K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

* Ví dụ: Tỉnh Quảng Ninh

Nguồn lực có vai trò nổi bật nhất đối với tỉnh Quảng Ninh là nguồn lực về tự nhiên, đặc biệt là khoáng sản. Ở Quảng Ninh, tập trung hơn 90% than và sự phát triển của ngành khai thác, chế biến than đã thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn phát triển du lịch, vận tải hàng hải,…

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.

3 tháng 2 2023

Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

* Về kinh tế xã hội: 

   Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.

* Về vị trí địa lí: 

  Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.

  Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.

* Về điều kiện tự nhiên: 

  Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở Hà Nội (Điều kiện kinh tế - xã hội):

Hà nội là một thành phố đông dân (trên 8,2 triệu người – 2020) => Thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm,… Đồng thời, dân số đông cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm này ở Hà Nội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo: Vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng

- Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển. Cụ thể là:

+ Với đường bờ biển dài, Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp: các bãi biển ở Đà Nẵng có độ dốc không đáng kể, cát có độ trắng mịn cao; ở một vài bãi biển lại xen kẽ với các khối núi tạo nên độ tương phản độc đáo,… đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển mạnh các hoạt động du lịch biển.

+ Địa hình bờ biển Đà Nẵng có độ khúc khuỷu lớn, có vịnh Đà Nẵng khá kín, lại được che chắn bởi dãy Bạch Mã ở phía Bắc và núi Sơn Trà ở phía Nam; với không gian rộng (khoảng 12 km²) và độ sâu vừa phải (khoảng 10 - 17m), Vịnh Đà Nẵng là khu vực vừa có thể phát triển du lịch, khai thác hải sản, vừa có thể xây dựng cảng biển để phục vụ cho ngành vận tải đường biển.

+ Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng khoảng 15000 km2 với nguồn lợi hải sản phong phú, trữ lượng lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Tận dụng triệt để các ưu thế về điều kiện từ nhiên, thành phố Đà Nẵng đã sớm xác định: kinh tế biển là một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của thành phố trong thế kỉ XX.

+ Đà Nẵng đã phát triển hoạt động du lịch ở nhiều bãi biển đẹp, như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô,…

+ Về vận tải đường biển: cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biến biển quan trọng ở khu vực miền Trung của Việt Nam hiện nay; đồng thời, cảng Đà Nẵng cong là điểm cuối cùng trong hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối 4 quốc gia là: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam,…

+ Hoạt động khai thác hải sản cũng được thành phố Đà Nẵng quan tâm, đẩy mạnh.

2 tháng 3 2023

Tham khảo:

Vị trí địa lý của một quốc gia cũng tạo ra thuận lợi và khó khăn cho đất nước hoặc vùng lãnh thổ đó trong việc trao đổi và tiếp cận các nền kinh tế phát triển và chuyển giao công nghệ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do địa hình ảnh hưởng.

31 tháng 10 2023

a)
- Đầm lầy và bãi ngập nước: Thái Bình có nhiều đầm lầy và bãi ngập nước, đặc biệt là trong mùa mưa. Đây là địa hình quan trọng cho ngành nông nghiệp và thủy sản.

- Đồng bằng: Phần lớn diện tích Thái Bình là đồng bằng, rất thích hợp cho canh tác lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

- Sông, kênh đào: Các con sông và kênh đào lồng nhau là mạng lưới giao thông thủy quan trọng và cũng cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản.
b) 
- Nông nghiệp: Đồng bằng và đất phù sa của Thái Bình rất thích hợp cho việc canh tác lúa gạo và cây trồng. Đây là một trong những vùng lúa lớn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế tỉnh và cả nước.

- Thủy sản: Sự kết hợp giữa đồng bằng và mạng lưới sông, kênh đào tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Thái Bình sản xuất nhiều loại thủy sản như tôm, cá tra, cá basa, góp phần vào nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam.

- Giao thông: Mạng lưới sông và kênh đào tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người, góp phần vào phát triển kinh tế và thúc đẩy thương mại trong khu vực.

- Môi trường và sinh thái: Đầm lầy và bãi ngập nước là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật quý hiếm, giúp bảo vệ đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.

10 tháng 1 2023

+ Các tỉnh vùng núi: Các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa -> Là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.

+ Các thành phố, đô thị: Di tích lịch sử, ẩm thực, du lịch nhân văn, mức sống,… -> Ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển du lịch.

VD: Hà Nội là nơi giao thoa ẩm thực với hơn 40 loại bún khác nhau.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng sầm uất.

Đà Lạt thu hút du lịch nhờ khí hậu ôn hoà cùng với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, có nhiều hoa và ẩm thực độc đáo.

26 tháng 1 2016

a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).

b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).

- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

7 tháng 7 2018

Đang biên soạn.