Bài tập: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
1,Trình bày tình hình kinh tế và xã hội nước Pháp trước cách mạng, điểm tiến bộ và ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng?
2,Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó
Tham khảo
Câu 1
* Tình hình nước Pháp trước cách mạng:
* Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.
- Nông nghiệp: lạc hậu.
+ Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.
+ Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra,...
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,...
+ Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.
* Xã hội:
- Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:
+ Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
* Điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng là :
- Kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo.
- Đưa ra những lý thuyết xây dựng nhà nước mới – nhà nước tư bản chủ nghĩa.
* Ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng:
Là những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản Pháp. Thể hiện tư tưởng dân chủ tư sản, phê phán chế độ phong kiến lạc hậu với những giáo lý lỗi thời. Thể hiện cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phản ảnh các mâu thuẫn xã hội đương thời, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. Không chỉ phê phán chế độ phong kiến, mà còn đề xuất việc xây dựng một xã hội mới, nên tác động mạnh tới các tầng lớp trong đẳng cấp thứ 3.
Câu 2
* Bảng niên biểu diễn biến thể hiện diễn biến các mạng Pháp qua các giai đoạn:
Các giai đoạn chính
Sự kiện
Nội dung sự kiện
Từ ngày 14-7-1789 đến
ngày 10-8-1792 (Chế độ quân chủ lập hiến)
Ngày 14-7-1789,
Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti
Tháng 8-1789,
thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Ngày 11-7-1792
Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện.
Tháng 4-1792,
Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
Tháng 9-1791,
Chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ.
Từ ngày 10-8-1792 đến ngày 2-6-1793
(Bước đầu của nền cộng hòa)
Ngày 10-8-1792
Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương được gọi là phái Girôngđanh.
Ngày 21-9-1792,
Quốc hội khai mạc, phế truất nhà vua, thiết lập nền Cộng hòa thứ nhất.
Ngày 21-1-1793,
Vua Lu-I XVI bị xử chém.
Từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794
(Chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh, Đỉnh cao của cách mạng)
Tháng 6-1793,
Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa.
Ngày 23-8-1793,
Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”.
Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao.
Ngày 27-7-1794,
Trong phiên họp của Quốc hội, lực lượng tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính lật đổ phái Giacôbanh, chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của phong trào.
Từ ngày 27-7-1794 đến ngày 09-11-1799
(Thoái trào cách mạng)
Tháng 11-1799,
Chấm dứt chế độ Đốc chính. Nền độc tài quân sự được thiết lập ở Pháp.
Năm 1804,
Na-pô-lê-ông lên ngôi Hoàng đế, thành lập đế chế thứ nhất.
Năm 1812,
Na-pô-lê-ông bị thua trận ở Nga.
Năm 1815,
Năm 1815, chế độ quân chủ Pháp được phục hồi.
* Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp :
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
* Những hạn chế của cách mạng tư sản Pháp là :
- Coi nhẹ quyền lợi giai cấp công nhân
- Không giải quyết được những lợi ích thiết thân cho bình dân thành thị và bần nông
- Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền không lên án chế độ thuộc địa. Về sau, Pháp là một trong những nước đi đầu trong việc xâm chiếm thuộc địa
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
+ Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi