3 2022

Bạn giỏi quá

 

Câu 1: Từ văn bản “Cổng trường mở ra”  của Lí Lan, em hãy nêu suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.            Câu 2. Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảm anh em.          Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ sau khi học xong văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.      ...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ văn bản “Cổng trường mở ra”  của Lí Lan, em hãy nêu suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.  

          Câu 2. Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảm anh em.

          Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ sau khi học xong văn bản “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

          Câu 4: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

          Câu 5. Qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan), em hãy nêu cảm nhận về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả.

          Câu 6: Nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu sau khi học bài thơ “Tiếng gà trưa”  bằng một đoạn văn ngắn.     

Câu 7. Bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác như thế nào?

0
16 tháng 12 2021

Tham khảo : 

Gia đình là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, và đó cũng là nơi để trở về sau những ngày bôn ba vất vả. Bởi thế, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà chúng ta gọi là gia đình, chính là nơi có những người thân yêu với ta cùng chung sống. Đó là bố, là mẹ, là anh chị em, là ông bà. Gia đình là nơi nâng ta đi những bước chân đầu tiên, dìu dắt ta ngày càng trưởng thành và luôn dang rộng vòng tay đón chờ ta trở về. Dù là vui buồn hay mệt mỏi, dù là sung sướng hay khó khăn, gia đình vẫn sẽ mãi luôn là bến bờ an toàn nhất. Khi dần lớn lên, chúng ta sẽ mặc sức rong ruổi trên hành trình tìm kiếm thành công, và gia đình sẽ chính là hậu phương vững chắc nhất, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí. Thế nhưng, để gia đình thực sự là một nơi tuyệt vời như thế, bản thân mỗi chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn gia đình của mình. Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình. Dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người.

10 tháng 3 2022

Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nản lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng. Ví dụ như Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí. Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người. Là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao. Hãy nhớ rằng: "Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng".

7 tháng 12 2021

“Gia đình Ɩà cội nguồn c̠ủa̠ xã hội”.Chẳng phải tự nhiên mà người ta nói như ѵậყ.Sở dĩ, người ta xem gia đình Ɩà cội nguồn c̠ủa̠ xã hội vì gia đình chính Ɩà một phần tử nhỏ góp phần tạo nên cấu trúc xã hội.Như một sợi dây vô hình gắn kết mọi người lại với nhau, những thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau một sự quan tâm, yêu thương ѵà gắn kết đặc biệt.Hơn hẳn bất kì một thuwstinhf cảm nào khác, tình cảm gia đình vô cùng gần gũi mà cũng rấт đỗi thiêng liêng.Những người thân trong nhà Ɩà những người hết lòng vì chúng ta, sẵn snagf chia ngọt sẻ bùi hay cùng ta chịu đựng ѵà sẻ chia những đắng cay trong cuộc sống.Bất cứ khi nào ta mệt mỏi, chán chường, ta vẫn có một nơi để tìm về, đó Ɩà mái nhà thân yêu.Nơi ấy có tình yêu ѵà sự che chở c̠ủa̠ ba, có giọng nói dịu dàng cùng sự ân cần c̠ủa̠ mẹ.Nhà Ɩà nơi nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ,chứa đựng những tiếng cười đùa vui vẻ, yêu thương.Tình cảm gia đình thiêng liêng Ɩà thế, vì ѵậყ mỗi chúng ta cần yêu quý ѵà gắn bó với gia đình c̠ủa̠ mình hơn .Hãy trân trọng ѵà nâng niu những tình cảm tốt đẹp ấy vì gia đình chính Ɩà cội nguồn c̠ủa̠ mọi yêu thương.

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. 

    “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ.  Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.

2. 

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.