K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2023

Bối cảnh câu chuyện qua các câu thơ :

"Thấy trời khuya lắm rồi"

"Ngoài trời mưa lâm thâm"

"Mái lều tranh xơ xác"

Bạn tham khảo nha: 

Bối cảnh xảy ra câu chuyện: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. 

Bài làm

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

   

13 tháng 2 2023

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

28 tháng 1 2022

Câu 4

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

28 tháng 1 2022

Câu 1

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Câu 3

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

25 tháng 4 2016
Giữa tháng 4/2000, tôi có việc nghỉ ở 37 Hùng Vương – Hà Nội, tình cờ ở phòng với nhà thơ Minh Huệ từ Nghệ An ra. Đi xe mệt, tối, nhà thơ Minh Huệ và tôi không muốn đi đâu. Tôi ngày còn học phổ thông đã thuộc lòng "Đêm nay Bác không ngủ", nhưng giờ mới "mục sở thị" tác giả bài thơ nổi tiếng ấy. Nên vừa cạn tuần trà đầu, tôi hỏi ngay nhà thơ

Xem nội dung đầy đủ tại: http://123doc.org/document/628325-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-ra-doi-trong-hoan-canh-nao.htm
25 tháng 4 2016

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ đêm nay bác không ngủ 

====>- Sáng tác vào năm 1951, dựa trên 1 sự kiện có thật là cuối năm 1950 Bác Hồ trực tiếp lahx đạo chỉ huy chống giặc Pháp của nhân dân ta.

- Qua lời kể của 1 a chiến sĩ

29 tháng 4 2021

*Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới. Bài thơ kể lại một truyện có thật vào trước đêm mở màn chiến dịch đêm ấy Bác không ngủ vì lo cho đất nước lo cho các anh chiến sĩ.

29 tháng 4 2021

thời kháng chiến chống pháp

5 tháng 5 2016

- Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946- 1954).

- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, BH trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

PHẦN I: VĂN BẢN1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử...
Đọc tiếp

PHẦN I: VĂN BẢN

1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?

2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?

3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?

4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử dụng một trong những biên pháp tu từ mà em vừa nêu.

5.      Câu văn “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.”nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

6.      Trong văn bản có câu văn trên, tác giả cho biết tre gắn bó với người trong những lĩnh vực nào? Theo tác giả, vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam?

0
23 tháng 7 2021

THAM KHẢO!

- Biện pháp tu từ : So sánh 

" Bóng Bác cao lồng lộng,

Ấm hơn ngọn lửa hồng"

=> Tác dụng : Điểm tô đậm đà hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của dân tộc lớn lao, vĩ đại. Bác hiện lên rõ nét và thật vĩ đại , là tâm điểm của bức tranh phác hoạ màn đêm trong chiến dịch biên giới năm 1950.

- Biện pháp tu từ : Ẩn dụ 

" Người cha mái tóc bạc, .."

=> Tác dụng : Người lãnh tụ vĩ đại hiện lên trước mắt tác giả như một người cha hiền dịu, tận tâm . Từ một người chiến sĩ dũng cảm , Bác lại trở nên trìu mến dưới ánh mắt của tác giả, của người dân. Bác là người Cha Già quả cảm, vĩ đại nhất lịch sử.

23 tháng 7 2021

hình như còn thiếu 1 câu có BPTT : so sánh á 

câu thơ : 

Anh đội viên mơ màng 

Như nằm trong giấc mộng