Viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật người cha trong văn bản Đi Lấy Mật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong câu chuyện "Bó đũa" của nhà văn Nam Cao, người cha là một nhân vật rất đặc biệt và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Đầu tiên, người cha được miêu tả là một người đàn ông già, có mái tóc bạc phủ đầu và gương mặt trầm tư. Ông ta là một người nông dân chân chính, sống trong cảnh nghèo khó và luôn phải lao động vất vả để nuôi gia đình. Tuy nhiên, người cha lại rất yêu thương con cái và luôn muốn chăm sóc cho họ tốt nhất có thể.
Thứ hai, người cha còn là một người rất thông minh và tài giỏi. Trong câu chuyện, ông ta đã sử dụng một chiếc bó đũa để giúp con trai mình học tập và trở thành một học sinh giỏi. Ông ta đã biết cách sử dụng những vật dụng xung quanh mình để giúp đỡ con trai mình, thể hiện sự thông minh và sáng tạo của một người cha.
Cuối cùng, người cha còn là một người rất kiên nhẫn và quyết tâm. Dù cho con trai mình có bị lười học và không chịu nghe lời, ông ta vẫn không bỏ cuộc và luôn cố gắng tìm cách để giúp đỡ con trai mình. Thái độ kiên nhẫn và quyết tâm của người cha đã giúp con trai mình vượt qua khó khăn và trở thành một học sinh giỏi.
Tóm lại, người cha trong câu chuyện "Bó đũa" là một người đàn ông già, thông minh, yêu thương con cái và có thái độ kiên nhẫn, quyết tâm. Nhân vật này đã truyền tải cho người đọc thông điệp về tình cha con và sự quan tâm, chăm sóc của cha đối với con cái.
Đoạn văn tham khảo
Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.
Tham khảo :
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.
Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.
Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.
Tham khảo dàn ý sau kết hợp với những phần mà các bạn hỗ trợ nhé!
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2. Thân bài
* Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
- Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
- Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
- Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động. Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.
Mới đọc đoạn trích và biết sơ qua về Nemo, em đã thấy rất ngưỡng mộ con người này. Trong hình dung của em, thuyền trưởng Nemo là một người đàn ông cao lớn lực lưỡng, vầng trán cao và khuôn mặt lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ. Ông đã tự mình sáng chế và điều khiển cả con tàu khổng lồ, cùng tất cả anh em bạn bè trên thuyền vượt qua bao nguy hiểm khó khăn để khám phá đại dương rộng lớn.
Qua cách hành xử và nói năng của Nemo, có thể thấy ông là một người dũng cảm và vị tha. Không phải ai cũng dám lặn xuống tận đáy đại dương trên một con tàu lớn và đặt tính mạng của mình vào trạng thái nguy hiểm như vậy. Khi chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ, Nemo cũng không nề hà khó khăn nguy cấp, lăn xả chiến đấu cùng đồng đội và giành được chiến thắng. Cuối trận chiến, khi một người đồng đội chẳng may hi sinh, thuyền trưởng đã tỏ ra vô cùng buồn bã và quyết tâm làm gì đó để bù đắp cho người đó. Đây cũng chính là chi tiết khiến em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ vị thuyền trưởng dũng cảm và luôn sống vì người khác. Bên cạnh đó, trận chiến khốc liệt với con quái thú khổng lồ cũng khơi gợi cảm giác nể phục, tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả nói riêng, thiên nhiên rộng lớn nói chung.
Theo dõi những hành động và lời nói của thuyền trưởng, chứng kiến cuộc chiến đấu khốc liệt đầy anh dũng, em cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh để kiên cường đối mặt với khó khăn. Cách Nemo sống vì người khác cũng dạy cho em bài học về việc yêu thương, đùm bọc với bạn bè xung quanh, kề vai sát cánh vượt qua hiểm nguy gian khổ.
Tóm lại, thuyền trưởng Nemo chính là biểu tượng về lòng dũng cảm và vị tha trong em. Câu chuyện về người đàn ông thông minh, gan dạ này đã truyền cho em cảm hứng để sống tích cực và mạnh mẽ hơn, không ngại gian lao thử thách.
Bạn tham khảo :
I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân đoạn:
- Hoàn cảnh:
+ Hai cha con đang nghỉ ngơi dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật đầy hai thùng sắt.
+ Bỗng có tiếng máy bay của quân Pháp trên bầu trời.
- Đặc điểm của nhân vật người cha: tràn ngập tình yêu thương đối với con.
+ Nghe tiếng bom dội xuống rừng, ông ra sức bảo vệ con.
+ Nhanh chóng cùng An chạy thoát thân trước cuộc tàn sát của quân thù.
- Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể.
+ Sử dụng ngôn ngữ địa phương nhằm nhấn mạnh vào sự chất phác của người nông dân miền Tây.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
+ Thông qua nhân vật người tía, tác giả muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.
3. Kết đoạn:
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Bạn tham khảo :
Mỗi lần đọc đoạn trích "Rừng cháy", em không khỏi xúc động trước vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong "Đi lấy mật", ông hiện lên với vẻ ngoài khỏe khoắn của người nông dân chuyên đi rừng thì ở đoạn trích này, ông lại là người cha thương con vô bờ. Để làm nổi bật điều đó, tác giả đặt ông vào tình thế hiểm nghèo, đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ chân dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật thì nghe thấy tiếng động cơ gào rú. Âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp hai cha con vượt qua được sự càn quét của kẻ địch. Để tránh khỏi làn đạn đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ. Ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Ông liên tục cập nhật tình hình bằng những câu "Nó thả cái gì đen đen xuống kia.", "Giặc đốt rừng, con ơi!". Hai chữ "nghe con" chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Nhìn thấy An tiếc thùng mật lấy được, ông quát lớn "Chạy thoát thân đã!". Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, can trường của người tía nuôi. Chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây. Thông qua nhân vật người tía, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.