K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2022

đọc ,mỉm cười là động từ

Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần  của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông...
Đọc tiếp

Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần  của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng thanh thoát nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm.
                                                               ( Trích Nụ cười của mẹ - Lê Phương Liên)
Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định ngôi kể, nhân vật chính của đoạn văn ?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn trên, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì?
II. TẬP LÀM VĂN:  (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Em có cảm nhận gì về người mẹ qua đoạn trích trên (khoảng 10 câu)
Câu 2 (5.0 điểm): Kể về một cuộc gặp gỡ đi thăm các chú bội đội.Câu hai xác định ngôi kể nhân vật chính của đoạn văn trên

0
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trong đoạn trích sau :   Thủa ấy ở làng quê , mẹ tôi dạy cho những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua , bắt ốc , chăn trâu , cắt cỏ . Có những thằng cu nghịch nghợm và viết xấu quá nên nhiều bữa mẹ bảo cả mấy đứa đến ngồi bên . Mẹ đặt đôi bàn tây xanh xao , cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp, chai sần của chúng . Mẹ tôi...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trong đoạn trích sau :

   Thủa ấy ở làng quê , mẹ tôi dạy cho những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua , bắt ốc , chăn trâu , cắt cỏ . Có những thằng cu nghịch nghợm và viết xấu quá nên nhiều bữa mẹ bảo cả mấy đứa đến ngồi bên . Mẹ đặt đôi bàn tây xanh xao , cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp, chai sần của chúng . Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong , nét thẳng, Rồi buông tay ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ khẽ mím môi , hơi thở nhẹ hẳn đi . Khi học trò viết tròn trịa , ngay ngắn và đọc không thấy ngọng nữa , mẹ mĩm cười trìu mến lắm .........

                                                                                                                                                      ( Nụ cười của mẹ )

0
Câu 3: Do nghe về những tác hại của trò chơi điện tử nên bố mẹ bạn cấm bạn không được chơi. Nhưng bạn thấy trò chơi đó cũng có tác động đến sự phát triển tư duy, miễn là không quá đà, biết dừng và không làm ảnh hưởng đến học tập và các hoạt động bổ ích khác. Hãy thương lượng với bố mẹ để bạn được chơi trò chơi điện tử đó một cách hợp lý.Câu 4: Mặc dù đã được các thầy cô giáo nhắc...
Đọc tiếp

Câu 3: Do nghe về những tác hại của trò chơi điện tử nên bố mẹ bạn cấm bạn không được chơi. Nhưng bạn thấy trò chơi đó cũng có tác động đến sự phát triển tư duy, miễn là không quá đà, biết dừng và không làm ảnh hưởng đến học tập và các hoạt động bổ ích khác. Hãy thương lượng với bố mẹ để bạn được chơi trò chơi điện tử đó một cách hợp lý.

Câu 4: Mặc dù đã được các thầy cô giáo nhắc nhở về việc thực hiện "cổng trường an toàn" nhưng một số phụ huynh vẫn quay xe ô tô khu vực ngay cổng trường gây tắc nghẽn giao thông vào mỗi buổi sáng đế trường. Em là một thanh niên xung kích trong đội xung kích của nhà trường, em có trách nhiệm như thế nào?

 

Câu 5: Đang học trong giờ toán. Cô giáo đang say sưa giảng bài thì bạn Nam ngồi cạnh em lấy điện thoại ra chơi. Em sẽ có trách nhiệm như thế nào trong tình huống này.

 

0
22 tháng 12 2016

tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy , vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi cũng không nhớ hết. nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ...

Quan hệ Nguyên nhân

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt tè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm.

1
Tìm và xác định cấu tạo của 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ trong đoạn trích sau: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng...
Đọc tiếp
Tìm và xác định cấu tạo của 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ trong đoạn trích sau: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời nằn nỉ của bạn, tôi bỏ về. Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng: - Em đi tập văn nghệ. - Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Nó cười giả bộ ngây thơ: - Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo: - Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người. - Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại truyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ. (Chị em tôi - Theo Liên Hương)
1
9 tháng 12 2023

Cụm danh từ:

1. "rạp chiếu bóng" - cụm danh từ này bao gồm hai danh từ "rạp" và "chiếu bóng", đóng vai trò là tân ngữ của động từ "tập".

2. "chị" - danh từ chỉ người, đóng vai trò là tân ngữ của động từ "bảo".

3. "học nhóm" - cụm danh từ này bao gồm hai danh từ "học" và "nhóm", đóng vai trò là tân ngữ của động từ "đi". 

4. "xe ra cửa" - cụm danh từ này bao gồm hai danh từ "xe" và "cửa", đóng vai trò là tân ngữ của động từ "dắt".

5. "ba tôi" - cụm danh từ này bao gồm hai danh từ "ba" và "tôi", đóng vai trò là chủ ngữ của câu.

Cụm động từ:

1. "dắt xe" - cụm động từ này bao gồm động từ "dắt" và danh từ "xe", diễn tả hành động dắt xe.

2. "xin phép đi học" - cụm động từ này bao gồm động từ "xin" và danh từ "phép đi học", diễn tả hành động xin phép đi học.

 3. "tập văn nghệ" - cụm động từ này bao gồm hai động từ "tập" và "văn nghệ", đóng vai trò là động từ chính của câu.

4. "cười giả bộ ngây thơ" - cụm động từ này bao gồm hai động từ "cười" và "giả bộ ngây thơ", đóng vai trò là động từ mô tả hành động của "nó".

9 tháng 12 2023

dài ghê -_-

Tìm và xác định cấu tạo của 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ trong đoạn trích sau: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng...
Đọc tiếp
Tìm và xác định cấu tạo của 2 cụm danh từ, 2 cụm động từ trong đoạn trích sau: Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối, tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời nằn nỉ của bạn, tôi bỏ về. Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng: - Em đi tập văn nghệ. - Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Nó cười giả bộ ngây thơ: - Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo: - Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người. - Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại truyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ. (Chị em tôi - Theo Liên Hương)
0
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi. Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ

4. - Mẹ bình dị, thân thương.

- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.

- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.