dựa vào khổ 3 trong bài nhớ rừng , hãy tả lại bộ tranh tứ bình bằng lời văn của em (10-12 câu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK :
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Tham khảo:
Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
a. Câu nghi vẫn
- Thời điểm: đêm trăng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.
- Cấu tứ: Một câu nói về thiên nhiên, một câu nói về hình ảnh con hổ. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, lãng mạn và thi vị. Hình ảnh con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng và đầy uy lực. Cảnh dù hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm của con hổ nhưng hết sức sống động, như thước phim của kí ức được tua lại vẹn nguyên trong trí óc của con hổ.
- 4 bức tranh mở ra 4 cảnh, mở ra 4 kỉ niệm về quá khứ vàng son của con hổ. 4 cảnh này được xem là tuyệt bút, tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo. Đoạn thơ này thể hiện sự am hiểu và sự vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Thế Lữ. Bởi tứ bình là nghệ thuật đặc sắc của thơ ca thời trung đại. Khi nói về vẻ đẹp cao sang quý phái, người ta thường hay sử dụng hình ảnh long, li, quy, phượng; khi nói về vẻ đẹp của người quân tử, thường gửi gắm vào hùng ảnh tùng, cúc, trúc, mai; hay khi nói đến 4 nghề nghiệp thường sử dụng tứ trụ: ngư, tiều, canh, mục. Tranh tứ bình với 4 cặp câu thường tự nó biểu đạt một nội dung hoàn chỉnh, kí thác một nỗi niềm nào đó. Trở lại với đoạn thơ của Thế Lữ, ta thấy được, mỗi cặp câu cũng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Hình ảnh con hổ là biểu tượng cho những người dân VN bị mất tự do thời bấy giờ đã mang lại cho câu thơ, đoạn thơ dáng dấp hiện đại. Và bức tranh tứ bình trong bài thơ này tự nó đã tạo thành một chỉnh thể, diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh: nói về nỗi nhớ của con hổ với quá khứ vàng son.
- Đoạn bức tranh tứ bình này mỗi cảnh là một mảnh ghép của kí ức, có cảnh ban ngày, có cảnh ban đêm, có cảnh lãng mạn thi vị, có cảnh linh thiêng, thâm u. Những đường nét của bức tranh tứ bình ấy đã làm tái hiện vẹn nguyên quá khứ vàng son của con hổ. Điều đó cho thấy nỗi nhớ da diết cồn cào của con hổ khi sống trong trạng thái tù đày, mất tự do.
Bạn Tham Khảo nha :
Dàn ý phân tích tâm trạng con hổ trong Nhớ rừng
A. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ - một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.Khái quát tâm trạng: Trong tác phẩm, trung tâm chính là tâm trạng con hổ trước thực tại tầm thường và quá khứ vàng son, qua đó nói về chính những con người Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước.B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tâm trạng tủi nhục, phẫn uất, chán ghét khung cảnh thực tại.
- Tác giả diễn tả trực tiếp tâm trạng con hổ bằng một loạt động từ mạnh:
“Gậm một khối căm hờn”: Động từ “gậm” gợi ra sự gặm nhấm dần dần, từ từ từng chút một, không phải là một nỗi căm hờn mà là một “khối”. Câu thơ gợi ra tâm trạng tù túng, bế tắc của con hổ khi bị giam cầm.Một loạt các động từ mạnh thể hiện sự khinh thường: “khinh”, “ngạo mạn”, “ngẩn ngơ”, “ giương mắt”,…Những từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng: “nhục nhằn”, “làm trò”, “chịu”.⇒ Tâm trạng phẫn uất, chán ghét đến tột đỉnh khi bị giam cầm, bị coi làm trò đùa cho lũ người nhỏ bé tầm thường của con hổ - biểu tượng của rừng xanh oai linh.
- Tâm trạng chán ghét, khinh thường sự tầm thường, giả dối của thực tại:
“ôm nỗi uất hận ngàn thâu”: Tâm trạng phẫn uất, căm hận của con hổ như được đẩy lên đến đỉnh điểm khi chứng kiến những cảnh tầm thường, giả dối trước mắt: “ghét những cảnh…”Luận điểm 2: Tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung khi nhớ về quá khứ vàng son ở chốn sơn lâm
- Tiếp tục sử dụng từ ngữ bộc lộ trực tiếp tâm trạng: “tình thương nỗi nhớ”, “ngày xưa”, “nhớ”
- Hình ảnh con hổ khi còn là chúa tể rừng xanh được khắc họa lại bằng một loạt những hình ảnh cụ thể, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “ vờn bóng”, “quắc”, thể hiện sự uy nghiêm, lẫm liệt, xứng đáng là “chúa tể cả muôn loài”.
- Nhớ về quá khứ, con hổ nhớ về những kỉ niệm chốn rừng xanh với tâm trạng nuối tiếc.
Điệp từ “nào đâu”, điệp cấu trúc kết hợp với một loạt câu hỏi tu từ cùng các hình ảnh có giá trị gợi cảm cao: “những đêm vàng” – “ta say mồi”, “những ngày mưa” – “ta lặng ngắm”, “ những bình minh” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “những chiều” – “ta đợi chết…”.Câu cảm thán cuối đoạn “than ôi!” kết hợp với câu hỏi tu từ “thời oanh liệt nay còn đâu?” như một lời than thở, tiếc nuối cho chính số phận mình.Luận điểm 3: Khao khát được tự do của con hổ
- Sống trong cũi sắt, chứng kiến những điều chán ghét tầm thường, con hổ khao khát được trở về với đại ngàn sâu thẳm, trở về với tự do, với thân phận đáng có của nó. Dù chỉ là trong giấc mộng, con hổ cũng muốn đưa hồn mình trở về với núi non.
+ Câu cảm thán cuối bài vừa thể hiện sự tiếc nuối, vừa thể hiện khao khát tự do mãnh liệt đang bùng cháy trong lòng con hổ.
- Thông qua tâm trạng con hổ, tác giả muốn nói về tâm trạng của hàng nghìn thanh niên yêu nước Việt Nam đang phải chịu sự kìm kẹp, giam lỏng của bọn thực dân, đó là tâm trạng khinh thường, chán ghét sự giả dối, xảo trá của giặc, đó là nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát cái gọng kìm của bọn thực dân.
C. Kết bài:
Khái quát lại tâm trạng con hổ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.Liên hệ, đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thế LữGợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và khổ 3 của bài thơ ''Nhớ rừng''
Thân bài:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.''
Khái quát khung cảnh của đêm trăng vàng lung linh:
+ ''Đêm vàng bên bờ suối'': Đêm trăng vàng yên bình, lung linh, ánh trăng chiếu vàng rọi bóng cây, xuống sông suối, phản chiếu hình ảnh hùng dũng của ''chúa Sơn Lâm''
+ Đại từ ''ta'' thể hiện sự oai linh của hổ
+ ''say mồi'': Hổ say mê với men chiến thắng khi mà nó còn tự do, là chúa của muôn loài.
+ Bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ''uống ánh trăng tan'' khiến cho anh trăng càng thêm lộng lẫy, mênh mông, rộng lớn
''Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.''
Những ngày mưa ở rừng già:
+ ''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'': Những ngày mưa rừng già rộng lớn đã khiến cho muôn loài sợ hãi, lẩn tránh nhưng với hổ thì vẫn rất bình thản, thư thái.
+ ''lặng ngắm'': sự trầm lặng và thư thái ngắm nhìn khu rừng của hổ, như một nốt trầm mặc trong bản hùng ca rừng già.
+ ''giang sơn đổi mới'': hổ ngắm khu rừng nơi nó là loài đứng đầu đổi mới từng chút một. Một thời uy nghiêm của hổ nay đã không còn mà chỉ còn chuỗi ngày cô độc trong cũi sắt.
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Sau cơn mưa, trời lại sáng:
+ Sau những ngày mưa rừng u tối, rừng lại về những ngày trong trẻo, yên bình ''nắng gội'' để muôn loài lại trở lại cuộc sống.
+ ''bình minh cây xanh'': Khung cảnh bình yên, thơ mộng sau cơn mưa, khi mặt trời vừa lên trên rừng già, khởi đầu của một cuộc sống yên bình với muôn loài.
+ ''tiếng chim ca'', ''tưng bừng'': không khí vui tươi, náo nhiệt của các loài chim đã khiến cho hổ cảm thấy khoan khoái và chìm vào giấc ngủ mà nó thấy thoải mái nhất.
Cảm nhận của em về toàn bộ đoạn thơ?
Kết bài:
Tình cảm của hổ đối với rừng là gì?
Qua đó, có thể hiện sự đối lập với cuộc sống hiện tại của hổ không?
_mingnguyet.hoc24_
Tham Khảo Nha Bạn!
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả?
Qua bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ, em thấy ấn tượng nhất là khổ 3 của bài bởi vì nó miêu tả sinh động một bộ tranh tứ bình. Ấn tượng với bức tranh thứ nhất về vẻ đẹp đêm trăng cùng hình ảnh say sưa của con hổ. Ở bức tranh thứ nhất này, ta thấy được hình ảnh một khu vườn sâu thăm thẳm kết hợp với hình ảnh chúa sơn lâm "say mồi" đã tạo nên một khung cảnh sắc lung linh, diệu kì. Sự kết hợp này đã tạo nên cho bức tranh một khung cảnh thơ mộng, kì ảo mà đầy hài hòa giữa chúa sơn lâm và khu rừng. Đến với bức tranh thứ hai là hình ảnh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm. Với bức tranh thứ hai này đã miêu tả được những cơn trong rừng sâu như bất tận, "xoay chuyển" cả "bốn phương ngàn". Điều này làm cho khung cảnh trở nên hài hòa, hiền dịu nhưng cũng có sự dữ dằn và hung bạo khi chúa sơn lâm lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh ấy. Và với bức tranh thứ bà là hình ảnh bình minh với sự uy nghi của con hổ.Sau ngày mưa sẽ là một bầu trời trong xanh đầy nắng. Cả khu rừng như được tắm mát xong đã trở nên êm dịu đi và đầy sức sống hơn với những con chim hót rộn rã khắp khu rừng. Cuối cùng là bức tranh thứ tư với hình ảnh hiều tàn cùng những sắc màu bi tráng. Bức tranh này mạnh mẽ nhưng cũng đầy bi tráng, nỗi buồn mà không dễ thấy được. Bốn bức tranh tứ bình đã nói lên suy nghĩ của chúa sơn lâm khi còn trong mình sự hùng vĩ và sự oai nghiêm. Thật là một bức tranh đẹp đẽ mà đầy sinh động !
Bạn tham khảo nha:
Khổ ba của bài "Nhớ rừng" đã vẽ ra trước mắt tôi những khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ. Trước hết là không gian trong chốn rừng sâu tràn ngập một sắc vàng từ vầng trăng trên cao rọi tỏ. Và trong không gian ấy, tiếng suối chảy lại khiến cho khu rừng thêm phần sinh động hơn, tươi mát hơn, có sinh khí hơn. Bức tranh thứ hai là khung cảnh của những ngày mưa trắng trời, núi rừng ngập trong một màn mưa trắng xoá. Những cơn mưa trong rừng sâu như bất tận, "xoay chuyển" cả "bốn phương ngàn". Thiên nhiên, núi rừng giờ đây không còn vẻ hiền hoà, êm dịu nữa mà cũng dữ dằn, cũng đầy hung bạo, mịt mù. Màn mưa giăng khắp chốn khiến cho vạn vật chuyển mình mạnh mẽ. Bức tranh thứ ba là bức tranh về bình minh nơi rừng núi, khi mà cả khu rừng bừng tỉnh sau một đêm dài. Sau ngày mưa là một một ngày nắng toả. Cả khu rừng sau cơn mưa tắm mát, nó trở mình trở nên tươi mát hơn, tươi tắn hơn, đầy sức sống hơn. Những nhành cây, khe đá, những ngọn núi,... đều bừng lên trong tiếng chim ca rộn trời. Chúa sơn lâm xuất hiện với giấc ngủ nhưng lại là "giấc ngủ tưng bừng". Khi tiếng chim ca hót rộn rã, tiếng vạn vật vươn mình trong nắng mới thì là lúc chúa sơn lâm bước vào giấc ngủ của mình sau một đêm mưa gió thức đợi. Những âm thanh vui nhộn và không khí trong lành đã ru nó vào giấc ngủ hiền hoà. Bình minh qua, hoàng hôn ghé lại, bức tranh thứ tư mở ra là khung cảnh của hoàng hôn, khi mà một ngày dài khép lại trong ánh chiều rực rỡ. Khung cảnh buổi chiều ấy thật dữ dội biết bao nhiêu với hình ảnh "lênh láng máu sau rừng". Gam màu đỏ rực ấy cũng khiến cho bức tranh trở nên thật sự rực rỡ, thực sự vô cùng ấn tượng. Khi bình minh, ánh mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏ nhân gian, sự sống khắp nơi cũng vì thế mà thức dậy, vận hành. Khi mặt trời về núi, mọi sự vật cũng theo ánh nắng chìm vào trong tĩnh mịch, ngưng đọng và nghỉ ngơi. Bốn bức tranh hiện lên trong suy nghĩ, trong sự hùng vĩ của núi rừng và trong sự oai nghiêm của con hổ - vị chúa sơn lâm để lại trong lòng người đọc ấn tượng thật khó quên.