K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
TẠP CHÍ KHOA HỌC
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN:
1859-3100
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tập 15, Số 8 (2018): 44-59
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 15, No. 8 (2018): 44-59

Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn
44
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐẤT VÀ NGƯỜI PHƯƠNG NAM
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN, KÍ CỦA ANH ĐỨC, ĐOÀN GIỎI
VÀ NGUYỄN QUANG SÁNG

Nguyễn Ngọc Phú*
Khoa Sư phạm Ngữ văn - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 02-4-2018; ngày nhận bài sửa: 20-4-2018; ngày duyệt đăng: 24-8-2018
TÓM TẮT
Có thể nói, phần lớn sáng tác của các nhà văn miền Nam đều gắn liền với đời sống nông
thôn Nam Bộ. Đọc tác phẩm của họ, chúng ta có thể cảm nhận được bối cảnh nông thôn Nam Bộ
một cách sâu rộng. Ở đó tồn tại một thứ tình cảm rất đậm đà sâu lắng giữa người với người, giữa
người với thiên nhiên. Bài viết tập trung phân tích nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật và cách
xử lí ngôn ngữ với việc thể hiện đất và người phương Nam trong một số truyện, kí của Anh Đức,
Đoàn Giỏi và Nguyễn Quang Sáng giai đoạn 1954 - 1975.

Từ khóa: đất, nghệ thuật, người phương Nam, nhà văn Nam Bộ.
ABSTRACT
The art of presenting the Southern land and people in some stories and memoirs
by Anh Duc, Doan Gioi and Nguyen Quang Sang

It can be said that most of the writers of the South are attached to rural life in South
Vietnam. Reading their works, we can feel the rural context on a vast land in a conceptual way
broad, deep, all nuances and appearance. There exists a passionate love between people, between
people and nature. The article focuses on analyzing the art of character building and language
process and the presentation of the Southern land and people in some stories and memoirs by Anh
Duc, Doan Gioi and Nguyen Quang Sang during the period of 1954-1975

Keywords: land, art, Southern people, Southern writer.
1. Mở đầu
Văn học ở mỗi vùng miền có một đặc sắc riêng, trong đó văn học Nam Bộ để lại cho
độc giả những ấn tượng rất đậm đà. Nói đến văn học Nam Bộ sau năm 1945 ta thường
nhắc tới các tên tuổi nổi bật như: Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Anh Đức,
Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng… Những tác giả này sống ở Nam Bộ và chuyên viết về
phương Nam. Họ là “kho tư liệu sống” về con người, văn hóa, địa lí, lịch sử của vùng đất
phương Nam. Thông qua truyện, kí cũng như những công trình khảo cứu về đất và người
phương Nam của họ, chúng ta hiểu biết thêm về một thời oanh liệt của ông cha ta 

hehehehe
*
 

9 tháng 8 2017

"Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật.

Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước : "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".

Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.
~ Chúc bn học tốt!~

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.

Bằng hình tượng thơ gợi cảm .và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh “tre xanh” ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam .

Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có “câu lục” ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:

Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ:

- Thân gầy guộc lá mong manh

- Có gì đâu / có gì đâu

- Năm qua đi / tháng qua đi.

Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha.

Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thìa: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không dứng khuất mình...

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời “xanh” nên mới có “tre xanh”. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta.

Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hoá sống động, thấm đậm tình người: tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người.

Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo:

Chẳng may thân gãy cành rơi

vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng

Lại nói đến “măng” tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường.

Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.

Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!

“Măng” lại tiếp tục được nhân hoá: lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gỉ lạ đâu.

Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam - lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn.

Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ “xanh” được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.

Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hoà , các biện pháp tu tứ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ “xanh” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay.

Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.

12 tháng 11 2021

tham khảo

 

* Ý nghĩa:

- Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền.

-  góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. 

12 tháng 11 2021

Chiếc bóng chính là hiện thân của sự cô đơn của Vũ Nương. Cùng với chiếc bóng của mình trên vách, Vũ Nương vừa làm mẹ, vừa làm cha. Một giá trị hiện thực thứ hai của chiếc bóng đó là chiếc bóng đã tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết. Chính chiếc bóng đã trở thành một trong những yếu tố dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.

7 tháng 1 2020

Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Cũng giống như vạn vật muôn loài không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên, vùng vẫy thỏa sức theo bản năng của mình. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,… vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng rội”…. như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.

“ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng?

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật?”.

Đó còn là những cuộc đi săn đầy kịch tính. Đại từ nhân xưng “ta” càng nhấn mạnh sự ngạo nghễ, làm chủ mọi hoàn cảnh của chủ thể. Trong không gian mênh mông rộng lớn của cánh rừng buổi chiều tà con hổ như một người nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Nó tự do vùng vẫy tự do hưởng thụ chiến tích của mình mà không phải e sợ bất cứ điều gì. Thế nhưng hiện thực là một thứ vô cùng phũ phàng. Bằng cách sử dụng liên tiếp các điệp từ ta, những câu hỏi tu từ, giọng điệu câu thơ dồn dập càng khắc họa nỗi nhớ rừng sâu sắc của con hổ đồng thời cũng thể hiện sự bất lực với hoàn cảnh hiện tại.

Hiện thực phũ phàng đã xóa mờ đi cái quá khứ đầy huy hoàng đó. Sự bất lực uất hận với hoàn cảnh đã khiến chúa sơn lâm phải cất lên tiếng than xé lòng:

“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.

Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.

Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.

19 tháng 1 2020

óm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Để có thể ghi nhớ được tất cả những giá trị trong nội dung và cả nghệ thuật thì các em có thể ghi nhớ những chi tiết quan trọng như sau:

Về nội dung

- Tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến con người sinh ra là người mà lại không được làm người

- Thông qua đó nhấn mạnh hình ảnh và bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả.

Về nghệ thuật

- Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình

- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng

- Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động

- Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính.

   Để hiểu rõ hơn về tác phẩm các em có thể tham khảo bài soạn bài Chí Phèo với những phân tích chi tiết để nêu bật giá trị của tác phẩm.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo

Giá trị nội dung trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao

- Giá trị hiện thực

  • Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa
  • Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng lại vô cùng thê thảm, bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.

- Giá trị nhân đạo

  • Lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.

Dẫn chứng: Hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với tất cả các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ chính là chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô Thị Nở, như những người dân làng Vũ Đại.

  • Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại.

Dẫn chứng: Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương thiện thì xã hội ích kỉ, hẹp hòi kia cũng sẽ không chừa chỗ lại cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái chết để giữ lại sự lương thiện cuối cùng trong con người mình.

  • Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân

Dẫn chứng: Ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ

  • Là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Dẫn chứng:  Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí Phèo con sẽ ra đời.

Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao

1. Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật:

   Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo -> xây dựng nhân vật điển hình sắc nét.

2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình

   Trong truyện ngắn đã tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...

3. Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính, luôn biến hoá mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc

    Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện: Mở đầu truyện bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...

=> Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo sẽ lại tái diễn?

4. Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động

    Ngôn ngữ, giọng điệu của Nam Cao được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

    Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (dẫn chứng: đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

5. Cách dẫn chuyện linh hoạt và vô cùng hấp dẫn

    Đoạn mở đầu rất độc đáo gây ấn tượng mạnh bởi lối trần thuật nửa trực tiếp, có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (Hắn vừa đi vừa chửi...) với độc thoại của nhân vật (Ờ! Thế này thì tức thật!...). 

    Tác giả đã phá vỡ trật tự thông thường, dùng lối tự sự theo dòng nội tâm nhân vật để thuật lại diễn biến sự việc. Vì thế, trong lời trần thuật, hiện tại và hồi ức cứ lồng ghép vào nhau (đoạn mở đầu, đoạn tả Chí Phèo “bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài” ở cuối truyện,...), lời người kể và lời nhân vật có khi nhập vào nhau khiến cho điểm nhìn trần thuật cũng thay đổi một cách linh động (lúc thì câu chuyện được thuật lại bằng một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, lúc lại chuyển hoá thành điểm nhìn chủ quan của nhân vật từ bên trong).

    So với dung lượng của một truyện ngắn thì tác phẩm Chí Phèo tương đối dài, nhưng nó không hề nhàm chán bởi cách dẫn chuyện luôn biến ảo cùng những độc thoại nội tâm sinh động (chẳng hạn độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu).

Kết luận

  • Những cảm nhận và đánh giá khái quát về giá trị của nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo.
  • Có thể nêu ra suy nghĩ và liên tưởng của em về tác phẩm.



Tham khảo

#Châu's ngốc

các bạn ơi, mình cần cuả "Lão Hạc" nhé!

21 tháng 8 2023

  Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

14 tháng 9 2023

Tham Khảo:

Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Văn bản sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, thông qua đó người đọc hình dung được phong cảnh thiên nhiên cũng như thói quen sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật của mình thông qua việc miêu tả kết hợp kể về hình dáng, lời nói, hành động của nhân vật. Chính những điều đó mà nhân vật của ông mang đậm chất Nam Bộ. Bên cạnh đó, bằng việc thay đổi linh hoạt ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, nhân vật hiện lên dưới ngòi bút của tác giả rõ nét, trung thực và khách quan hơn.

chúc bạn học tốt nha 

23 tháng 8 2018

Đáp án A

Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm

11 tháng 9 2023

Tham khảo

      Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu chất phác, thật thà hồn nhiên. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

  
21 tháng 12 2021

tham khảo chứ chép ra mỏi tay 

Tên tác phẩmTên tác giả
Cổng trường mở ra-Lý Lan
Mẹ tôi-Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bê-Khánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình(ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.(ca dao)
Những câu hát than thânca dao
Những câu hát châm biếm(ca dao)
Sông núi nước Nam-Lý Thường Kiệt
Phò giá về kinh-Trần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra-Trần Nhân Tông
Bài ca Côn Sơn-Nguyễn Trãi
Sau phút chia li--Đoàn Thị Điểm
Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương
Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhà--Nguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi Lư-Lý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh---Lý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê--Hạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá-Đỗ Phủ
Cảnh khuya---Hồ Chí Minh
Rằm tháng giêng----Hồ Chí Minh
Tiếng gà trưa---Xuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: Cốm-Thạch Lam
Sài Gòn tôi yêu-Minh Hương
Mùa xuân của tôi--Vũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất(Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội(Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng Việt(Đặng Thai Mai)
Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương-Hoài Thanh
Sống chết mặc bay-Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu-Nguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông Hương-Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính(chèo)