Phát triển bền vững là gì? Vì sao phải phát triển bền vững? Tăng trưởng xanh được hiểu như thế nào và các biểu hiện của nó ra sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng. Chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì:
- Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế
- Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng
- Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phẩm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tận dụng rơm, thân cây ngô, vỏ là mía, bã bia, bã đậu, làm thức ăn cho vật nuôi.
- Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tăng trưởng xanh là điều tất yếu trong phát triển bền vững.
- Tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, tăng trưởng xanh sẽ tập trung vào phát triển kinh tế bền vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiến bộ xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Sự cần thiết của phát triển bền vững) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...
+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.
=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
Phải phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Các hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,...
+ Nếu phát triển kinh tế chỉ chú trọng tăng trưởng GDP, không gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất.
=> Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.
- Về xã hội:
+ Mỗi quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế luôn tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số => thất nghiệp, tệ nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Để xã hội phát triển bền vững, cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định, thực tốt chính sách an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên, đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
Sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. Vì trong canh tác nông nghiệp phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhưng để sử dụng phân cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về phân bón hữu cơ.
Phân hữu cơ là các loại phân chứa chất dinh dưỡng dưới dạng hữu cơ. Trước đây, khi phân vô cơ (hóa học) xuất hiện với lợi ích nó mạng lại, đạt hiệu quá nhanh thì phân bón hữu cơ dần trôi vào dĩ vãng, đã quên dần đi phân hữu cơ. Nhưng hiện nay với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững con người đã dần hiểu ra những tác hại của việc sử dụng phân bón vô cơ một cách tràn lan không đúng cách, sẽ khiến đất đai bị suy kiệt, ô nhiễm môi trường, cây trồng thiếu hụt các chất trung vi lượng và con người đã nhận thấy tầm quan trọng của phân hữu cơ đối với đất đai, môi trường và cây trồng, nhất là không thể thiếu đối với nền nông nghiệp hữu cơ.
Hữu cơ là tiêu chỉ để đánh giá độ phì nhiêu, độ tơi xốp, kết cấu đất, độ thấm thấu và giữ nước, tính đệm của đất, quyết định đến số lượng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Phân hữu cơ là phân bón rất tốt cho cả đất lẫn cây trồng, có chứa đủ các dinh dưỡng khoáng đa trung vi lương cung cấp cho cây trồng, là một loại phân bón giúp cải tạo đất có hiệu quả tốt. Ngoài ra, phân hữu cơ còn tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng của cây từ đất.
Dân số được xem là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển kinh tế - giáo dục - y học - văn hoá - nghệ thuật - thể dục thể thao. Dân số hầu như chi phối tất cả mọi mặt khác và là tiền đề chính để đánh giá một quốc gia có phát triển hay không.
Một đất nước phát triển không thể nào là một đất nước quá đông dân cư, đến nỗi người dân sống trong cảnh tù túng, số dân sống trong các khu nhà ổ chuột còn chiếm tỉ lệ cao, hầu hết những quốc gia này sẽ bị quá tải về mọi mặt, sự phát triển của người dân bị hạn chế, như thế đây không phải quốc gia đi lên, không duy trì được sự phát triển bền vững, người dân kém hạnh phúc. Bên cạnh đó, với những quốc gia thưa thớt dân cư, số dân cực kì ít, những quốc gia này sẽ không thể nào khai thác triệt để, tận dụng tối đa được những lợi thế về tài nguyên cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Bởi lẽ đó, những quốc gia thưa dân cũng không phải là những quốc gia phát triển.
Để phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần có những chính sách để phát triển dân số:
- Xây dựng, triển khai, quán triệt Kế hoạch hoá gia đình, đồng thời theo dõi sát sao, đưa ra các chế tài xử lí khi vi phạm.
- Phân bố dân cư một cách đồng đều hơn giữa các vùng, để tận dụng hiệu quả các nguồn lợi kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, phân bổ lao động hợp lí để duy trì dân cư luôn ở mức ổn định, đồng thời cũng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Kiểm tra nghiêm ngặt về những trường hợp xuất khẩu lao động, định cư nước ngoài và hạn chế số lượng của mỗi năm, mỗi kì, mỗi quý để không có sự tự phát, bất ổn.
- Chú ý đến các mặt đời sống, giáo dục, kinh tế, văn hoá, y học, điện lực, giao thông, du lịch, phúc lợi xã hội,...đảm bảo điều kiện môi trường sống tốt để mỗi cá nhân có thể phát triển nguồn lực.
=> Sự phát triển bền vững này đảm bảo cả về lượng lẫn về chất => Tạo nên quốc gia hạnh phúc, duy trì lâu dài sự phát triển có động lực.
Dân số được xem là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển kinh tế - giáo dục - y học - văn hoá - nghệ thuật - thể dục thể thao. Dân số hầu như chi phối tất cả mọi mặt khác và là tiền đề chính để đánh giá một quốc gia có phát triển hay không.
Một đất nước phát triển không thể nào là một đất nước quá đông dân cư, đến nỗi người dân sống trong cảnh tù túng, số dân sống trong các khu nhà ổ chuột còn chiếm tỉ lệ cao, hầu hết những quốc gia này sẽ bị quá tải về mọi mặt, sự phát triển của người dân bị hạn chế, như thế đây không phải quốc gia đi lên, không duy trì được sự phát triển bền vững, người dân kém hạnh phúc. Bên cạnh đó, với những quốc gia thưa thớt dân cư, số dân cực kì ít, những quốc gia này sẽ không thể nào khai thác triệt để, tận dụng tối đa được những lợi thế về tài nguyên cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Bởi lẽ đó, những quốc gia thưa dân cũng không phải là những quốc gia phát triển.
Để phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần có những chính sách để phát triển dân số:
- Xây dựng, triển khai, quán triệt Kế hoạch hoá gia đình, đồng thời theo dõi sát sao, đưa ra các chế tài xử lí khi vi phạm.
- Phân bố dân cư một cách đồng đều hơn giữa các vùng, để tận dụng hiệu quả các nguồn lợi kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, phân bổ lao động hợp lí để duy trì dân cư luôn ở mức ổn định, đồng thời cũng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Kiểm tra nghiêm ngặt về những trường hợp xuất khẩu lao động, định cư nước ngoài và hạn chế số lượng của mỗi năm, mỗi kì, mỗi quý để không có sự tự phát, bất ổn.
- Chú ý đến các mặt đời sống, giáo dục, kinh tế, văn hoá, y học, điện lực, giao thông, du lịch, phúc lợi xã hội,...đảm bảo điều kiện môi trường sống tốt để mỗi cá nhân có thể phát triển nguồn lực.
=> Sự phát triển bền vững này đảm bảo cả về lượng lẫn về chất => Tạo nên quốc gia hạnh phúc, duy trì lâu dài sự phát triển có động lực.
- Sử dụng những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, có các biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bền vững.
+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Sinh học là một trong những yếu tố góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế – xã hội: việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lý và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học.
Đồng ý với quan điểm của người viết: Trân quý những tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương, đất nước, lưu ý đến việc khai thác cảnh quan nhưng phải đi đôi với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo ấy.
Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững vì:
- Đặc điểm của công nghiệp là gắn với khoa học - công nghệ.
- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dựa trên các thành tựu công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại về các sản phẩm của ngành.
- Việc phát triển công nghiệp dựa trên thành tựu của công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Việc đảm bảo phát triển bền vững trong công nghiệp giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên cho các thế hệ tương lai vì công nghiệp là ngành có tác động lớn nhất đến môi trường
- Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau.
- Trên phạm vi toàn cầu, loài người đang đứng trước thử thách lớn, xung đột giữa con người với thế giới tự nhiên ngày càng gia tăng và trở nên gay gắt trên nhiều mặt -> Cần phải phát triển bền vững.
- Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế bền vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiến bộ xã hội.