K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2017

Đáp án B

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế- quân sự

21 tháng 8 2017

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.

Đáp án cần chọn là: B

18 tháng 5 2022

1)Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

*Các vùng nông thôn

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Cấu kết với Pháp bóc lột nông dân.

+ Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp.

- Nông dân:

+ Bị bần cùng hòa.

+ Bỏ ra thành thị kiếm sống -> công nhân.

+ Lực lượng đông đảo nhất, luôn sắn sàng chiến đấu chống Pháp.

*Ở các đô thị

- Cuối XIX – đầu XX, nhiều đô thị ra đời và phát triển mạnh.

- Xuất hiện thành phần xã hội mới gồm:

+ Tầng lớp tư sản: bị chèn ép về kinh tế, chưa có thái độ chính trị rõ ràng.

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: cuộc sống khá bấp bênh, tích cực tham gia cuộc vận động cứu nước.

+ Giai cấp công nhân: khoảng 10 vạn người, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

2) Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?

 

* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

* Kết quả:

- Thực dân Pháp chiếm thành công thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

3) Khởi nghĩa Yên thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

 
Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào,...
Đọc tiếp

Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:
1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào, nhưng tả chính xác nhất là việc đó không phụ thuộc vào tui. Nghĩa là, nếu người ta cho mình nghe mình mới nghe, cho thấy mới thấy hoặc gọi là “hợp mạng” mới được cho nghe cho thấy cũng đúng. Vậy nên dù tui muốn và rất muốn giúp đỡ mọi người trong việc tìm lại cốt hay gặp ng thân, cũng đành lực bất tòng tâm. Tui thử một số lần rồi, cố gắng mấy cũng không nghe được. Sau có nhà sư đã nói với tui: ” Khả năng đó là “duyên”, không phải mình muốn giúp là được”. Tui lại không biết gì về âm dương số mệnh nên đành xin lỗi yêu cầu giúp đỡ của một số bạn. Rất xin lỗi và cầu mong các bạn sẽ sớm được hoàn thành tâm nguyện.
2. Lời hay nói : Nếu tui viết không hay chỗ nào, rất mong được nghe ý kiến để những bài sau tui có thể diễn tả tốt hơn cho mọi người dễ hình dung về các câu chuyện của mình. Đây là chuyện có thật xảy ra trong đời tui hoặc nghe người nhà, người quen kể lại, không phải tự sáng tác. Tui post lên đây để tâm sự và chia sẻ với mọi người những cái kì lạ, bí ẩn quanh cuộc sống mình mà không giải thích được. Nếu bạn tìm truyện ma đáng sợ, kinh dị thì xin lỗi vì mình không đáp ứng được ạ. Cảm ơn tất cả mọi người.

TRUYỆN 5: CHƠI TRỐN TÌM (chơi năm mười)

Sơ lược khu nhà tui, hơn 20 năm về trước, khu quận 9 khi đó vẫn còn đường đất đỏ, hoang sơ. Lũ trẻ hay tắm suối ở chỗ bây giờ là khu công nghệ cao, và rủ nhau đi coi cầu cơ hay vớt xác ở cầu Năm Lý. Nếu ai ở quận 9 khi đó đều biết khu đường Man Thiện, Lã Xuân Oai (tên bây giờ) trước kia chủ yếu hai bên toàn là nghĩa địa, mồ mả, cây cối nhiều – nhà dân ít.

📷

Nơi xảy ra chuyện là nhà anh họ, lớn hơn tui 1 tuổi – tên gọi là anh Mỹ. Nhà anh bây giờ là khu đường Man Thiện, chỗ khu nghĩa địa nằm đằng sau mấy con hẻm ở đối diện chung cư C6. Về cái nghĩa địa này, nó đã ở đó rất lâu rất lâu trước khi tui chuyển về nữa. Những ngôi mộ ở đó mới có cũ có. Mà những mộ cũ toàn mộ lâu đời rồi, có những mộ còn ngang tuổi với mộ đá ong “khu nghĩa địa cổ” bên Thủ Đức nữa. Và còn có những bụi tre lớn mọc dọc theo đường vào nghĩa địa (hồi nhỏ ba hay xuống đào mụt măng về cho mẹ nấu canh, tre mọc giữa đường không phải của ai nên ai lấy thì lấy). Ngày nhỏ ông bà hay dặn lũ trẻ trong xóm, chỗ đó toàn ông lớn bà lớn nằm nên họ khó tính, đi học về ngang qua thì không được chạy rầm rầm giỡn hớt cười đùa lớn tiếng, cứ đi qua nhanh thật nhanh thôi.

Năm đó, tui đã vào cấp 2. Như bao đứa trẻ khác, lũ trẻ xóm tui thường hay tụ họp đi chơi mỗi cuối tuần được nghỉ học. Tụi tui hay đi bộ xuống nhà anh Mỹ chơi vì nhà anh có vườn rộng, cây cối tỏa bóng mát mẻ và có ghế đá ngồi chơi nữa chứ. Tui vẫn nhớ hôm đó là thứ 7, theo thường lệ cả đám trai có gái có 5 đứa lại dắt nhau xuống nhà anh chơi từ sáng đến chiều về. Có thêm anh Mỹ và 1 thằng nhóc trong xóm là cả bầy được 7 đứa. Sau khi ăn trưa no nê chán chê ngồi tám nhảm đến tầm hơn 1 giờ thì cả bọn chán quá, mới rủ nhau đi lấy ít bánh kẹo, nhang và lon sữa ra chơi “ma lon” (hậu quả sau đó là mắt cá chân đứa nào cũng bầm đen thui). Dù nhà anh rất gần nghĩa địa nhưng cả đám vẫn sợ, chỉ dám chơi trước cổng nhà chứ ko dám ra nghĩa địa. Chơi chán chê từ “ma lon” rồi qua “ma gió” (hay còn gọi là trò khiêng ma, vì mỗi lần khiêng lên được là gió nổi lên ào ào) nhưng cả đám vẫn còn xung lắm. Thế là bày nhau chơi năm mười (trốn tìm), và đó là quyết định mà mãi sau anh Mỹ vẫn hay nói : CHƠI NGU NHẤT ĐỜI TAO.

Sỡ dĩ tại sao anh nói vậy, vì anh là người đầu têu trong việc ra chơi gần chỗ nghĩa địa. Mọi hôm chúng mình vẫn chơi năm mười ở khu vườn nhà anh, nhưng hôm nay nổi hứng anh bảo cả bọn ra đường lớn ngay gần nghĩa địa chơi, cổng nhà anh sẽ là đích đến. Tui nhớ đứa nào đấy trong bọn kêu lên coi chừng ma giấu đó, anh Mỹ rất hùng hồn : “Bọn mình chơi chục lần rồi đấy thôi, có đứa nào bị gì đâu. Giờ này 3 giờ mấy gần chiều rồi, khi nào chơi 12h trưa mới sợ”. Lời anh như thúc đẩy tinh thần cả đám, thế là vẫn chơi. Đứa làm “Cái” bắt đầu đếm “1, 2, 3, 4, 5… 50! Tao đến đây”.
Khi cả bọn nghe “Cái” bắt đầu đếm là túa ra chạy ào ào như ong vỡ tổ. Đứa thì chui vô kho củi nhà hàng xóm, đứa leo lên cây, đứa nấp sau mấy cái lu nước, đứa lại nấp sau xe máy người lớn dựng ở ngoài sân…hồi hộp chờ đợi! Tiếng hô hào chạy đến đích, tiếng la hét khi bị “cái” bắt, tiếng cười của đám nhỏ vang khắp khu xóm.

Chơi đến lượt thứ 3, khi mà cả đám đều đã về đến đích, cả bọn đợi hoài đợi hoài không thấy thằng A. đâu hết. Túa nhau ra đi tìm khắp xóm vẫn không thấy nó đâu cả. Cả đám kéo nhau về sân nhà anh Mỹ ngồi chờ đợi, những mong thằng A. thấy lâu không ai tìm được sẽ chạy về đích. Có đứa bảo hay là nó chạy về nhà rồi, anh Mỹ bèn lấy điện thoại bàn gọi về nhà nó nhưng không ai bắt máy. Lại chờ đợi, lúc này cả bọn bắt đầu lo lắng nhen nhóm sợ hãi:
“Hay là nó bị ma giấu ?”
“Bậy, đừng nói xui. Chắc nó đang chơi mắc tè hay ị nên kiếm chỗ đi thì sao”
“Sao nó không chạy về nhà anh Mỹ đi ?”
“Cổng nhà là đích, nó sợ về bị bắt sao.”
“Nhưng em vẫn nghi quá, có khi nó bị giấu đó.”
“Tụi bây đừng có tự hù nữa, chờ chút nó cũng về à.”
… Lại chờ đợi đến gần 18h, trời chiều dần sụp tối vẫn không thấy thằng A đâu. Lúc này nhà thằng A có gọi lại hỏi sao giờ chưa thấy về, thì cả đám mới sợ hãi cực độ. Anh Mỹ trả lời điện thoại là lát tụi nó về liền. Miệng nói vậy chứ anh bắt đầu run, anh kêu “Đợi cha ta làm về đi rồi mình kể cho người lớn”. Cả đám lấm lét, cúi gằm mặt chẳng đứa nào buồn lên tiếng nữa. Phần vì lo lắng không biết thằng A giờ ở đâu, phần vì sợ rủi có chuyện gì người lớn lôi cả đám ra đánh đòn. Mà điều đáng sợ nhất, cái điều đang len lỏi trong đầu óc đám nhỏ mà không đứa nào dám thốt ra, điều ghê hơn cả việc bị ăn đòn, đó là : THẰNG A BỊ MA GIẤU !

Sau ít phút là cha anh Mỹ về. Dắt xe vào sân, thấy cả bọn ngồi 1 bầy ở ghế đá bác nhăn mặt khó hiểu:
“Ủa, nay bây chơi trễ dữ, giờ chưa về tắm rửa ăn cơm. Con Mén nhỏ muốn má mày qua lôi đầu về như bữa ko ?”
“Cha ơi, thằng A nó bị lạc mất tiêu rồi – anh Mỹ nói.”
Nghe tới đây, nhìn thêm gương mặt đứa thì hoảng hốt đứa thì ủ rũ của xấp nhỏ, bác đi nhanh lại chỗ ghế đá giọng bất an: “Đâu, bây kể cha nghe coi”
Anh Mỹ lớn nhất nên lên tiếng kể lại, những đứa khác thỉnh thoảng thêm vô thông tin mà tụi nó biết. Có đứa bảo: “Lúc con trốn sau xe máy, con thấy nó chạy về hướng nghĩa địa”. Nghe xong hết, bác trấn an cả đám “Chắc nó bỏ đi đâu chơi thôi, để bác gọi người nhà qua đón tụi bây về rồi người lớn đi tìm nó”. Sau đó, bác vào nhà nói với bác gái rồi lấy điện thoại gọi người nhà từng đứa qua. Có cả người nhà thằng A. Khi những đứa kia về hết, chỉ còn lại người nhà thằng A, ba mẹ tui thì người lớn bắt đầu bàn bạc với nhau. Sở dĩ tui được ở lại vì tui là em họ thằng Mỹ mà, người trong nhà. Lúc này anh Mỹ mới kể lại 1 lần nữa cho mọi người nghe. Nhà thằng A gọi về nhà lần nữa thì người ở nhà vẫn nói không thấy nó về. Chạy hết xóm hỏi cũng không có ai thấy nó ghé chơi nhà nào hết. Nghĩa địa cũng không có. Má thằng A lúc này đã bắt đầu rưng rưng nước mắt và ba nó thì ngày càng đăm chiêu căng thẳng.
“Hay mình báo công an đi anh, nhờ họ tìm.”
“Nó mới lạc có mấy tiếng, sợ công an chưa xử đâu.”
“Có khi nào nó đi bơi bên suối không anh ?”
“Nó chơi với đám này, không có tụi này mình nó sao dám đi ra ngoài đó bơi.”
“Tui tính vầy, anh T (ba tui) qua tìm ông Hai với mấy thằng con ổng nhờ ra suối kiếm giùm, sẵn tạt ngang báo CA phường giùm tui nhờ họ thử tìm xa hơn. Tui với ba mẹ thằng A chạy vô xóm với ra nghĩa địa tìm lần nữa. Còn mẹ con Mén về xóm bà mượn giùm con chó mực của ông Tư qua nha, sẵn mua giùm ít trái cây, tiền giấy.”
Nói xong mạnh ai nấy chạy đi làm việc của mình theo lời cha anh Mỹ dặn. Tui với mẹ về nhà tui lấy giỏ đi chợ rồi qua mượn con chó mực của ông Tư, bỏ vào giỏ và ôm qua nhà anh Mỹ. Tả sơ về con chó này : nó là chó cỏ, đen thui thùi lui từ đầu tới chân, mắt nó cũng đen nốt. Mọi người nói nó khôn nhất xóm, ít khi sủa bậy như những con khác trong xóm. Nếu ban đêm nó sủa, thì con nít không được ra đường.

Qua nhà anh Mỹ, đợi mọi người tới đông đủ. Bên nhóm cha anh Mỹ không có thông tin gì. Bên nhóm ba tui ra suối tìm, cũng không thấy đồ đạc hay dấu vết gì của thằng A ngoài đó. Nhóm người lúc này đã có thêm vợ chồng ông Hai và hai anh con chừng hai mấy tuổi. Lúc này cha anh Mỹ hỏi ông Hai :
“Chú Hai nhớ hồi con mười mấy tuổi có vụ thằng N xóm mình bị giấu không?”
“Ờ, nãy nghe kể tao cũng nghi là bị giống vậy. Đám con nít ranh, kêu không được ra đó chơi mà lỳ như trâu như bò” – ông Hai đáp mà không quên lườm cho tui với anh Mỹ một phát.
“Chú Hai ở đây lớn nhất, có ông bà con với ba mẹ chú, ông bà chú nằm đó, nhờ chú ra thắp giúp con nén nhang xin giúp tìm thấy thằng nhỏ. Nếu nó lỡ quấy phá chọc giận tới ai ngoài đó thì xin tha lỗi cho nó còn nhỏ dại. Còn con, dắt con chó mực đi tìm chỗ bụi tre. Nãy con tìm giáp vòng không thấy nhưng con nghi là chỗ bụi tre.”
“Ừ, đi bây. Đưa nhang đèn, trái cây đây, tao ra tao xin cho. Ba mẹ thằng A ra khấn chung với tao, nhớ nói : chúng con xin các cụ, các ông bà, các anh chị em chiến sĩ khuất mặt khuất mày về đây nhận giúp lòng thành của chúng con mà cho vợ chồng con xin cho thằng nhỏ về. Nó còn nhỏ dại, có mạo phạm gì xin tha thứ cho nó”

Lúc này trời đã tối, bầu trời quang đãng, từng cơn gió thổi qua rặng tre nghe xào xạc. Những ngọn tre đong đưa trong gió, hắt bóng xuống mặt đường. Bóng của rặng tre như muốn bao trùm luôn nhóm người đang soi đèn đi về hướng nghĩa địa. Khi đó chưa có đèn đường, chỉ có ánh đèn từ các nhà gần đó hắt bóng qua. Tui và anh Mỹ đi nép sát vào mẹ mình không dám buông tay. 2 ông bố thì soi đèn và dắt con chó mực bắt đầu rảo tìm từ rặng tre đầu tiên tính từ ngoài đường lớn vào. Ông Hai bày đồ ra trước khu nghĩa địa, quỳ cùng ba mẹ thằng A và bắt đầu khấn vái. Khi ông Hai cắm nhang vào bát, bó nhang bỗng cháy phựt lên làm tui và anh Mỹ muốn rớt tim ra ngoài. Đốt nhang đèn và tiền xong ông Hai và ba thằng A đã đứng dậy, chỉ có mẹ thằng A vẫn quỳ đó liên tục khấn và xin lỗi giùm nó. Bác thành tâm lắm – nhìn rất tội nghiệp, đúng là con dại cái mang, khổ thân bác gái.

Khi đến chỗ bụi tre gần sát trong cùng của nghĩa địa, bổng con chó mực sủa lên dữ dội. Nó chạy tới ngửi ngửi và sủa liên hồi. Mọi người chạy quýnh quáng lại đó, rọi đèn vào trong. Lúc này cha anh Mỹ la lên “Thấy nó rồi, thấy thằng A rồi”. Tui quên mất sợ cũng chạy lên chỗ bụi tre đó, và hình ảnh thằng A lúc đó không thể nào tui quên được. Thằng A đang ngồi bó gối trong bụi tre, đầu tóc nó thì đầy lá tre, mặt thì lấm lem đất cát. Nó mếu máo ú ớ ú ớ không nghe được nói gì, nước mắt nước mũi tèm lem. Không biết làm sao nó vô đó được, chứ lúc mang nó ra cực ghê nơi. Hai anh con ông Hai phải cưa ít cây tre bên ngoài mới lôi được nó ra. Đem nó ra, miệng mồm nó toàn là đất và lá tre không. Ba nó phải móc hết ra và móc họng cho nó ói thêm ra một bãi như bùn nhão.
Về nhà anh Mỹ rồi nó mới kể lại mà mặt vẫn chưa hết bàng hoàng :
“Con đang đi tìm chỗ trốn, có một cô đứng trong đó kêu vô đây trốn nè, con thấy bụi tre có chỗ ở giữa lớn lắm nên con chui vô ngồi kế bên cô đó. Cô đó còn cho con bánh kẹo để ăn nữa. Sau con không đứng dậy đi ra được, mà cô đó cũng biến đâu mất. Con cứ ngồi đó quài không đi được, con nghe tiếng mọi người kêu con mà mắt con tối tui, con cũng không la lên được, con chỉ biết khóc thôi”.

Sau bữa đó, ba mẹ thằng A đem nó về nhà, nó còn bị sốt mấy ngày phải nghỉ học. Tui và anh Mỹ thì bị lôi về ăn đòn nhừ tử cái tội chơi ngu và bị quỳ gối cả buổi. Đám nhỏ trong xóm sợ quá chừng không dám sang nhà anh Mỹ chơi gần mấy tháng. Nhưng rồi đâu lại vào đó, chỉ có điều cả đám không dám chơi năm mười vào buổi trưa nữa, thay vào đó là tạt hình, tạt lon. Khu nghĩa địa đó vẫn còn cho đến giờ, mấy bụi tre thì bị chặt hết để mở đường. Tuy lớn rồi nhưng mỗi lần sang nhà anh Mỹ chơi, đi ngang nghĩa địa tui vẫn chạy xe qua thật nhanh, không dám nhìn lại. Hết.

Bầu Bí.

P/s: Nếu bạn nào muốn xem chơi ma lon hay ma gió như nào để lại lời nhắn cho mình nhé, bữa sau mình viết một bài bày cho cách chơi. Còn lên hay không thì hên xui =)) Lúc bé tụi mình chơi thì lúc được lúc không ah, nhưng mà vẫn rất thích và chơi hoài không chán.

0
21 tháng 6 2017

Đáp án B

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế- quân sự.

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao...
Đọc tiếp

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!

1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?

2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.

4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở.

5, Hãy nêu một số vd về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết. Em sẽ ứng xử như thế nào trog trường hợp bị người khác xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe?

6, Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trách nhiệm của công dân trog việc thực hiện quyền này.

7, Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại. Hành vi như thế nào là phi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện tín, điện thoại? Người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

8, Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

9, Em hãy nhận xét tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương em, ở trường em. Hãy nêu những hoạt động, việc làm cụ thể để hưởng ứng tích cực an toàn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

4
18 tháng 4 2016

2 . Công dân là người dân của 1 nc'

Công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Là người có quốc tịch VN

- Mọi công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN điều có quyền và quốc tịch 

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN điều có quốc tịch VN

3 . Công dân VN có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN bảo về và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật 

- Nhà nc' cộng hoà xã hôpị chủ nghĩa VN tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN có quốc tịch VN

4. Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông 

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 

+ Tín hiệu đèn giao thông : biển báo vạnh kẽ đường , hàng rà chắn

23 tháng 4 2016

3.Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền được hưởng nền độc lập... 
Nghĩa vụ: trung với Đảng, bảo vệ quốc gia, bảo vệ quýền của người khác. Có hiếu với cha mẹ, ông bà...

19 tháng 9 2023

Đặc điểm nguồn gốc dân cư: người bản địa là người Anh-điêng, sau đó đã có nhiều luồng di cư từ châu Âu, châu Á, châu Phi tạo nên thành phần người lai.

Vấn đề đô thị hóa: khoảng 80% dân số sống ở các đô thị. Quá trình đô thị hóa tự phát khiến dân số đô thị tăng nhanh.

Vấn đề văn hóa: là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Là nô diễn ra nhiều lễ hội: hóa trang...