K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo rồi hình thành bài viết riêng cho mình nha: 

Quê hương em là một vùng nông thôn thanh bình, với những cánh đồng rộng bao la nhân dân sống chủ yếu làm nghề nông. Hình ảnh làng quê đẹp nhất trong em chính là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng.

Đó là một buổi trưa hè, cái nắng gay gắt vẫn đang chiếu trên đồng ruộng và các bác nông dân vẫn đang cặm cụi làm. Xa xa, những tà áo nâu cùng những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng. Em tò mò, muốn ngắm nhìn các bác khi đang làm việc nên đi tới gần cánh đồng hơn. Đứng cách em khoảng năm mét, những cô những bác nông dân đang chăm chỉ làm đồng. Người bón phân, người cuốc đất, người bắt ốc..., tiếng cười nói râm ran xua đi cái nóng của buổi ban trưa. Em chú ý nhất là một bác nông dân đang cày ruộng. Thân hình bác tầm thước, bộ đồ màu nâu đã dính đầy bùn. Chiếc quần xắn lên tới đầu gối làm lộ ra đôi chân chắc khỏe, các cơ nổi lên rõ rệt. Từng bước đi của bác đều vững chãi, nhanh nhẹn. Bác tầm khoảng năm mươi tuổi, có lẽ do việc nhà nông vất vả nên trông bác già hơn tuổi, nét lam lũ hằn lên những vết chai sạn trên bàn tay. Khuôn mặt bác hiền hậu, vầng trán lấm tấm mồ hôi. Có những giọt lăn dài trên má rồi rơi ngay xuống thớ đất bác vừa cày.

Bác điều khiển một chú trâu to, da đen bóng thật khỏe mạnh. Đôi tay rám nắng với những vết chai rắn rỏi cầm chắc vào tay cày. Trời nắng như đổ lửa khiến mồ hôi chảy trên cả cánh tay, khiến màu da của bác trông càng khỏe mạnh. Bác không bận tâm tới lưng áo ướt đẫm, tới cái oi ả của trưa hè. Những bước đi cứ đều đều, những tiếng hô "đi" cùng những tiếng "vút" phát ra từ cây roi của bác cứ vang lên đều đặn. Mỗi bước đi, bác lại vung roi lên và ra lệnh cho chú trâu của mình. Chú trâu như hiểu được mệnh lệnh của chủ, bước những bước dài trên đồng. Khi thì quẹo trái, khi thì sang phải. Chiếc lưỡi cày sắc lẹm đi sâu vào lòng đất, là lên những khối đất có kích thước đều nhau. Đất tròn đồng cứ lần lượt được xới lên thành hàng thành luống, trông thâu thích mắt. Thỉnh thoảng bác lại ca lên vài câu hòa cùng những người xung quanh hay kể vài câu chuyện vui cho mọi người, tiếng cười giòn càng rộn vang lên. Mọi người như quên đi cái nóng của ngày hè, quên đi cái vất vả của công việc. Người và trâu cứ thế chầm chậm, cần mẫn đi hết cánh đồng, quên đi thời gian, quên đi mệt nhọc. Nhìn khung cảnh ấy em lại nhớ đến bài ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Em rất thích ngắm bác nông dân đang cày ruộng, vì khi ấy em thấy thấm thía hơn nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Em sẽ trân trọng, biết ơn các bác nông dân hơn nữa- người biến những giọt mồ hôi thành hạt ngọc quý

1. Mở bài: Giới thiệu về bác nông dân em định tả

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

+ Dáng người cao lớn, vạm vỡ

+ Nước da ngăm đen do thời gian dài làm việc ngoài đồng.

+ Hằng ngày, Bác mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc, khi làm việc bác sẽ mang thêm một đôi ủng

b) Tính tình, hoạt động:

+ Cần mẫn làm việc: Hôm nào cũng thấy bác là người ra đồng sớm nhất chăm chú cày trên thửa ruộng. Ngay cả khi mọi người đã về hết bác vẫn tranh thủ làm việc.

+ Hai tay bác phối hợp với nhau tay này cắt thì tay kia đỡ và gom lại thành bó nhỏ. 

+ Bác cứ phải cúi mãi, tấm lưng đẫm mồ hôi bóng lên dưới ánh nắng, cứ nhấp nha nhấp nhổm giữa cánh đồng

+ Thỉnh thoảng Bác có nghỉ tay cho đỡ mỏi 

+ Sau giờ lao động mệt mỏi, em thấy hạnh phúc lóe lên trên mặt bác. Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.

3. Kết bài 

- Nêu cảm xúc của em về bác nông dân ấy

3 tháng 2 2017

Ngay gần nhà em là nhà bác Dũng – bác tổ trưởng tổ dân phố của em. Bác năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng vẫn còn khỏe lắm vì bác luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Dáng người bác cao, nụ cười hiền hậu, mái tóc đã pha sương. Bác vốn là bộ đội về hưu tính tình rất hiền lành, điềm đạm và mẫu mực. Công việc của bác rất bận rộn nhưng bác luôn lấy đó là niềm vui tuổi già. Có những đợt gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt hay những người nghèo gặp khó khăn bác đến từng nhà để kêu gọi mọi người quên góp. Trong xóm có xích mích, cãi cọ gì bác luôn là người có mặt kịp thời để hòa giải…Có bác cả khu phố lúc nào cũng sạch sẽ và bình yên. Em và mọi người rất yêu quý và thầm cảm ơn bác.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Mồ Côi xử kiện1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: - Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Mồ Côi xử kiện

1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: 

- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 

2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời : 

- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. 

Mồ Côi bảo : 

- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ? 

Bác nông dân đáp : 

- Thưa có. 

Mồ Côi nói : 

-  Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ? 

- Thưa Ngài, hai mươi đồng. 

- Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho ! 

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :

- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ? 

- Bác cứ đưa tiền đây. 

3. Bác nông dân ấm ức : 

- Nhưng tôi chỉ có hai đồng. 

- Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói : 

- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:  

- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. 

                                                                               TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG 

- Công đường : nơi làm việc của các quan. 

- Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại.

Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Kinh


 

C. Dân tộc Nùng

1
15 tháng 6 2017

Đây là truyện cổ tích của dân tộc Nùng.

          " Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc  từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên...
Đọc tiếp

 

         " Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc  từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! …".

                                                                                                                     ( Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính.

 Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

 Câu 3: Chỉ ra thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong câu văn sau:

          "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!...".

Câu 4:  Vì sao “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc  từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ… Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp ”? 

2
15 tháng 3 2022

Câu 1 : Trích từ văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ.

`-` Tác giả : Phạm Kim Đồng.

`-` PTBĐ chính : nghị luận
Câu 2: ND  chính : chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống và bác đặt tên cho các đồng chí với ý nghĩa quyết thắng.

Câu 3 : Trạng ngữ : "Trong đời sống của mình" và "Cho nên bên cạnh Bác"

`-` Công dụng : chuyển ý, thể hiện những tình huống trong câu và nhấn mạnh ý.

Câu 4: Vì Bác lúc nào cũng quanh quẩn làm việc, Bác có tính tự giác rất cao, tỉ mỉ trong công việc, không muốn mọi người giúp đỡ những việc mình có thể tự làm như vậy sẽ khiến tâm hồn thoải mái, không ảnh hưởng tới mọi người. Như vậy, ta thấy được Bác là người tỉ mỉ trong công việc , giản dị , hoà động , gần gũi với mọi người.

15 tháng 3 2022

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính.

=> 

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

ptbđ : nghị luận 

 Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

=>Bàn luận về cuộc sống hàng ngày đầy sự giản dị của Bác

 Câu 3: Chỉ ra thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong câu văn sau:

          "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!...".

=> trạng ngữ chỉ nơi chốn , bổ nghĩa cho các câu sau để người đọc người nghe dễ hiểu hơn .

Câu 4:  Vì sao “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc  từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ… Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp ”? 

=> Vì Bác có đức tính giản dị .

10 tháng 3 2022

a, bài đức tính giản dị của Bác Hồ

tác giả Phạm Văn Đồng

b,Nghị luận

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểmluận cứ và lý luận

Đoạn văn: "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc trồng cây trong vườn, viết một bức thứ cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì k cần ng giúp, cho nên bên cạnh Bác" ng giúp việc...
Đọc tiếp

Đoạn văn: "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc trồng cây trong vườn, viết một bức thứ cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì k cần ng giúp, cho nên bên cạnh Bác" ng giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng Lợi! CÂU 1 Câu " trong đời sống của mình , việc gì bác tự làm đc thì không cần ... Trong đời sống của mình là thành phần gì của câu Câu2 Nêu nội dung của đoạn trích trên

1
27 tháng 2 2022

 

CÂU 1 Câu " trong đời sống của mình , việc gì bác tự làm đc thì không cần ... Trong đời sống của mình là thành phần gì của câu

Thành phần trạng ngữ

Câu 2 Nêu nội dung của đoạn trích trên

 Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

 

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác...
Đọc tiếp

Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                                                                                     (Trích - Ngữ văn 7 - tập 2)

Câu 1:Từ phẩn đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) cảm nhận về nội dung đoạn văn trên? 

0