Nêu đặc điểm nhận biết các BPTT:So sánh,nhân hóa,ẩn dụ,hoán dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK :
1. So sánh– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta là hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
2. Nhân hóa– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”
⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh
4. Hoán dụ– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị
So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng
Nhân hóa: biến những cái vô tri vô giác=> giống con người
Ẩn dụ: so sánh ngầm ( ẩn vế A, từ so sánh, phương diện so sánh ), gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia có nét tương đồng
Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia có nét tương cận ( quan hệ gần gũi )
So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
So sánh :
Cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:
- Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
- Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.
Kiểu So sánh
- So sánh không ngang bằng : Trong câu có các từ gồm” kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng
- So sánh ngang bằng : Trong câu có các từ so sánh gồm” như, tựa, tựa như, là, giống, giống như…”
Tác dụng :
- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn.
- Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
1. So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
-Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
-Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …).
-Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau.
=> Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn diễn đạt.
Trong bài thơ "Lượm", hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như "loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh" và hình ảnh "ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang" cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh "Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng" gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà" cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Có lẽ đây chính là khởi nguồn của lòng yêu nước đã được nuôi dưỡng ở tâm hồn trẻ em VN từ nhỏ. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn "đạn bay vèo vèo" để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Tóm lại, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến. ( so sánh )
1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)
Tham khảo: Biện pháp tu từ là gì? Tìm hiểu Đặc điểm và So sánh các biện pháp tu từ
- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .
-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .
- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .
-Hoán dụ : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .
Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.
So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)
1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)
nhớ k cho mình nhé
học tốt
Mình vẫn chưa hiểu câu hỏi của bạn lắm có phải là tìm 1 so sánh 1 nhân hoá 1 ẩn dụ và 1 gián dụ đứng ko?
uk
trong văn bản nào cũng đc miễn sao trong học kì 2 lớp 6
Đặc điểm BPTT so sánh :
\(\rightarrow\) Có 2 vế .
\(\rightarrow\) Có những từ so sánh : như , là , ...
\(\rightarrow\) Có trường hợp không có từ so sánh .
Đặc điểm BPTT nhân hóa :
\(\rightarrow\) Dùng từ gọi người để gọi vật
\(\rightarrow\) Dùng từ chỉ đặc điểm tính chất của người để chỉ đặc điểm tính chất của vật .
\(\rightarrow\) Xưng hô , trò chuyện với vật như với người .
Đặc điểm BPTT ẩn dụ :
\(\Rightarrow\) Có 2 loại ẩn dụ :
\(\rightarrow\) Ẩn dụ phẩm chất : dựa vào sự tương đồng về phẩm chất .
\(\rightarrow\) Ẩn dụ truyển đổi cảm giác .
Đặc điểm BPTT hoán dụ :
\(\rightarrow\) Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật .
\(\rightarrow\) Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa .
------------------------------------------------------------
Bạn cần ví dụ cụ thể thì bảo mik nhé!