K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật An trong đi lấy mật (học sinh giỏi)

a. Mở bài: 

- Giới thiệu chung về đoạn trích “Đi lấy mật” và nhân vật An

b. Thân bài:

- An là một chú bé có cái nhìn tinh tế và có tình yêu vô cùng lớn với thiên nhiên:

+ Cảm nhận được ánh sáng trong khu rừng trong vắt...khiến ta cảm thấy như được bao qua là lớp thủy tinh

+ Cảm nhận gió và mặt trời theo cách riêng: Gió thổi “rao rao”, mặt trời thì là một “khối”

+ Làn hơi đất trong rừng đang tan theo ánh nắng, khiến khu rừng thêm kì bí

+ Thấy tiếng chim hót líu lo

+ Quan sát các động vật trong rừng: Con kì nhông đang nằm phơi lưng, Con Luốc đang bò tới, chim thật đẹp...

- An còn là một chú bé hồn nhiên và tinh nghịch như bao đứa trẻ khác:

+ Chen vào giữa tía nuôi và cò

+ Quảy tòn ten một cái gùi bé 

+ Hăng hái đi tìm tổ ong

- An rất thông minh, chăm học:

+ Nhớ như in lời má nuôi dạy về cách tìm tổ ong và lấy mật

+ Hỏi má những điều chưa rõ

+ Nhớ những điều đã được học trong sách về tổ ong, ghi chép những lời thầy kể. Rồi so sánh với những gì má nuôi kể và thực tế nhìn thấy. Cuối cùng, tự đưa ra kết luận rằng: “Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ vùng U Minh này cả.”

c. Kết bài:

- Khái quát lại đặc điểm nhân vật An trong đoạn trích.

4 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị.

“Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá.

Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được.

Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

8 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An

1. Mở đoạn:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân đoạn:
- Hoàn cảnh:
+ Hai cha con đang nghỉ ngơi dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật đầy hai thùng sắt.
+ Bỗng có tiếng máy bay của quân Pháp trên bầu trời.
- Đặc điểm của nhân vật người cha: tràn ngập tình yêu thương đối với con.
+ Nghe tiếng bom dội xuống rừng, ông ra sức bảo vệ con.
+ Nhanh chóng cùng An chạy thoát thân trước cuộc tàn sát của quân thù.
- Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể.
+ Sử dụng ngôn ngữ địa phương nhằm nhấn mạnh vào sự chất phác của người nông dân miền Tây.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
+ Thông qua nhân vật người tía, tác giả muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.
3. Kết đoạn:
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

8 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

Mỗi lần đọc đoạn trích "Rừng cháy", em không khỏi xúc động trước vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong "Đi lấy mật", ông hiện lên với vẻ ngoài khỏe khoắn của người nông dân chuyên đi rừng thì ở đoạn trích này, ông lại là người cha thương con vô bờ. Để làm nổi bật điều đó, tác giả đặt ông vào tình thế hiểm nghèo, đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ chân dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật thì nghe thấy tiếng động cơ gào rú. Âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp hai cha con vượt qua được sự càn quét của kẻ địch. Để tránh khỏi làn đạn đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ. Ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Ông liên tục cập nhật tình hình bằng những câu "Nó thả cái gì đen đen xuống kia.", "Giặc đốt rừng, con ơi!". Hai chữ "nghe con" chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Nhìn thấy An tiếc thùng mật lấy được, ông quát lớn "Chạy thoát thân đã!". Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, can trường của người tía nuôi. Chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây. Thông qua nhân vật người tía, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.

3 tháng 12 2023

hi

5 tháng 12 2023

bạn nên hỏi google nhé hoặc lời giải hay chứ viết vào olm tôi sợ tôi viết hơi dài

17 tháng 3 2024

Đọc truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em rất ấn tượng về nhân vật người bố. Ông là một người cha tuyệt vời với những phẩm chất tốt đẹp và cao thượng.

Người cha xuất hiện qua lời kể của nhân vật tôi, với một hình tượng cao lớn và ấm áp. Ông đã truyền cho con trai mình tình yêu chan hòa với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình. Ông không truyền những tình cảm ấy một cách sáo rỗng, mà gửi gắm qua những trò chơi thú vị trong chính khu vườn của gia đình. Ông dạy cho con trai mình cách cảm nhận, nhìn ngắm và dạo chơi trong khu vườn bằng khứu giác, bằng vị giác, chứ không chỉ bằng thị giác như thông thường. Nhờ vậy, mà cậu bé đã cảm nhận thiên nhiên bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Rồi từ đó, bằng một cách bình dị mà cậu yêu thiên nhiên như một người bạn thân thiết.

Người bố không chỉ làm cha, mà ông còn là một người thầy, một người bạn của con trai mình. Ông đồng hành cạnh bên con trong từng bước trưởng thành của cuộc đời. Ông không chỉ dạy con cách yêu và cảm nhận thiên nhiên, mà còn dạy cho con những điều hay lẽ phải của cuộc sống qua những điều nhỏ nhặt. Tựa như khi ông ân cần giải thích cho con về giá trị của một món quà. Không phải một món quà đắt tiền mới là quý giá. Mà những món quà chứa đựng tâm sức, tình cảm của người tặng mới thực sự quý giá, như trái ổi được lựa chọn kĩ lưỡng, hay một nụ hôn chúc ngủ ngon. Sự sâu sắc và thấu hiểu của tâm hồn người cha đã thể hiện trọn vẹn qua bài học này. Sự gần gũi giữa người bố dành cho con trai mình, còn thể hiện qua những bí mật của riêng hai người. Cái nháy mắt ngầm hiểu của ông với con trai trước người khác, về bí quyết nghe được những âm thanh từ xa khiến em cảm nhận được mối quan hệ sâu sắc của hai cha con họ. Tất cả đã được tạo nên bởi một người bố quá đỗi yêu thương con và giàu sự thấu hiểu.

Không chỉ là một người cha tuyệt vời, người bố trong đoạn trích còn hiện lên với dáng vẻ của một con người mạnh mẽ, cao thượng. Điều đó thể hiện qua hành động ông thả vội bát cơm, chạy vụt ra sông để nhảy xuống nước cứu cu Tí bị đuối nước. Hành động mạnh mẽ và dứt khoát ấy thể hiện bản lĩnh và tình yêu thương con người của ông. Có lẽ chính vì vậy mà ông được mọi người yêu quý, trân trọng. Được bạn của con trai thường ưu ái mang sang tặng những quả ổi ngon nhất. Và cách ông nâng niu những món quà nhỏ bé ấy lại càng khẳng định thêm cho nhân cách cao đẹp ấy.Có thể nói, nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một biểu tượng tuyệt vời về hình tượng người cha trong lòng em. Ông ấy là một vầng sáng ấm áp và vững chãi đồng hành bên cạnh con trai của mình, giúp con có một tuổi thơ tươi đẹp.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

Em tham khảo dàn ý và các bước sau nhé!

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học

Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Em có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.

b. Tìm ý

Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu va lựa chọn các chi tiết lien quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm của nhân vật đó.

- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết lien quan đến nhân vật, em cần chú ý:

+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua:

Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vậtNgôn ngữ của nhân vậtThế giới nội tâmMối quan hệ với các nhân vật khác.

- Để xác định được đặc điểm của nhân vật hãy kết nối thong tin về nhân vật trong tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của em bằng cách đặt ra các câu hỏi:

+ Nhà văn đã miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật như thế nào? Trong cuộc sống, những người có đặc điểm như vậy sẽ có tính cách như thế nào?

+ Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật như thế nào? Những người có cảm xúc, suy nghĩa như vậy thường có đặc điểm gì?

+ Nhà văn đã viết gì về mối quan hệ của các nhân vật khác trong tác phẩm? Trong cuộc sống, những người có các mối quan hệ như vậy thường có tính cách như thế nào?

c. Lập dàn ý

Hãy sắp xếp các thông tin và ý tưởng cảu phần tìm ý thành một dàn ý. Khi lập dàn ý em cần tập trung vào một số đặc điểm nổi bật của nhân vật.

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

2. Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:

- Để những nhận xét về nhân vật thuyế phục và có giá trị, cần dựa trên nhưng sự việc, chi tiết liên quan đến nahan vật trong tác phẩm.

 

- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.

- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết của em 

14 tháng 3 2023
Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.

Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.
 

Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

10 tháng 3 2023

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật;

nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật