đóng vai người dẫn chương trình để giới thiệu 1 cảnh sinh hoạt : đi chợ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến Huế chúng ta không thể không nhắc tới dòng sông Hương đẹp say mê lòng người. Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.
Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.
Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.
Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.
Vào ngày rằm hàng tháng, trên ngọn đồi nhỏ cuối làng em lại diễn ra phiên chợ quê. Tuy không to lớn, hoành tráng như những trung tâm thương mại trên thành phố, nhưng nó vẫn có vẻ đẹp và sức hút riêng biệt, khó mà trộn lẫn.
Gọi là phiên chợ, nghĩa là đây là hoạt động mua bán thường niên của người dân. Tuy vậy, chẳng có bất kì gian nhà hay biển hiệu gì cả. Tất nhiên cũng không có chương trình quảng cáo nào. Thế nhưng, như một tín hiệu ngầm, cứ ngày rằm mỗi tháng, người người lại kéo nhau về đây. Phần là để mua bán, mua sắm, nhưng cũng có phần là để chung vui, hòa mình vào không khí đông vui của phiên chợ.
Trên bãi cỏ, những sạp hàng được bày bán trên những tấm bạt. Thêm một cái mái che đơn sơ, vài chiếc ghế gỗ thấp nhỏ, ấy là đã có một gian hàng nóng hổi ra lò. Tuy là phiên chợ quê, nhưng đồ được bày bán ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ giới hạn ở những món “quà quê”. Từ rau củ, thịt thà, đến bánh kẹo, áo quần, đồ dùng gia đình, đồ chơi, đến cả đồ trang sức… Cái gì cũng có cả. Vô vàn những mặt hàng đủ màu sắc, kiểu dáng bày la liệt trên ngọn đồi, khiến người xem phải lóa cả mắt. Nếu không quen thuộc với phiên chợ, thì bị lạc sẽ là điều hiển nhiên. Ngoài hoạt động mua bán quen thuộc, thì đến với phiên chợ, mọi người còn có thể ăn uống những món ngon, lạ, được xem biểu diễn văn nghệ, xiếc bởi gánh hát rong. Rồi còn được chơi đu quay, đá cầu, chọi dế… Thậm chí, phiên chợ còn có thể là nơi để cho những đôi nam thanh nữ tú hẹn hò. Tất cả mọi người cứ thế hòa vào phiên chợ, nói nói cười cười. Bầu không khí ngày càng sôi động, rộn ràng. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười vui sướng. Người bán vui cười xởi lởi, người mua thỏa mãn, hài lòng. Kẻ đến chơi thì thích thú, phần khởi, và những kẻ “nghe danh mà đến” cũng phải gật đầu khen hay.
Cứ như thế, mỗi tháng một lần phiên chợ lại xuất hiện ở địa điểm cũ. Nó không chỉ là một khu chợ, giúp mọi người được buôn bán, mua sắm mọi mặt hàng mà không cần đi đến nơi xa. Mà phiên chợ ấy, còn như là một biểu tượng tinh thần, in dấu trong lòng người dân quê. Để dù có đi xa, thì vẫn nhớ mãi, hình ảnh phiên chợ quê đông vui, tấp nập, giống như nhớ về những cây đa, giếng nước, sân đình
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.
Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt.
Hôm nay chúng ta sẽ đến với cây cầu Được tổ chức Kỷ lục thế giới GUINNESS (GWR) trao Chứng nhận kỷ lục đường đi vách núi dài nhất thế giới – cầu kính Bạch Long, Mộc Châu, Sơn La. Không chỉ nhận được chứng nhận của GUINNESS, Cầu kính Bạch Long cũng được Hiệp hội Kỷ lục thế giới (WRA) trao Chứng nhận kỷ lục cầu đáy kính dài nhất thế giới. Tổ chức Kỷ lục thế giới Official (OWR) của châu Âu cũng công nhận đây là cây cầu kính dài nhất thế giới với độ dài 632m. Nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 10 km, cầu kính Bạch Long thuộc khu du lịch Mộc Châu Island, một tổ hợp khu vui chơi nghỉ dưỡng phức hợp trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Cầu kính Bạch Long có tổng số vốn lên đến 773 tỷ đồng, thiết kế hiện đại với đường đi bộ bằng kính dài 632 m. Cây cầu kính Bạch Long có hai trụ tháp cao 30m. Bên dưới trụ tháp được các chuyên gia thiết kế chắc chắn, trong đó đã khoan leo sâu xuống 30m bằng cáp giữ chịu lực của Hàn Quốc. Độ cao của mặt cầu đến mặt đất là 150m. Cây cầu hiện đang thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Bạn tham khảo nhé
Vào ngày rằm hàng tháng, trên ngọn đồi nhỏ cuối làng em lại diễn ra phiên chợ quê. Tuy không to lớn, hoành tráng như những trung tâm thương mại trên thành phố, nhưng nó vẫn có vẻ đẹp và sức hút riêng biệt, khó mà trộn lẫn.
Gọi là phiên chợ, nghĩa là đây là hoạt động mua bán thường niên của người dân. Tuy vậy, chẳng có bất kì gian nhà hay biển hiệu gì cả. Tất nhiên cũng không có chương trình quảng cáo nào. Thế nhưng, như một tín hiệu ngầm, cứ ngày rằm mỗi tháng, người người lại kéo nhau về đây. Phần là để mua bán, mua sắm, nhưng cũng có phần là để chung vui, hòa mình vào không khí đông vui của phiên chợ.
Trên bãi cỏ, những sạp hàng được bày bán trên những tấm bạt. Thêm một cái mái che đơn sơ, vài chiếc ghế gỗ thấp nhỏ, ấy là đã có một gian hàng nóng hổi ra lò. Tuy là phiên chợ quê, nhưng đồ được bày bán ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ giới hạn ở những món “quà quê”. Từ rau củ, thịt thà, đến bánh kẹo, áo quần, đồ dùng gia đình, đồ chơi, đến cả đồ trang sức… Cái gì cũng có cả. Vô vàn những mặt hàng đủ màu sắc, kiểu dáng bày la liệt trên ngọn đồi, khiến người xem phải lóa cả mắt. Nếu không quen thuộc với phiên chợ, thì bị lạc sẽ là điều hiển nhiên. Ngoài hoạt động mua bán quen thuộc, thì đến với phiên chợ, mọi người còn có thể ăn uống những món ngon, lạ, được xem biểu diễn văn nghệ, xiếc bởi gánh hát rong. Rồi còn được chơi đu quay, đá cầu, chọi dế… Thậm chí, phiên chợ còn có thể là nơi để cho những đôi nam thanh nữ tú hẹn hò. Tất cả mọi người cứ thế hòa vào phiên chợ, nói nói cười cười. Bầu không khí ngày càng sôi động, rộn ràng. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười vui sướng. Người bán vui cười xởi lởi, người mua thỏa mãn, hài lòng. Kẻ đến chơi thì thích thú, phần khởi, và những kẻ “nghe danh mà đến” cũng phải gật đầu khen hay.
Cứ như thế, mỗi tháng một lần phiên chợ lại xuất hiện ở địa điểm cũ. Nó không chỉ là một khu chợ, giúp mọi người được buôn bán, mua sắm mọi mặt hàng mà không cần đi đến nơi xa. Mà phiên chợ ấy, còn như là một biểu tượng tinh thần, in dấu trong lòng người dân quê. Để dù có đi xa, thì vẫn nhớ mãi, hình ảnh phiên chợ quê đông vui, tấp nập, giống như nhớ về những cây đa, giếng nước, sân đình
Tham khảo dàn ý bạn có thể dựa vào nha :
1. Mở bài
Giới thiệu về cảnh sinh hoạt sẽ được tả.
2. Thân bài
Tả bao quát khung cảnh sinh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.3. Kết bài
Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết về cảnh sinh hoạt.