K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau: Thần Lửa A Nhi Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bẩy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm cho chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Thần Lửa A Nhi

Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bẩy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường.

Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm cho chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú.

Thần có tính nóng vội, lại phải ở khắp nơi, không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh và hoa cỏ.

Một hôm thần Lửa A Nhi giúp người đốt cỏ dại ở ven rừng. Mải lo đi giúp nơi khác nữa, thần không về dập lửa kịp thời, nên lửa cháy vào rừng, lan rộng ra nhanh chóng. Trong rừng có năm mẹ con chim Đầu Rìu. Chim mẹ kêu than: “Con mình chưa biết bay, phen này mẹ con chắc bị thiêu sống!”.

Bỗng chim mẹ nghĩ được một kế cứu con:

- Các con ơi đằng kia có cái hang chuột. Các con hãy vào đấy, mẹ sẽ khoả cát lên lấp kín, khi lửa tắt mẹ sẽ đến đón các con.

- Nhưng mẹ ơi - một con chim thưa - con chuột to lắm, nó sẽ ăn thịt chúng con mất!

- Không đâu, bé yêu ạ! Con chuột ở cái hang này đã bị diều hâu bắt mất rồi, chính mẹ trông thấy.

- Còn có những con chuột khác, mẹ ạ! - Một con chim nữa nói - Bị chuột ăn thì đau đớn và nhục nhã quá! Mẹ ơi, thà chết thiêu còn hơn!

 - Bị thiêu nóng lắm, các con ạ! Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cánh ra ấp các con dưới bụng, che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót.

- Không, không mẹ ơi! Không đời nào!

Bốn chú chim con đồng thanh kêu lên. Rồi chú khôn nhất nói:

- Nếu mẹ chết thì chúng con cũng sẽ chết đói, chết khát thôi. Và họ Đầu Rìu nhà ta sẽ tuyệt giống, tuyệt nòi. Mẹ còn trẻ lắm. Thoát nạn này mẹ sinh một lũ em… Mẹ hãy bay đi, bay nhanh đi, lửa đến rồi! Chúng con van mẹ!

- Mẹ trốn một mình sao đành chứ ?

- Trốn đi, trốn đi mẹ ơi! - Bốn chú chim con lại đồng thanh kêu lớn:

- Bay nhanh đi, nếu không chúng con đâm đầu vào lửa cho mà xem!

Mấy con chim con vỗ lạch bạch những đôi cánh chưa có lông sắp xông vào lửa. Chim mẹ hoảng quá, đành phải bay đi.

Bấy giờ, bốn anh em chụm đầu vào nhau kêu cầu thần Lửa.

- Thần Lửa A Nhi quảng đại ơi! Chúng con hiện nay mất mẹ, lát nữa sẽ mất xác? Rồi mẹ chúng con sẽ vì xót xa mà chết héo chết khô. Chỉ có ngài là cứu được chúng con. Hỡi A Nhi nhân hậu!

Bỗng có tiếng vang vọng từ xa:

- Các con đừng lo sợ! Tai họa sắp qua rồi. Và mẹ các con sẽ về với các con.

Đó là tiếng của thần Lửa. Thần đã trở về và kịp nghe tiếng kêu thảm thiết của mấy chú chim con. Thần dập tắt ngay ngọn lửa hung dữ, liền đó chim Đầu Rìu mẹ cũng bay về.

Cảm tạ thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lông vũ của mình, ngụ ý thờ thần Lửa ở trên đầu.

                                                                                                                          (Theo Thần thoại Ấn Độ)

           Viết bài văn khoảng 500 chữ nêu cảm nhận của anh /chị về nhân vật thần Lửa A Nhi  trong câu chuyện thần thoại trên.

2
30 tháng 11 2022

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Cảm nhận về nhân vật trong câu chuyện Thần Lửa A Nhi

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

* Tóm tắt cốt truyện theo nhân vật chính

* Cảm nhận cụ thể về nhân vật:

- Đặc điểm của thần Lửa:

+ Hình dáng, tầm vóc: Thần Lửa A Nhi có tầm vóc khổng lồ, kì vĩ, vẻ đẹp độc đáo (Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bẩy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường).

+ Tính cách: 

  • Thần chăm chỉ và yêu thương các sinh vật, chăm lo cho sự sống trên trái đất 

Ø  Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm;nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sang cho con làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn, ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú).

Ø  Hay đi giúp người (Thần giúp người đốt cỏ và mải đi giúp nhiều  người khác).

Ø  Nghe tiếng cầu cứu thống thiết của bốn anh em chim Đầu Rìu con, thần A Nhi đã kịp thời xuất hiện và dập tắt đám cháy, cứu sống gia đình nhà Đầu Rìu.

  • Thần có tính nóng vội và giúp nhiều người cùng lúc nên không làm xuể công việc và đã gây hậu họa.    

-> Thần Lửa vừa phi thường vừa gần gũi, đời thường.  

+ Tài năng và công việc:

  • Có khả năng làm những việc siêu nhiên để giúp loài người duy trì sự sống: tạo mặt trời, ánh sáng của các vì sao để chiếu sáng cho thế gian, nấu chín thức ăn.
  • Có phép phân thân để làm nhiều việc cùng lúc nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách.

- Cơ sở hình thành sự tưởng tượng của người Ấn Độ xưa về thần Lửa:

+ Bắt nguồn từ những trải nghiệm trong cuộc sống lao động, sinh hoạt, người Ấn độ xưa nắm bắt những đặc điểm nổi bật của lửa để hình dung, tưởng tưởng hình tương thần Lửa: lửa màu đỏ, bén rất nhanh nên họ hình dung thần Lửa cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường; mặt trời, mặt trăng đều phát sáng nên được hình dung chúng do thần Lửa tạo ra; Lửa vừa đem lại lợi ích, vừa gây họa cho con người được người xưa lí giải do Thần Lửa không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh...

+ Người Ấn Độ xưa với thế giới quan “vạn vật hữu linh” đã  hình dung; trao cho lửa tính cách, hành động như con người.

- Ý nghĩa của hình tượng thần Lửa A Nhi:

+ Phản ánh nhận thức của con người nguyên thủy về thế giới tự nhiên: giải thích các hiện tượng tự nhiên (mặt  trời, sao, lửa, cháy rừng, chim Đầu Rìu có chòm lông đỏ trên đầu). 

+ Phản ánh quan niệm “vạn vật hữu linh” của người nguyên thủy . Vì cho rằng vạn vật đều có linh hồn nên người  xưa đã nhân hóa lửa thành vị thần và trao cho thần công việc kiến tạo thế giới.

+ Gi gắm khát vọng chinh phục thiên nhiên, sáng tạo thế giới , đem lại cuộc sống hữu ích cho con người của người nguyên thủy  (quá trình tìm ra lửa,tạo ta ánh sáng xua bóng đêm, dập nạn cháy rừng, giúp nấu chin thức ăn...).

+ Phản ánh vẻ đẹp riêng của tín ngưỡng, văn hóa của cộng đồng Ấn Độ xưa: đề cao vai trò quan trọng của thần Lửa, vị thần tối linh trong văn hóa, tín ngướng của người Ấn Độ , chỉ đứng sau thần Sấm, Sét; vì  dù ở thiên đường, hạ giới hay không trung đều cần có hơi ấm của thần Lửa A Nhi để sinh sôi, tồn tại và phát triển.

* Đánh giá chung: 

- Nghệ thuật khắc họa hình tượng Thần Lửa A Nhi:

+ Nhân hóa, gán cho hiện tượng tự nhiên (lửa) tính khí,  thói quen,  hành động của con người.

+ Thủ pháp cường điệu, phóng đại.

+ Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, hoang đường (tung quả cầu lửa để sưởi ấm cho loài người, thắp sáng các vì sao, phân thân  làm nhiều việc) để thể hiện tài năng, sức mạnh của thần Lửa A Nhi; lí giải các hiện tượng tự nhiên: mặt trời có sức nóng, mặt trăng chiếu sáng... hoặc giải thích các hiện tượng (cháy rừng).

- Nội dung:

+ Qua nhân vật  thần Lửa A Nhi, có thể thấy được trí tưởng tượng phong phú của người xưa trong việc giải thích hiện tượng tự nhiên; đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngướng và văn hóa cộng đồng Ấn Độ.

+ Nhân vật cũng đem lại cho con người hôm nay bài học về lòng thương người và sự cẩn trọng, đúng lúc khi giúp người.

+ Nhân vthần Lửa A Nhi góp phần làm nên vể đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại Ấn Độ.

d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

   Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

 

nêu những sự kiện của văn bản trên

19 tháng 9 2017

Đáp án B

20 tháng 4 2018

a)

Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phả hủy hơn 2 triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muôn thú, gây nên và để lại hậu quả vô cùng khốc liệt cho con người : như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, quái thai, dị tật bẩm sinh cho những người trực tiếp nhiễm và cả con cái họ. Ước tính cả nước ta hiện có khoảng 70.000 người lớn và từ 200.000 đến 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc này.

b)

Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Vận động gây quỹ ủng hộ nạn nhân nhiễm độc, sáng tác tranh, ảnh, văn, thơ thể hiện sự cảm thông và chia sẽ nỗi đau cùng họ.

4 tháng 10 2017

a)  Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả đối với con người là:

-     Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá hủy hơn hai triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất đai, muông thú bị diệt chủng gây ra những bệnh nguy hiếm cho người: nhiễm độc và con cái của họ như dị tật bẩm sinh, quái thai... Hiện nay cả nước ta có khoảng 70.000 người lớn và 200.000 - 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam.

b)     Những việc chúng ta cần làm để giám bớt nỗi đau cho những nạn nhàn chất độc màu da cam là:

-     Chúng ta cần thường xuyên thăm hòi, động viên, giúp đỡ những người. nhiễm chất độc màu da cam đề làm giám bớt nỗi đau của họ.

-    Tiết kiệm để giúp đỡ những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.

-      Sáng tác nhạc, thơ, tranh ảnh thế hiện sự thông cảm với nỗi đau và thiệt thòi của những người nhiễm chất độc màu da cam.

4 tháng 10 2017

a,

-     Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá hủy hơn hai triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất đai, muông thú bị diệt chủng gây ra những bệnh nguy hiếm cho người: nhiễm độc và con cái của họ như dị tật bẩm sinh, quái thai... Hiện nay cả nước ta có khoảng 70.000 người lớn và 200.000 - 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam.

b,

Những việc chúng ta cần làm để giám bớt nỗi đau cho những nạn nhàn chất độc màu da cam là:

-     Chúng ta cần thường xuyên thăm hòi, động viên, giúp đỡ những người. nhiễm chất độc màu da cam đề làm giám bớt nỗi đau của họ.

-    Tiết kiệm để giúp đỡ những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam.

-      Sáng tác nhạc, thơ, tranh ảnh thế hiện sự thông cảm với nỗi đau và thiệt thòi của những người nhiễm chất độc màu da cam.

9 tháng 9 2017

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

- Từ ngữ liên kết: Ông (thay thế cho từ “Thần Prô-mê-tê” ở câu trước).

25 tháng 11 2018

a) Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

b) Nói về sự ra đời của Thạch Sanh

c) " lưỡi búa ''. Thuộc danh từ

d) Ngọc Hoàng/ sai thiên thần......

        CN                  VN

Cấu tạo: phức tạp hơn danh từ nhưng có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").

1/Đọc đoạn văn sau trả lời"Vừa lúc đó,sứ giả đem ngựa sắt,roi sắt,áo giáo sắt đến.Chú bé vùng dậy,vươn vai một cái bỗng biến mình 1 tráng sĩ mình cao hợp trượng,oai phong,lẫm liệt..."Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên và cho biết mượn của ngôn ngữ nào ?""Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.Cậu sống lui thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa,cả gia tài chỉ có một...
Đọc tiếp

1/Đọc đoạn văn sau trả lời

"Vừa lúc đó,sứ giả đem ngựa sắt,roi sắt,áo giáo sắt đến.Chú bé vùng dậy,vươn vai một cái bỗng biến mình 1 tráng sĩ mình cao hợp trượng,oai phong,lẫm liệt..."

Tìm các từ mượn có trong đoạn văn trên và cho biết mượn của ngôn ngữ nào ?

""Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.Cậu sống lui thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa,cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.Nguổi ta gọi cậu là Thạch Sanh.Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa,Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần Thông "

a)Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích ?

b)Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

c)Trong cụm danh từ"1 lưỡi búa của cha để lại"từ nào là từ trung tâm?từ trung tam thuộc từ loại gì ?

d)Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu"Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các món võ nghệ và mọi phép thần Thông "Cho biết chủ ngữ,vị ngữ trong cau và có cấu tạo như thế nào?

"Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,cua,ốc bé nhỏ.Hảng ngày,nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,khiến các con vật kia rất hoảng sợ.Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể"

a)Xác định cụm động từ,cụm tính từ có trong đoạn văn"mỗi loại 2 ví dụ"

b)đặt câu có cụm ĐT là chủ ngữ,phản tích chủ ngữ,vị ngữ

 

 

1
25 tháng 11 2018

Nhiều thế này làm nổi sao trong một lúc đưọc !