K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2023

Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của bọ hà:

- Trứng: có màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ. Trứng được đẻ trong những lỗ hổng trên củ hay trên thân cây. Trứng đẻ rời rạc, được trát kín bằng phân do con cái thải ra nên khó nhìn thấy. Sau 6 – 8 ngày thì trứng nở.

- Sâu non (sùng): màu trắng sữa, đục vào thân hay củ. Trong củ, sâu non đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân củ có vị đắng, thổi. Sâu non hóa nhộng trong củ hay thân. Giai đoạn sâu non kéo dài 14–19 ngày.

- Nhộng: màu trắng, kéo dài 7 – 8 ngày, nếu trời lạnh kéo dài tới 28 ngày.

- Trưởng thành: đầu đen râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu xanh ánh kim. Trưởng thành thưởng gặm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, hoạt động mạnh về đêm. Sau vũ hoá 5 - 7 ngày thì giao phối.

27 tháng 7 2018

Đáp án B

Tiến hoá lớn được nghiên cứu trên cơ sở của các hóa thạch, lịch sử hình thành sinh giới và các nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...

10 tháng 4 2017

Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:

* Hình thái của hệ rễ cây:

Quan sát hình 1.1. ta thấy:

- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.

- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:

    + Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.

    + Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.

    + Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.

    + Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.

- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.

- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:

    + Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.

    + Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

    + Áp suất thẩm thấu rất cao.

Xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của cây xanh ?

- Cây có hoa : là hoa , có nhiều loại hoa mầu sắc khác nhau và số lượng cánh khác nhau.

- Cây không hoa : Thì là nón , túi bào tử , ....và nhiều hình dạng khác nhau.

Xác định và mô tả đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của cây xanh ?

- Cây có hoa : là hoa , có nhiều loại hoa mầu sắc khác nhau và số lượng cánh khác nhau.

- Cây không hoa : Thì là nón , túi bào tử , ....và nhiều hình dạng khác nhau.

7 tháng 5 2019

- Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ảnh trình độ tiến hóa của loài. Vì người có 2n=46, tinh tinh có 2n=48, gà có 2n=78,…

- Bộ NST của ruồi giấm gồm 8 NST: trong đó có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay một chiếc hình que, một chiêc hình móc (XY) ở con đực.

5 tháng 2 2023

- Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Để tìm hiểu một vấn đề sinh học, cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng hoặc làm thí nghiệm thực tế để thu thập thông tin chính xác nhất.

- Mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học: Các phương pháp nghiên cứu sinh học có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tùy từng đối tượng và vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc một số phương pháp nghiên cứu sinh học thích hợp để đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất.

31 tháng 12 2019

- Hình a: cung cấp thực phẩm như: thịt,trứng, sữa.

- Hình b: cung cấp sức kéo như: trâu, bò..

- Hình c: cung cấp phân bón.

- Hình d: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ.

5 tháng 4 2017

Cấu tạo của xináp hóa học gồm:

- Chùy xináp: có các bóng chứa chất trung gian hóa học.

- Màng trước xináp.

- Khe xináp.

- Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

25 tháng 8 2023

Hình

Đặc điểm

a

Gà mái có lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh. Gà trống có lông đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng.

b

Đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có nhiều hàng vảy, xương to, da đỏ ở bụng.

c

Chân cao, mình dài, cổ cao, cựa sắc và dài.

d

Thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương đen, lông trắng tuyền, mỏ, chân cũng màu đen.

Tham khảo!

- Những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa: Vòng đời của bọ rùa trải qua các giai đoạn: Từ trứng, có kích thước nhỏ, màu vàng. Trứng nở tạo thành con non, hình thành các mô, cơ quan. Khi đã đạt về kích thước, chúng chuyển sang giai đoạn nhộng có màu cam đỏ với đốm đen. Sau một thời gian, nhộng biến đổi thành con trưởng thành, phát sinh các cơ quan mới, bắt đầu chu kì sinh sản và đẻ trứng.

- Những thay đổi trong vòng đời của cây đậu: Từ hạt bắt đầu nảy mầm; phát triển thành cây non, cây non lớn dần lên xuất hiện lá, rễ. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành, phát triển nhiều lá, rễ phân nhánh nhiều hơn. Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định sẽ ra hoa và tạo quả.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:

- Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.

- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.