K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

9 tháng 8 2023

2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. 

30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ

 

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ lâu đời và được trao truyền qua nhiều thế hệ.
- Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học, đề cao giá trị của tri thức.
- Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho con người hoàn thiện về nhân cách, giúp cho quê hương, đất nước phát triển hưng thịnh.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.

18 tháng 12 2023

Ya

19 tháng 8 2021

cần gấp mn ơi

 

11 tháng 11 2023

a.
- Áo dài: trang phục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự thanh lịch và duyên dáng của phụ nữ Việt.

- Tết Nguyên Đán: là ngày lễ quan trọng nhất trong năm dành cho gia đình người Việt. Mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt mỏi, gia đình xum họp, quây quần bên nhau.

- Truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa: Người Việt Nam có truyền thống nghiên cứu và giữ gìn văn hóa thông qua việc học hát, vẽ tranh, và duy trì các trò chơi dân gian.

- Phong cách kiến trúc truyền thống: Kiến trúc truyền thống của Việt Nam thường được thể hiện qua các ngôi đền, chùa, và nhà cổ, mang trong mình vẻ đẹp và sự tôn trọng đối với lịch sử.
b. 

Em luôn tự hào về những giá trị và truyền thống dân tộc độc đáo của Việt Nam ta và em luôn nỗ lực không ngừng để bảo tồn và phát huy chúng. Bằng chứng cho việc đó, em chú tâm sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không chỉ trong giao tiếp hàng ngày mà còn trong việc viết và chia sẻ kiến thức về văn hóa, lịch sử, truyền thống qua các bài viết, những buổi thảo luận.

Em cũng không ngừng tham gia vào các lễ hội, sự kiện truyền thống để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của quốc gia. Những trải nghiệm này giúp em tạo dựng một kết nối mạnh mẽ với truyền thống dân tộc, thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc và bản sắc văn hóa của mình.

Hơn nữa, em tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện,bảo vệ môi trường, với hy vọng góp phần vào sự phát triển bền vững của truyền thống dân tộc. Điều này là sự cam kết của em để duy trì và truyền tải những giá trị quý báu này cho thế hệ tương lai, thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương và người dân Việt Nam.

21 tháng 12 2023

free fire

 

20 tháng 12 2023

Tinh thần hiếu học là tinh thần đáng quý, nó góp phần tạo nên nền tảng về tri thức cho con người, một đất nước muốn giàu mạnh phải có sự học hỏi, đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “ Đất nước Việt nam có giàu mạnh, cũng phần lớn dựa vào công học hành của các cháu”, chính học tập là con đường giúp cho đất nước của ta hội nhập với thị trường thế giới, để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tham khảo thôi ní =(