K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2023

Việc biết danh từ nào cần thêm đuôi nào (hậu tố hoặc tiền tố) để tạo thành từ đúng là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ. Dưới đây là một số hướng dẫn chung về việc thêm đuôi cho danh từ:

1. Hậu tố (-s, -es):

- Thêm "-s" vào danh từ số ít để tạo thành danh từ số nhiều, ví dụ: cat (mèo) → cats (những con mèo).

- Thêm "-es" vào danh từ kết thúc bằng âm tiếp xúc s, sh, ch, x hoặc o, ví dụ: bus (xe buýt) → buses (các xe buýt), box (hộp) → boxes (các hộp).

2. Tiền tố (un-, dis-, mis-, pre-, re-):

- Thêm tiền tố "un-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa phủ định, ví dụ: happy (hạnh phúc) → unhappy (không hạnh phúc).

- Thêm tiền tố "dis-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa đảo ngược, ví dụ: connect (kết nối) → disconnect (ngắt kết nối).

- Thêm tiền tố "mis-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa sai lầm, ví dụ: spell (đánh vần) → misspell (viết sai).

- Thêm tiền tố "pre-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa trước, ví dụ: war (chiến tranh) → prewar (trước chiến tranh).

- Thêm tiền tố "re-" vào danh từ để biểu thị ý nghĩa làm lại, ví dụ: build (xây dựng) → rebuild (xây dựng lại).

3. Một số quy tắc khác:

- Có một số trường hợp đặc biệt khi thêm đuôi cho danh từ, nhưng không có quy tắc chung. Ví dụ: child (đứa trẻ) → children (những đứa trẻ), man (người đàn ông) → men (những người đàn ông).

- Đôi khi, để biết danh từ có thêm đuôi hay không, cần nhớ và học từng danh từ cụ thể và quy tắc đi kèm.

Quan trọng nhất là rèn luyện và nắm vững kiến thức về ngữ pháp và từ vựng trong tiếng Anh. Đọc và nghe tiếng Anh nhiều sẽ giúp bạn hiểu và nhớ các quy tắc và cách sử dụng đúng từng loại đuôi cho danh từ.

23 tháng 3 2018

In this section you must choose the word or phrase which best completes each sentence. Circle the letter A, B, C or D against the number of each item 1-20 for the word or phrase you choose. (20 points)

1. My sister is very fond .................... chocolate candy.
     A. of                                 B. about                           C. with                        D. at

2. I have studied English ....................eight months.
    A. for                                 B. since                           C. by                           D. in

3. Listen ....................our teacher !
    A. with                               B. to                                C. for                           D. in

4. There isn’t ....................food in the house.
    A. none                             B. no                                C. some                      D. any

5. He arrives …………………..at six o’clock.
     A. at home                       B. home                           C. in home                  D. to home

6. Herbert has had his car………………….. 1999.
    A. ago                               B. since                            C. to                           D. for

7. How long will it ....................to get there ?
    A. cost                              B. lose                              C. make                     D. take

8. I ....................it to you if you don’t have one. 
    A. give                              B. gave                             C. will give                  D. would give

9. ....................your homework yet ?
    A. Did you finished          B. Are you finishing           C. Do you finish          D. Have you finished

10. It’s the best book I …………………..read.
    A. have ever                    B. had ever                       C. will ever                  D. can ever

11. He looked very..................when I told him the news.
    A. happily                        B. happy                            C. happiness              D. was happy

12. She is ..................in history.
    A. interests                      B. interested                      C. interesting              D. being interest

13. Is the Eiffel Tower taller....................Big Ben ?
    A. then                            B. than                               C. as                            D. of

14. At school, David was..................anyone else in his class.
    A. as clever as                B. as clever than                C. cleverer as             D. cleverest

15. She speaks French ....................than you.
    A. more faster                 B. more fluently                  C. well                         D. the most fluently

16. It began to rain while we…………………..soundly.
    A. slept                          B. were sleeping                 C. have slept                D. are sleeping

17. She doesn’t coffee, does she ?
    A. Yes, she doesn’t        B. No, she does                  C. Yes, she did           D. No, she doesn’t

18. I won't go to bed …………………..I finish my homework.
    A. until                           B. when                             C. while                         D. since

19. Is this book ………………….. ? Yes, it's mine.
    A. you're                        B. yours                             C. you                           D. your

20. …………………..do you come to school ? By bus
    A. How                          B. What                              C. By                            D. When

25 tháng 10 2023

bạn cứ tra trên mạng ý 

14 tháng 4 2020

Mưa chiều. Những bóng người hối hả, liêu xiêu trong mưa. Từng hạt mưa tạt thẳng vào người. Đau nhói. Và lạnh buốt. Chiếc áo mưa mỏng tang dường như không đủ sức chống chịu trước sức mạnh của mưa, cứ níu chặt vào người không muốn rời xa. Những bóng người co ro, bé nhỏ lại trong mưa, đơn độc, lầm lũi, đoán chừng mọi đích đến đều là một ngôi nhà nào đó, nhỏ xinh hay rộng rãi, đều chứa đựng trong lòng một sự ấm áp.

Ngày còn ở nhà, tôi sợ lắm những cơn mưa đầu mùa, thường đến bất chợt vào một buổi chiều muộn. Khi đó, ba mẹ tôi chưa về nhà mà đang còn mải loay hoay với làm cỏ, cuốc đất. Mưa đầu mùa ở Tây Nguyên thường hung hãn, dữ tợn như một cơn nóng giận vô cớ của tự nhiên. Mưa, gió, và sấm chớp. Những hạt mưa to ngỡ như mưa đá rầm rập trút xuống, tưởng chừng có thể xuyên thủng mái nhà, như những mũi tên đâm thẳng xuống mặt đất. Gió lướt ràn rạt trên từng ngọn cây, quật nát những tàu lá chuối sau vườn. Nhưng tôi sợ nhất là sấm chớp. Một luồng sáng lóe lên, rực trời, cảm giác như một sợi dây ánh sáng khổng lồ nối thẳng từ bầu trời xuống lòng đất, rồi một tiếng nổ khủng khiếp và đáng sợ. Co ro mấy chị em trong nhà, lo lắng chờ ba mẹ về. Trời mưa to, sấm chớp thế này. Mấy chị em chẳng dám làm gì, cứ ngóng mắt ra đường, dù biết trời mưa thế kia chắc ba mẹ cũng đã tìm chỗ trú rồi. Co ro, co ro chờ mưa tạnh.

Mưa Tây Nguyên lạ lắm, bất chợt đến rồi bất chợt đi. Đang ào ào như thế, bỗng chốc chỉ còn vài hạt lắc rắc rồi ngừng hẳn. Bầu trời đang đen kịt sau một thoáng đã trở nên quang đãng, cao và trong đến lạ. Mọi thứ dường như được khoác lên mình một chiếc áo mới khác hẳn, tinh khiết và căng đầy nhựa sống. Cây cối, dù có đôi chút bị tả tơi nhưng vẫn thấy mạnh mẽ hơn sau một trận thử thách. Những mái ngói sạch bong, bị ngấm nước và chuyển sang màu nâu, ấm áp đến lạ. Dưới đất, những dòng sông nho nhỏ ào ạt chảy, để rồi một chút sau, nước đã thoát đi đâu hết. Không khí trong lành, mát mẻ hơn. Và kia, ba mẹ tôi kia rồi, hiện ra nơi cuối đường trong sự chờ đợi của mấy chị em, vai ba vác cuốc, tay mẹ xách giỏ nước, hình ảnh thân thương đó có lẽ sẽ in dấu mãi trong tôi. Ba mẹ tôi đó, những người mà tôi ngưỡng mộ, giản dị và gần gũi như thế đó. Chị em tôi bắt đầu nhóm bếp, thổi lửa nấu cơm. Căn bếp nhỏ bị mưa tạt phía ngoài, lẹp nhẹp nước nhưng sao ấm áp lạ. Chỉ một lúc, khói bếp đã lan lên, những làn khói lam mỏng nhè nhẹ bay lên, mang theo mùi ngai ngái, nồng nồng của củi ướt tỏa vào không gian. Rồi thì bữa tối đạm bạc cũng xong, chỉ những món ăn bình thường thôi nhưng sao thấy ngon quá chừng. Bây giờ, đôi lúc thèm một trái dưa leo chấm ruốc, một tô canh rau tập tàng nấu tép nhưng nấu lên rồi, ăn chẳng thấy ngon. Không phải dưa mình trồng. Không phải rau mình hái trong vườn. Không phải ngồi chen chúc trong một căn phòng chật chội. Không xì xụp, hít hà. Không phải mình đang ở nhà. Không có ba mẹ, không có mấy đứa nhỏ bên cạnh. Không có cái không khí quen thuộc đó. Một điều gì đó rất mơ hồ nhưng cũng rất rõ, cảm giác mình có thể chạm vào được nhưng lại không nắm bắt được.

Như những cơn mưa.

Có một điều thật lạ, không biết có phải ngẫu nhiên không mà những cơn mưa đầu mùa thường bất chợt đến vào buổi chiều. Có lẽ mưa chiều cho khói bếp thêm cay nồng. Cho mọi vất vả của một ngày lao động tan biến. Cho bữa cơm tối thêm ngon. Cho ngôi nhà thêm ấm áp. Cho yêu thương thêm dâng đầy trong mắt. Đi qua cơn mưa chiều lạnh lẽo và hung hãn, để thấy hết những nồng đượm gia đình. Để biết quý những cơn mưa.

Mưa. Chiều nay Huế đổ mưa. Cũng là một cơn mưa đầu mùa bất chợt. Xối xả. Gió cuốn mịt mù. Nhưng không phải mưa nhà. Không còn co ro chờ đợi. Không có bếp lửa cay mùi khói. Hơn 600 cây số theo những cơn mưa. Sao mà nhớ quá…MƯA ơi!

AH
Akai Haruma
Giáo viên
7 tháng 9 2021

Nếu đề hỏi nhận định nào sai thì đáp án D là nhận định sai, vì theo đề thì $c$ là phần tử nằm trong tập hợp M

7 tháng 9 2021

Cô ơi B nữa ạ vì a ko thuộc B ạ mà cx chẳng có tập hợp B

22 tháng 9 2016

mk trả lời, bài này mk học qua rồi, cả cách trình bày nữa

61:

8 = 23; 16 = 42 hay 24; 27 = 33; 64 = 82 hay 26;

81 = 92 hay 34; 100 = 102 .

 


 
22 tháng 9 2016

62: 102 = 100;

103 = 1000;

104 = 10000;

105 = 100000;

106 = 1000000;

b) 1000 = 103 ;

1 000 000 = 106 ;

1 tỉ = 1 000 000 000 = 109 ;

 

1000…00 = 1012 .

Mẹ sinh hai anh em em cách nhau đến mười tuổi nên khi em học lớp năm thì anh trai em đã học năm thức ba trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi kì nghỉ hè, anh em đều mang nhiều tài liệu ôn thi, tự học về. Anh em là người chăm học. Gần như hình ảnh chăm chỉ học tập của anh in sâu vào tâm trí em.

Sách của anh em rất nhiều, tài liệu các môn học quyển nào quyển nấy dày cộm. Cơm nước xong, anh ngồi chơi với cả nhà một lát rồi ngồi vào bàn học bài. Anh bật đèn bàn và mở máy vi tính. Dáng anh gầy gầy nghiêng mình trên bàn phím. Những sợi tóc mai loà xoà trước trán nên anh thường lấy tay hất tóc lên. Anh em có cái nhìn tư lự nhưng cương quyết. Hình như anh lúc nào cũng bận suy nghĩ về cách giải toán. Dưới vầng trán rộng, đôi mắt của anh đưa đi đưa lại theo dõi màn hình. Ánh đèn bàn chiếu sáng sống mũi cao, bè bè của anh, soi rõ đôi môi hình trái tim xinh xinh của anh. Anh tập trung học tập, lúc thì gõ phím, lúc dùng bút ghi chép, gạch xoá, tính toán. Ánh sáng của màn hình thay đổi theo nhịp gõ phím, tay anh thoăn thoắt lướt trên bàn phím. Công nghệ phần mềm là ngành mà anh theo học, là môn học mà anh yêu thích nhất, cũng là môn anh giỏi nhất trong tất cả các môn. Những ngón tay thon dài của anh lướt trên bàn phím, tiếng lốc cốc vang lên theo nhịp gõ nghe to hơn trong không gian yên tĩnh của căn nhà. Ngồi học chăm chú trong hai giờ liền, anh đứng dậy vươn vai cho đỡ mỏi rồi đi ra hàng hiên hóng mát. Nghỉ ngơi một chút cho đỡ mỏi mắt, anh lại ngồi vào bàn. Dáng anh cần mẫn, chăm chỉ như chú ong thợ xây tổ. Anh đang xây từng viên gạch kiến thức cho mình để đủ năng lực phục vụ ngành Công nghệ thông tin mai sau.

Anh em cần cù học tập là tấm gương tốt để em noi theo. Trong bao nhiêu thăng trầm của gia đình, sự siêng năng học tập của anh chính là niềm an ủi của ba mẹ em. Anh thường tâm sự với em: “Bất cứ giá nào, anh phải đạt được ý nguyện: tốt nghiệp ra trường với bằng kĩ sư giỏi.”. Lời anh nói cùng chính là lời khuyên nhủ em học tập. Em hứa sẽ noi gương anh học tập giỏi, chuyên cần.

25 tháng 5 2020

tham khảo sách văn ý bạn hoặc tham khảo trên mạng nha chứ cái đề lày mình chưa học nên không biết