K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2018

Đáp án là A

Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm

25 tháng 10 2018

nha ban ngheo the

trong sach lop 6 co rui ban oi

hok tot

nho k nhe

23 tháng 11 2018

=2

Câu 1:Thực vật ở nước ta rất phong phú, tuy nhiên hằng năm chúng ta phải chứng kiến nhiều trận lũ lụt, thiên tai mất đi khá nhiều hecta rừng. Dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất để làm nhà và canh tác càng tăng và nhu cầu về gỗ cũng vậy. Vì vậy số lượng rừng ngày càng giảm. Chúng ta phải bảo vệ và trồng thêm chúng để góp phần điều hòa khí hậu, chống xói mòn, lũ lụt,...

Câu 2:5 loại cây lương thực là: cây ngô, cây khoai, cây sắn, cây lúa mì, cây yến mạch. Theo tôi những cây lương thực thường là cây sống một năm .

Câu3:- Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút, vì miền hút có lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng mà cây sống trong nước thì không có lông hút do rễ mọc chìm trong nước, khi đó nước được hấp thụ qua bề mặt của rễ.

Câu 5:Vì rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ nẵng xuất còn cao,ta phải thu hoạch ngay còn nếu để cây ra hoa thì chất dưỡng ở trong củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng xuất ở củ bị giảm

Câu 4:Cây cần nước và muối khoáng vào thời kì cây phát triển mạnh như khi đâm trồi,nảy lộc,ra hoa,kết quả.Bởi vì thời kì này,cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.

Câu 7:Người ta thường chọn phần lõi gỗ hay gọi là phần ròng.Vì Phần ròng được ấu tạo từ các tế bào mạch gỗ chết có vách dày nên cứng hơn phần dác(phần dác thường bị lụt,phần ròng ít bị mối mọt.

Câu 6:

  • Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)
  • Khác nhau:
Cấu tạo thân nonCấu tạo rễ
  • Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.
  • Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.
  • Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.
  • Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.
  • Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.
  • Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
29 tháng 4 2022

Hàm ý trong các câu văn đã cho là:

a) Xét các câu: "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." ta thấy Lê Minh Khuê đã diễn tả hàm ý của những câu văn đó vô cùng sâu sắc, thể hiện điểm nhìn chân thực của nhân vật Phương Định - nữ thanh niên xung phong trên trọng điểm Trường Sơn trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Hàm ý trong những câu văn đó là chỉ sự nguy hiểm của những quả bom và sự căng thẳng khi đối mặt với Tử thần định đoạt mạng sống trong mỗi nhiệm vụ phá bom của các cô gái thanh niên trinh sát mặt đường. Những câu văn ấy cũng đã gián tiếp thể hiện phẩm chất anh hùng của những chiến sĩ nữ với bao sự quả cảm, trách nhiệm dám đương đầu với sự sống, cái chết để thông mạch tuyến đường Trường Sơn cho bộ đội ta đánh thắng giặc Mỹ. Bom đạn đã tôi luyện những nét thiếu nữ trong sáng của các cô gái thành những tính cách anh dũng. Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ một cách chân thực chiến trường kháng chiến chống Mỹ, từ ấy gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của con người, thế hệ trẻ thời kì gian khổ, éo le và hướng người đọc đến trân trọng, ngợi ca, biết ơn, tự hào những người đem đến cho mình cuộc sống mới độc lập, tự do, hạnh phúc.

b) Xét các câu văn: "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!" ta đã thấy rõ hàm ý đầy huênh hoang, tự mãn của nhân vật Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" viết bởi nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn ở đây có hàm ý muốn chỉ mình là người số một trong thiên hạ, không ai bằng cậu ấy và cậu ấy cũng chẳng sợ, nể, tôn trọng ai. Dế Mèn cũng có ý ra oai, phô trương bản thân mình trước người khác, đề cao bản thân quá mức. Qua đó, nhà văn Tô Hoài tỏ ra xót xa, thương cảm cho một Dế Mèn ngày xưa, gián tiếp phê phán thói kiêu căng nơi mỗi người và hướng người đọc đến nhìn nhận lại, hoàn thiện bản thân để sống có ích cho mình và cho cộng đồng.

c) Xét các câu văn: "Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không chịu đưa cho ai cái gì." trong câu chuyện dân gian, nhân dân ta đã có hàm ý mỉa mai sâu sắc thói ích kỉ trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Những câu văn đó có hàm ý nói rằng anh ta chỉ muốn nhận nhưng không muốn cho đi, chỉ muốn lợi lộc về bản thân mà không quan tâm đến người khác, sống chỉ nghĩ cho bản thân đáng chê trách. Qua đó, nhân dân ta muốn phê phán cả sự tham lam vì phải chăng "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", hướng người đọc đến lối sống sẻ chia nhiều hơn để lan toả yêu thương, tình nhân đạo.

(những phần bôi đậm là ý chính ah)

29 tháng 4 2022

a. hàm ý:

+ muốn ý chỉ đến chúng ta không được đùa với những quả bom vô cảm ấy  bởi khi đùa ta sẽ gặp thần chết ( chết ).

b. hàm ý:

+ sự tức giận , không sợ một ai , không còn gì để mất của ( ... quên mất của ai :>) qua đó gây nên cảm xúc mãnh liệt của ... 

c. hàm ý :

+ chê trách , phê phán thói ích kỷ của anh ấy đồng thời thể hiện thái độ khó chịu của người nói khi nói.

29 tháng 4 2022

Hàm ý trong các câu văn đã cho là:

a) Xét các câu: "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." ta thấy Lê Minh Khuê đã diễn tả hàm ý của những câu văn đó vô cùng sâu sắc, thể hiện điểm nhìn chân thực của nhân vật Phương Định - nữ thanh niên xung phong trên trọng điểm Trường Sơn trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Hàm ý trong những câu văn đó là chỉ sự nguy hiểm của những quả bom và sự căng thẳng khi đối mặt với Tử thần định đoạt mạng sống trong mỗi nhiệm vụ phá bom của các cô gái thanh niên trinh sát mặt đường. Những câu văn ấy cũng đã gián tiếp thể hiện phẩm chất anh hùng của những chiến sĩ nữ với bao sự quả cảm, trách nhiệm dám đương đầu với sự sống, cái chết để thông mạch tuyến đường Trường Sơn cho bộ đội ta đánh thắng giặc Mỹ. Bom đạn đã tôi luyện những nét thiếu nữ trong sáng của các cô gái thành những tính cách anh dũng. Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ một cách chân thực chiến trường kháng chiến chống Mỹ, từ ấy gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của con người, thế hệ trẻ thời kì gian khổ, éo le và hướng người đọc đến trân trọng, ngợi ca, biết ơn, tự hào những người đem đến cho mình cuộc sống mới độc lập, tự do, hạnh phúc.

b) Xét các câu văn: "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!" ta đã thấy rõ hàm ý đầy huênh hoang, tự mãn của nhân vật Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" viết bởi nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn ở đây có hàm ý muốn chỉ mình là người số một trong thiên hạ, không ai bằng cậu ấy và cậu ấy cũng chẳng sợ, nể, tôn trọng ai. Dế Mèn cũng có ý ra oai, phô trương bản thân mình trước người khác, đề cao bản thân quá mức. Qua đó, nhà văn Tô Hoài tỏ ra xót xa, thương cảm cho một Dế Mèn ngày xưa, gián tiếp phê phán thói kiêu căng nơi mỗi người và hướng người đọc đến nhìn nhận lại, hoàn thiện bản thân để sống có ích cho mình và cho cộng đồng.

c) Xét các câu văn: "Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không chịu đưa cho ai cái gì." trong câu chuyện dân gian, nhân dân ta đã có hàm ý mỉa mai sâu sắc thói ích kỉ trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Những câu văn đó có hàm ý nói rằng anh ta chỉ muốn nhận nhưng không muốn cho đi, chỉ muốn lợi lộc về bản thân mà không quan tâm đến người khác, sống chỉ nghĩ cho bản thân đáng chê trách. Qua đó, nhân dân ta muốn phê phán cả sự tham lam vì phải chăng "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", hướng người đọc đến lối sống sẻ chia nhiều hơn để lan toả yêu thương, tình nhân đạo.

(những phần bôi đậm là ý chính ah)

Câu 29: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau. Câu 30: Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấpB. Phơi...
Đọc tiếp

Câu 29: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?

A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.

B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.

C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.

D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.

 

Câu 30: Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?

A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp

B. Phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp

C. Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, cường độ hô hấp thấp

D. Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao, cường độ hô hấp thấp

 

Câu 31: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống? 

(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín. 

(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh. 

(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng. 

(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

A. (1), (2)

B. (1), (3), (4)

C. (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

2
15 tháng 12 2021

Câu 29: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?

A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.

B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.

C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.

D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.

 

Câu 30: Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?

A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp

B. Phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp

C. Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, cường độ hô hấp thấp

D. Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao, cường độ hô hấp thấp

 

Câu 31: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống? 

(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín. 

(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh. 

(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng. 

(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

A. (1), (2)

B. (1), (3), (4)

C. (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

15 tháng 12 2021

29.A 

30.B

31.C

Câu 1: Đất trồng là gì? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?Câu 2: Phân bón là gì? Phân bón được chia làm mấy nhóm? Bón phân vào đất có tác dung gì?Câu 3: Muốn bảo quản hạt giống phải đảm bảo các điều kiện nào? Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô và không lẫn tạp chất?Câu 4: tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi trồng cây nông nghiệp?Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Đất trồng là gì? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

Câu 2: Phân bón là gì? Phân bón được chia làm mấy nhóm? Bón phân vào đất có tác dung gì?

Câu 3: Muốn bảo quản hạt giống phải đảm bảo các điều kiện nào? Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô và không lẫn tạp chất?

Câu 4: tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi trồng cây nông nghiệp?

Câu 5: Em hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây con.

Câu 6: Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái.

Câu 7: Em hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn".

5 người đầu tiên trả lời đúng mình tick cho. Giúp mình với!khocroi

1
15 tháng 11 2016

1. Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 2. Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đem phơi khô hạt sẽ làm giảm hàm lượng nước trong hạt xuống mới tối thiểu nhằm hạn chế tốc độ hô hấp tế bào và ảnh hưởng của các vi sinh vật gây hại. Nhờ đó, vừa kéo dài được thời gian bảo quản vừa giữ được khả năng nảy mầm của hạt.

16 tháng 5 2022

Tham khảo

Đề 1:chứng minh và giải thích rằng dân tộc ta luôn sống theo đạo lý thương người như thể thương thân

* CHỨNG MINH:

Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc. Giống như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo” của mình. Dân tộc Việt Nam: “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy chí nhân để thay cường bạo”. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, tiêu biểu là câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ nói lên một phẩm chất đáng quý của dân tộc ta, đó là lòng yêu thương con người. “Thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình. Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nói rằng hãy dành tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự giúp đỡ cho người khác cũng như là dành cho chính bản thân mình vậy. Khi mình gặp khó khăn, trắc trở mình đau khổ bao nhiêu, mình cảm thấy bất hạnh bao nhiêu thì khi người khác gặp phải tình cảnh đó cũng có cảm giác tương tự như mình vậy. Hãy giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn thử thách mà đừng so đo, tính toán gì, hãy xem như sự giúp đỡ đó là dành cho chính bản thân mình.

Cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ có nội dung nói về lòng yêu thương con người như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay: “Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc một câu gần nghĩa nhất là: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” một con ngựa đau không ăn thì cả đàn cũng bỏ bữa, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình.

Dân tộc ta với truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời đã có những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”. Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động, vì trước kia, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì cuộc sống của đa số người dân vẫn còn cực khổ nên các phong trào thể hiện truyền thống nhân nghĩa này còn hạn chế, nhưng bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một mà con phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những trận lụt bão. Những ngươi này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, khuyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ éo le này. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam.

Ta đã nghe câu thơ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Lại một ngày thêm để yêu thương”

Hay: “Còn gì đẹp hơn đời như thế
Người với người sống để yêu nhau”

Vậy mà một số người vẫn giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, tỏ thái đô “sống chết mặc bay” hay “đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.

Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình. Nó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc cần được lớp thế hệ đi sau gìn giữ và phát huy.

* GIẢI THÍCH:

Dân tôc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau (thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước (thương người). Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ. Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.

Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân (lợi mình, hại người) rất đáng lên án.

Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài. Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha mẹ, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời du êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót...

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: Phụ tử tình thâm, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu muối là đạo con... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sũa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Đề 2:Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

* CHỨNG MINH:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách” là một hình ảnh dễ thấy trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh trên để nói về tinh thần đùm bọc, sẻ chia của con người. Đó cũng là lời khuyên quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ hôm nay.

Cách sống trên là hoàn toàn đúng đắn, trở thành truyền thống tương thân tương ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Lịch sử dân tộc trải qua hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ đất nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua chiến tranh. Tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó. Kết quả là chúng ta đã chiến thắng để giành lại được độc lập cho dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi…

Mỗi một hành động nhỏ bé nhưng lại đều mang ý nghĩa lớn lao. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên quý giá  như lời bài hát "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”

* GIẢI THÍCH:

Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc là:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Từ đó, mỗi người cần biết sống sẻ chia, yêu thương để cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.