Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, giới hạn sinh quyển và phân tích đặc điểm của sinh quyển.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.
- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:
Tiêu chí | Vỏ Trái Đất | Thạch quyển |
Độ dày | 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | 100 km. |
Thành phần | Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. | Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. |
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Các tầng khí quyển:
+ Tầng đối lưu: từ 0 km đến 8 – 15 km.
+ Tầng bình lưu: từ 8 – 15 km đến 51 – 55 km.
+ Tầng giữa: từ 51 – 55 km đến 80 – 85 km.
+ Tầng nhiệt: 80 – 85 km đến 800 km.
+ Tầng khuếch tán: trên 800 km.
- Khái niệm: Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
- Giới hạn của sinh quyển: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và vỏ phong hóa).
- Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,…
- Giới hạn: thủy quyển có thể thâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.
1.
a,
Đới nóng (nhiệt đới) : Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
Đới ôn hòa (ôn đới) : Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
Đới lạnh (hàn đới) : từ vòng cực Bắc đến cực Bắc , từ vòng cực Nam đến cực Nam
b,
Em đang sống ở đới khí hậu nhiệt đới
2.
b,
Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Phân loại hồ:
Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có: hồ vết tích của các khúc sông; hồ băng hà; hồ miệng núi lửa; hồ nhân tạo
c,
- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ.
- Giá trị thuỷ điện.
- Giao thông vận tải và du lịch.
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp
3.
a,
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.
- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
b,
Sự vận động của nước biển và đại dương– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
cảm ơn bạn nhìu lắm ý^^ mik đang phải vật lộn với mấy cái đề cương đây:")
Đặc điểm của sinh quyển:
- Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.
- Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Ví dụ: Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ chất vô cơ.
- Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống như: vòng tuần hoàn cacbon, nitơ, photpho,…
* Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.
* Đặc điểm
- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,... của các lãnh thổ.
- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, được phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt.
* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.
- Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp,...
- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn.
- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước.
- Tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác để xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh,...
* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
* Đặc điểm
- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.
- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.
- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.
* Vai trò của môi trường
- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.
- Sinh quyển là một trong những bộ phận cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.
- Phạm vi, giới hạn: gồm phần thấp của khí quyển (tầng đối lưu), toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
* Sinh quyển có một số đặc điểm cơ bản
- Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất.
- Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ.
- Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.
* Lấy ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất
- Sinh quyển tác động đến sự thay đổi của các thành phần khí trong khí quyển, tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.
- Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, mưa lớn (thủy quyển) gây nên lũ lụt khiến nhiều loài động vật và thực vật (sinh quyển) chết, gây ô nhiễm môi trường (khí quyển). Khi xác động vật, thực vật được vi sinh vật phân hủy thành mùn lại tạo ra chất hữu cơ cho đất (thổ nhưỡng quyển).
- Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất.
- Giới hạn: phụ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật, gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.
- Đặc điểm của sinh quyển (là các cơ thể sống):
+ Thực vật: thành phần quan trọng của sinh quyển. Trên Trái Đất, các loài thực vật sống cùng nhau tạo nên thảm thực vật.
+ Động vật: thường sống thành bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau.
+ Vi sinh vật: có mặt ở khắp nơi trong sinh quyển, có tính thích nghi mạnh và sinh sản nhanh.