K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc những con người gặp khó khăn hơn.

3 tháng 5 2021

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.

Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.

26 tháng 8 2019

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc.

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích câu tục ngữ:

   + Nghĩa đen: Lá lành bao dọc chiếc lá rách.

   + Nghĩa bóng:

      •Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.

      •Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.

      •Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn. Câu tục ngữ muốn khuyên ra nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khan, gian khổ.

- Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khan, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ học khi học gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.

- Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.

- Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình

- Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.

- Liên hê bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.

c. Kết bài (0.5đ)

- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

7 tháng 4 2019

Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Nghĩa là khi có nguời khó khăn, hoạn nạn hoặc nghèo, đói.Sẽ luôn có những người giúp đỡ những người nghèo khó ấy

Mk giải thik theo ý hiểu mk thôi 

26 tháng 4 2021

bạn tham khảo nha : https://olm.vn/hoi-dap/detail/105599571837.html

26 tháng 4 2021

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.

Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.

2 tháng 5 2018

Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

15 tháng 2 2022

T I C K CHO MÌNH NHÉ :

– Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn 'lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. – Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.

15 tháng 2 2022

khao thảm: 

        

Trong cuộc sống, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” để khuyên nhủ con người về tấm lòng đùm bọc, sẻ chia.

Đầu tiên, xét về nghĩa đen, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Còn xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng: có người sung sướng, có người khổ cực. Ngoài kia vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn. Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ… Vậy nên, chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực đó trong khả năng của mình. Đồng thời, mỗi người cũng không nên có thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”. Sự thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.

23 tháng 3 2016

Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam từ xưa đến nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh...đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao trong kho tàng cao dao tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ ''Lá lành đùm lá rách'' là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ ình cảm giữa người với người.

25 tháng 3 2017

Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.

19 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn rình rập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu.

Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo. Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu, đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công. “Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.

Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn. Mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lực để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp.

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

Giải thích tục ngữ Lá lành đùm lá rách - Bài văn mẫu 2:

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu  là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

8 tháng 10 2017

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn.

Trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài:

- Giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

   + Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.

   + Nghĩa bóng: Lá lành – lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi – khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.

- Lá lành phải đùm lá rách:

   + Thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí.

   + Thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi.

   + Sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm.

- Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân.