nêu nhưng biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở nb cuối thể kỉ 19 đầu thế kỉ 20
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:
+ Xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi, Su-mi-tô-mô,...
+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…
Tham khảo
Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đó là:
- Thứ nhất: sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế, như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si,…
- Thứ hai: Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đó là: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Chiến tranh đế quốc Nga - Nhật (1904 - 1905).
Tham khảo
- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản từng bước hình thành, thể hiện rõ nét qua sự xuất hiện của các công ty độc quyền và sự xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành đường sắt và hàng hải phát triển. Sự tập trung sản xuất dẫn đến xuất hiện nhiều công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế và chính trị ở Nhật Bản.
+ Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị để giới cầm quyền Nhật Bản thực thi chính sách xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ. Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh và giành thắng lợi như: chiến tranh xâm lược Đài Loan (1874), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), thôn tính Triều Tiên.... Các tập đoàn tư bản Nhật Bản cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác tài nguyên, nhân lực....
Tham khảo
- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:
+ Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...
+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…
- Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức); tơ-rớt (ở Mỹ),… Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.
- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
\(\Rightarrow\) Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ nghĩa đế quốc.
Tham khảo!
Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
Tham khảo:
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
* Bài học:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Anh:
+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)
+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
+ Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
- Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, trải dài từ Niu Di-lân, Ấn Độ, Ai Cập cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.
==> Chủ nghĩa đế quốc Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân".
- Pháp:
+ Sản xuất công nghiệp tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Đức, Anh, Pháp).
+ Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời.
+ Chủ yếu xuất khẩu tư bản cho vay.
- Đức:
+ Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ).
+ Cuối thế kỉ XIX, các công ti độc quyền công nghiệp ra đời.
(Mình cũng k biết có đúng hết k, có gì bạn kiểm tra lại lần nữa nhé!)
Tham khảo:
Kinh tế Anh:
- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.
- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.
Kinh tế Pháp:
- Công nghiệp:
+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.
+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.
- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.
- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Kinh tế Đức:
- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.
- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.
- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.
Kinh tế Mỹ:
- Công nghiệp:
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.
- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
Tham khảo:
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.
+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.
Có hai sự kiện chính : Sự xuất hiện của các công ti độc quyền và chiến tranh tranh giành lãnh thổ với các nước đế quốc khác.
Thứ nhất, sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế như: Mitxui, Mitxubishi …Chủ nghĩa tư bản có hai giai đoạn phát triển là: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, đặc điểm chung nhất của chủ nghĩa đế quốc ở tất cả các nước là sự xuất hiện của các công ty độc quyền, và Nhật cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy Thứ hai, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược qua hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), Nga - Nhật (1904-1905).
tk
Có hai sự kiện chính : Sự xuất hiện của các công ti độc quyền và chiến tranh tranh giành lãnh thổ với các nước đế quốc khác.
Thứ nhất, sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế như: Mitxui, Mitxubishi …Chủ nghĩa tư bản có hai giai đoạn phát triển là: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, đặc điểm chung nhất của chủ nghĩa đế quốc ở tất cả các nước là sự xuất hiện của các công ty độc quyền, và Nhật cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy Thứ hai, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược qua hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), Nga - Nhật (1904-1905).