trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau:thầy cô phải dạy làm sao để học sinh yêu thích môn học của mình(lí giải cụ thể từ 3 môn trong đó phải có môn văn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+) Tạo sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, đặc biệt là qua các trải nghiệm thực tiễn phù hợp với khả năng của học sinh.
+) Năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, nên chương trình phù hợp với mỗi học sinh là rất quan trọng để tạo sự hứng thú. Điều này có thể đạt được thông qua dạy học bằng phương pháp khu biệt hóa, cá nhân hóa.
Mk chỉ nghĩ dc nhiêu đây thoy ah
tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay
Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học
2. Thân bài
* Giải thích
Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác
* Biểu hiện
Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng
* Nguyên nhân
Chủ quan
Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu
Khách quan
Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng
* Giải pháp
Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân
Thật bất công!
Môn văn: Tại sao phải kể lể, suy nghĩ về nội dung của một bài văn, bài thơ mà ngày cả các tác giả cũng không biết tác phẩm của mình có những nội dung ấy?
Môn toán: Bài x: Ngày cả BGD cũng không biết giải và để chữ x, thì tại sao lại bắt mình giải?
Môn sử: Người ta nói: " Hãy để cho quá khứ qua đi ". NHƯNG môn sử lại là môn cà khịa câu nói đó...
Môn địa: Tại sao lại phải học về những nơi ta chưa từng đến chứ?
Theo em, với công cụ truy vấn ta có được dữ liệu trình bày được như Hình 4.
Vấn đề giáo dục của nước ta hiện nay đang là việc khiến cho người người quan tâm: học sinh coi trọng kiến thức thành tích, giáo viên coi trọng điểm thi đua/ cố gắng dạy thêm.., nhà trường cố gắng đạt % cao, phụ huynh lo con học hành như thế nào. Vì thế, "giáo dục" là vấn đề kéo theo câu hỏi "thầy cô dạy làm sao để học sinh yêu thích môn học của mình".
Ở đoạn văn này, em xin phép xét tới 3 môn học ảnh hướng lớn nhất: toán, anh, văn. Về môn Tiếng Anh, căn bản giáo viên Việt Nam (ngoại trừ những người ở thành phố lớn) đều chỉ biết ngữ pháp Tiếng Anh mà không biết nói Tiếng Anh. Thực vậy, bằng chứng là nước ta đã mời 2 giáo viên nước ngoài về dạy Tiếng Anh cho các trường trong nước. Việc em nói trên làm mất đi khả năng nghe của các bạn học sinh. Không chỉ có thể, ngữ pháp thầy cô chỉ dạy một nửa trên lớp, phần quan trọng thiết yếu còn lại chừa về cho lớp học thêm (Một học sinh từng nói). Điều này làm giảm khả năng làm bài, khẳ năng ngữ pháp của các bạn học sinh. Và rồi, giải pháp chính là đi học thêm (tình trạng phổ biến). Thầy cô phải làm sao để học sinh yêu thích môn Tiếng Anh?, theo em thầy cô phải có "tâm" khi dạy, trau dồi khả năng nghe nói đọc viết của bản thân. Về môn Toán, bản thân em thấy có rất nhiều bạn học sinh yếu toán, đó là bởi: thầy cô giảng nhanh, học sinh một phần không hiểu bài mà lại không chịu hỏi, bạn bè rủ rê,... Giải pháp ở đây đánh vào ý thức học tập của các bạn, đánh vào khả nắng dám hỏi của các bạn. Và hoàn toàn, bản thân giáo viên cần biết cách suy nghĩ sao cho lời giảng của mình dễ hiểu, gần gũi với những gì xung quanh các bạn học sinh. Bởi cái gì giải trí cũng dễ thấm vào đầu hơn. Về môn Văn, học sinh bị ép theo lối nghĩ phải dài, phải nói những câu từ mà ngay cả bản thân cũng không nghĩ tới điều đó được. Môn Văn âu nhờ vào trí tưởng tượng, trí liên tưởng của học sinh. "Văn" chính là đời, có hiểu đời mới hiểu văn; bởi thế các bạn học sinh còn quá nhỏ tuổi để hiểu đời nên là thầy cô, theo em cần để các bạn học sinh thỏa sức suy nghĩ, không gò bó các bạn theo lối văn mẫu.
"Giáo dục": 2 từ thiêng liêng, cao cả vô cùng. Chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kì ai mà quên đi cái thiếu sót của bản thân, vì thế cả thầy cô và học sinh nếu cùng cố gắng thì kết quả chữ "Giáo dục Việt Nam" sẽ được cả thế giới biết đến, ca ngợi. Khép lại, nói ngắn gọn: Thầy cô phải dạy có tâm, có tầm thì học sinh sẽ yêu thích môn học của mình; học sinh phải cố gắng chăm chỉ thì mới có thể giỏi giang.
(Văn của một đứa không biết mùi học thêm là gì, bạn thấy có chỗ nào phạm húy hay mất lòng người ra đề thì bỏ nhé, bị "đì" hơi mệt)
Phần trong ngoặc là nói gì vậy, không hiểu