K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2022

Vì nhà ở ngoài việc phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, bảo vệ tài sản của con người thì nó còn là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng chia sẻ, vui chơi, tâm sự với nhau, giúp cho các thành viên cảm thông, thấu hiểu nhau hơn và yêu nhau hơn. Từ đó tạo nên một tổ ấm hạnh phúc mà ai cũng hằng mong muốn.

17 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Nhóm hệ thống an ninh, an toàn

Điều khiển camera giám sát, khóa cửa, báo cháy, …

Nhóm hệ thống chiếu sáng

Điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa, …

Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ

Điều khiển điều hòa nhiệt độ, quạt điện, …

Nhóm hệ thống giải trí

Điều khiển máy thu hình, hệ thống âm thanh, …

Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng

Điều khiển tủ lạnh, máy giặt, … 

minh cho ban tham khao ne

Nhà em nằm trên mảnh đất đầu làng, giữa một vườn cây trái quanh năm xanh tốt. Trước cổng vào có cây dừa cao vút, sai trĩu quả.

Ba em làm ngôi nhà này đã được gần chục năm rồi. Mái nhà lợp lá dừa nước chật dày. Màu nâu của lá đã bạc bởi dầu dãi nắng mưa. Bốn bức vách được ghép bằng những tấm ván gỗ mỏng, đóng đinh chặt vào khung gỗ. Các cánh cửa lớn và cửa sổ cũng đều bằng gỗ. Sáng sáng, cửa mở toang đón ánh nắng và gió đồng mát rượi.

Lòng nhà rộng và thoáng. Nền đất mịn màng dưới chân. Đồ vật trong nhà rất đơn sơ: Một bộ bàn ghế mây để tiếp khách, tấm bình phong ngăn đôi, che khuất chiếc giường của mẹ. Góc trái sát cửa sổ là bàn làm việc của ba em được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Kế đó là bộ ván gỗ gõ lâu năm màu nâu bóng. Bàn học của em kê cạnh cửa sổ phía sau, trông thẳng ra vườn rau và cây ăn trái.

Dưới mái nhà ấm cúng, gia đình em sống trong tình yêu thương, hòa thuận. Ngày ngày, ông bà em chăm nom nhà cửa, vun tưới cây cối trong vườn. Ba má em làm việc vất vả quanh năm để nuôi các con ăn học tới nơi tới chốn. Em gắn bó với từng góc nhà, mảnh vườn quen thuộc, nơi em đã sinh ra va lớn lên cùng bao kỉ niệm của thời thơ ấu.

3 tháng 6 2018

Ngôi nhà là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là nơi mà hằng ngày cùng em chia sẻ biết bao vui buồn, hạnh phúc bên những người thân yêu!

Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong mẹ đến đón về ngôi nhà nhỏ bé của mình. Nơi ấy, mọi thứ đã quá đỗi thân thương đối với em.

Đó là một ngôi nhà nằm khiêm tốn trong khu tập thể bệnh viện cách trường em học khoảng hai cây số. Dù được xây cách đây ba năm nhưng trông còn rất mới và đẹp. Tường nhà được phun sơn hồng nhạt nên bền màu và sáng sủa. Cánh cửa chính ra vào mới được bố em sơn lại tuần trước, trông mới và bóng loáng. Cửa kính, cửa chớp đều được mẹ em lau chùi sạch bóng.

Nhà em gồm hai tầng. Phòng khách và bếp ở dưới tầng một.Tầng hai có hai phòng: một phòng của bố mẹ và một phòng dành riêng cho em nghỉ ngơi và học tập. Giữa phòng khách được kê bộ sa lông màu nâu trông thật trang nhã. Mẹ em đặt một lọ hoa tươi trên bàn làm cho căn phòng càng thêm sinh động.

Trên tường phòng có treo bức tranh phong cảnh một vùng quê ven biển chiều hoàng hôn. Kia nữa, chiếc đồng hồ quả lắc ông bà em để lại lâu lắm rồi, sau mỗi giờ lại buông những tiếng chuông thánh thót ngân nga. Phía trong, là gian bếp nâu ăn một bàn ăn đặt cạnh đó. Mẹ em sắp xếp đồ rất gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ: một chạn bát mi ni, một bộ bếp ga nhỏ và tủ lạnh để đồ ăn…

Trên tầng hai, phòng của bố mẹ em có kê một giường ngủ, một tủ đựng quần áo, một bàn làm việc. Ở cửa sổ trông về hướng nam làm cho căn phòng này luôn luôn thoáng mát. Bố mẹ em xếp đặt rất ngăn nắp, trong căn phòng này lúc nào cũng sạch sẽ ấm cúng. Phòng dành cho em được bố mẹ quan tâm nhiều hơn cả. Năm ngoái, bố mua về cho em một bộ bàn ghế có gắn cả giá sách rất tiện lợi. Em thích lắm. Nằm cạnh chiếc giường xinh xinh là chiếc tủ đựng quần áo. Mẹ em luôn nhắc nhở và giúp em sắp xếp đồ đạc gọh gàng. Chỗ nào trong ngôi nhà em cũng thấy yêu thích. Tuy nó không có đồ đạc sang trọng nhưng có đủ tiện nghi và thoáng mát.

Em yêu quý ngôi nhà của mình lắm! Nó gắn bó với em đã rất lâu rồi. Em cảm thấy rất tuyệt khi được sống trong ngôi nhà này cùng gia đình thân yêu của mình.

Nói cái gì?

3 tháng 1 2017

ghi thế ai mà hiểu

25 tháng 3 2016

I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báoxuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấmgương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cốnghiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài cabất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dânXô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bàivăn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thườngnhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định củanhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sứcquen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắcthể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định kháiquát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đira bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành mộtchân lí ở cuối đoạn văn.Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đãlựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nướcNga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềmxứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơmộng,… Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêngvà tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thànhmột khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơmchua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòngyêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh tatrong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộccon người với làng mạc, quê hương, xứ sở.Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗingười. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Ngườivùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là làmặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng củatrưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đườngbệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằnngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa làđiện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Nhưvậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dùnông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn raucắt rốn của mình.Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nólà một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đạitrường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mởrộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từlòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnhlớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranhVệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước củanhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải điđôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạnchiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nướccủa mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liênbang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Ngathiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Ngacàng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòngcăm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháođài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người línhHồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đãkhiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệXê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhaulời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ lànhững người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dângsự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cáichết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mớivào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãigiữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữamuôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhấtcủa một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớcông ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọisuy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-àÊ-rèn-búa không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêunước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chúng nhân loại trên trái đất này.

 

2 tháng 1 2017

nghe có vẻ hơi liên quan nhỉ

3 tháng 5 2023

 a . câu nói của bác là trẻ em phải biết việc mình làm , biết bổn phận  và  trách nhiệm của mình thì mới thành được đứa trẻ ngoan .        b . bổn phận của trẻ em với nhà trường và xã hội : 
     - ở trường thì phải học hành chăm chỉ , nghiêm túc thực hiện quy định nhà trường 
     - ra ngoài xã hội thì phải xưng hô lễ phép , kính trên nhường dưới , có ý thức bảo vệ môi trường .

19 tháng 12 2017

Nếu như có ai hỏi tôi quý cái gì nhất thì tôi sẽ không ngần ngại và trả lời rằng:"Tôi yêu ngôi nhà của mình nhất" bởi vì nó luôn che chở cho gia đình tôi khỏi bị mưa nắng. Nó đã được xậy cách đây rất lâu, tôi không biết rõ là bao nhiêu năm nhưng theo lời ông tôi kể thì ngay khi ông tôi mới vừa sinh ra thì đã được sống trong căn nhà cổ kính này rồi. Và có lẽ nó cũng đã chứng kiến tất cả những kỉ niệm vui buồn xảy ra trong gia đình tôi. Nhớ có lần tôi đã vô tình làm đổ mực lên tường, làm bẩn một mảng tường lớn. Tôi rất ân hận vì hành động của mình đã làm mất đi nét đẹp của nó. Nhưng ngôi nhà vẫn khoan dung rộng lượng, ngày đêm che chở cho gia đình tôi mặc cho mái ngói đã bị ngả màu vì trải qua nhiều năm tháng sương gió. Tôi yêu ngôi nhà của mình lắm, tôi hứa sẽ học thật giỏi để sau này sửa chửa lại ngôi nhà thêm vững chãi

11 tháng 5 2016

 

Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.

Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,…Do đó, Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.

Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.

Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt. 

20 tháng 5 2016

MB:



ND: ý nghĩa to lớn ,sự hội tụ những tinh hoa của nhân loại trong sách



TB:



Giả thích:

sách: là công cụ ghi chép lại những hiểu biết tri thức của con người về tất cả lĩnh vực XH (tự nhiên, c/s, con người )



đèn : phát sáng, soi rõ những góc khuất tối tăm=> hình ảnh ẩn dụ chỉ tác dụng của sách khiến đầu óc con người có thể mở mang sáng láng



bất diệt : không pao giờ tắt, có giá trị vĩnh hằng

ánh sáng của ngọn đèn là ánh sáng của sự thông thái



thông thái : sự hiểu biết của những bộ óc vĩ đại phát minh ra những giá trị đem lại ý nghĩa lớn lao cho cuộc sống



tích luỹ lại lưu trữ ghi chép lại theo thời (gian) gian=> càng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn, nhiều hơn



=> Sách chứa đựng những giá trị vô cùng quý báu là kết tinh trí tuệ khả năng của con người theo thời (gian) gian trở thành kho tri thức vô tận



Phân tích



người viết sách: là những người có tri thức uyên thâm, sâu rông phong phú, thậm chí hi sinh cả cuộc đời

CM: nhà khoa học miệt mài trong phòng thý nghiệm...



sách chứa đựng khi tri thức vô tận của người do vậy có khả năng đem lại sự hiểu biết, khai sáng trí tuệ con người

--> sách là người thầy cao quý nhất trong những nguwòi thầy cao quý



bồi dưỡng tâm hồn--> hoàn thiện nhân phẩm

tìm thấy người bạn

yêu cái đẹpghét cái xấu

yêu cuộc sống

rung động tinh tế



nhân loại từ xưa đến nay chẳng ai lớn lên mà không đọc sách



Bàn luận



thái độ với sách:

nâng niu trân trọng

tìm hiểu sách đúng đắn

xem nó là ngọn đèn bất diệt của đời mình

có khả năng thỳ viết sách



KB:

ND câu nói dc thể hiện = hình ảnh tác động sâu sắc đến con người

là khẩu hiệu gắn ở những nơi người ta biết yêu quý và tôn trọng sách

16 tháng 3 2016

A.Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề: Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày. Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua
B. TB
1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển". 
- Ý kiến của nhà văn thật sự đã khái quát được quy luật phát triển tự nhiên trong tình cảm và nhận thức của con người về lòng yêu nước. Đó cũng là một chân lý giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. 
- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
*Mở rộng: - Cách nghĩ, cách hiểu về lòng yêu nước như Ê-ren-bua là cách nghĩ, cách hiểu chung của mọi người (không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo…). Nhiều nhà thơ nhà văn
có chung quan điểm với Ê- ren-bua…
- Lấy được các dẫn chứng phù hợp:
Ví dụ:
+ Chế Lan Viên: - Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.
+ Đỗ Trung Quân:- Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
- Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
An-phông-xơ Đô-đê: Yêu tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình chính là yêu đất nước mình… 
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
- Đất nước Việt Nam còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân còn vất vả, thiếu thốn nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu quê hương, yêu Tổ quốc. 
-. Lòng yêu nước ở thời đại nào cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở thời đại này lòng yêu nước lại cần thiết hơn bao giờ hết... Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên. Mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh...
- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội..

C. Kết bài: 
- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân

16 tháng 3 2016

Ko chép mạng?

21 tháng 4 2022

Sách là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Chính vì vậy, một danh nhân đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Sách đã có từ rất xa xưa, và tồn tại dưới nhiều hình dáng, chữ viết khác nhau. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Mỗi thời gian sách lại được viết trên từng chất liệu khác như khắc trên đá, viết trên vỏ cây, thanh tre, giấy. Dù vậy, chúng đều có một điểm chung là chứa đựng nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại qua bao năm tháng lịch sử.

Bất kì điều gì mà loài người tìm ra, khám phá ra, sáng tạo ra đều được viết lại ở trên sách. Đọc sách, ta sẽ được hiểu biết về vô vàn những điều lí thú của thế giới này. Từ khoa học tự nhiên, đến sản xuất, đến lịch sử… Tất cả đều có ở trong sách. Sách là phương tiện để những người cách xa nhau về cả thời gian và địa lí có thể trao đổi với nhau về những suy nghĩ, cảm xúc, những thành tự của tri thức mà họ góp nhặt được. Không chỉ giúp ta mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết, sách còn khởi phát cho ta những khát vọng khám và chinh phục những điều kì thú xung quanh mình. Biết bao tò mò, nghi hoặc từ những trang sách cũng chính là bắt đầu của những hành trình về sau. Chính vì vậy, người ta luôn ví sách như một ngọn nến, tỏa ánh sáng xua đi những vùng tối của sự thiếu hiểu biết, để nhường chỗ cho những ước mơ, thành tựu.

Với bao giá trị vô thành như thế, nên sách từ xưa đến nay vẫn luôn được yêu quý, giữ gìn. Tuy nhiên, dù giá trị đến đâu, sách cũng chỉ là một kho tàng tri thức. Nghĩa là ta phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng ấy bằng chính bản thân mình. Chứ không phải đứng yên để chờ tri thức tự tìm đến. Vậy nên, phương pháp đọc sách hợp lí là vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, ta còn nhận ra rằng, kiến thức không chỉ nằm trong sách. Lý thuyết thì không bao giờ là tất cả, thế giới xanh tươi ngoài kia vẫn xoay chuyển mỗi thì giờ. Ta cần kết hợp giữa đọc sách và khám phá thế giới xung quanh để xây dựng cho mình cả một bầu trời kiến thức riêng của bản thân.

Chắc chắn, khi nào trí tuệ còn đóng vai trò cốt lõi không thể thiếu, thì sách vẫn sẽ còn là ngọn đèn sách cho đến tận lúc ấy. Sức mạnh soi sáng ấy sẽ mãi mãi trường tồn trong sự phát triển của nhân loại.

21 tháng 4 2022

Tham khảo :

M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?

Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.

Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.

Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.

Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.

Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.

Dàn ý :

Dàn ý giải thích “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

I. Mở bài:

– Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

II. Thân bài:

* Giải thích câu nói:

  • Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,….
  • Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.

* Bình luận: Khẳng định đây là câu nói đúng

  • Giúp ta thư giãn, thoải mái
  • Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,
  • Giúp ta có kiến thức rộng hơn
  • Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống không có
  • Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
  • Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
  • Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
  • Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội

* Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ

  • Sách ghi lại hiểu biết của con người
  • Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
  • Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị

* Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:

  • Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
  • Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.

* Rút ra bài học:

  • Chăm đọc sách
  • Chọn sách bổ ích để đọc
  • Làm theo điều tốt trong sách

III. Kết bài:

– Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.