tả sông Hoàng Long
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai cũng có một quê hương, ai cũng có một điều để nhớ khi nhắc về quê hương. Nhắc đến quê hương tôi, có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được dòng sông Đào thân thương gắn bó với tôi suốt những năm tháng thơ ấu tươi đẹp.
Dòng sông Đào là một nhánh của sông Hồng bao la, chảy qua quê hương tôi. Nó đã có từ bao đời nay, từ khi tôi sinh ra, dòng sông đã yên bình ở đó. Sông trải dài qua bao xóm làng, ngày ngày, phù sa màu mỡ bồi đắp, cả dòng sông như một dải lụa đào quấn quanh làng quê. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng in dấu cả bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hồng. Hai bên bờ, những hàng tre, hàng liễu xanh ngắt, đứng sừng sững, xõa mái tóc dài xuống mặt nước giống như những nàng thiếu nữ đang chải đầu, làm dáng, làm duyên. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, mặt nước lăn tăn gợn sóng, một vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt sông, hững hờ trôi như những chiếc thuyền nhỏ.
Sông Đào chảy quanh xóm làng, dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt. Nơi đây cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Những ngày chiều chiều lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi, nô đùa vui vẻ. bày những trò chơi lí thú. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng tôi vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Vào những buổi chiều tối, các bà, các mẹ lại kéo nhau ra bờ sông giặt rũ, trò chuyện sau một ngày lao động mệt mòi, ánh trăng sáng rực rỡ soi sáng mặt nước như dát vàng dát bạc. Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng, những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi.
Đối với tôi, tôi thích nhất những lúc được ngồi bên bờ sông, đưa đôi chân xuống dòng nước để cảm nhận sự mát lạnh, đón những cơn gió trong lành, ngắm nhìn dòng sông quê hương yên bình, phẳng lặng, cảm giác dễ chịu mà bình yên vô cùng. Dòng sông đã luôn ở nơi đây, tồn tại như một chân lý, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường mà nó là người bạn tri kỉ không thể thiếu trong nếp sống của làng quê tôi. Dòng sông quê hương ấy đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ người con trưởng thành như ngày hôm nay nên nó thân thương mà đáng kính vô cùng.
Tôi lớn lên từ dòng nước của làng quê. Có lẽ sau ngày, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ quên dòng sông Đào quê hương. Nó luôn tồn tại trong tôi như một kí ức không thể xóa nhòa của ngày ấu thơ, của nhịp đập quê hương luôn sục sôi trong trái tim này.
Sông Hoàng Long là con sông lớn đồng thời là một trong bốn tuyến đường thủy quốc gia trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Sông được tính từ nơi hợp lưu giữa sông Bôi và sông Lạng tại Kênh Gà đến cầu Gián Khẩu. Đoạn mang tên sông Hoàng Long dài khoảng 25 km, nằm lọt trong vùng phân lũ thuộc ô trũng Nho Quan. Lưu vực sông Hoàng Long bao gồm nửa phía bắc Ninh Bình là Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình.
Sông Hoàng Long là một phụ lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã ba Gián Khẩu. Dòng chảy sông Hoàng Long được tạo thành bởi hợp lưu của hai nhánh chính là sông Lạng và sông Bôi tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh. Trên đường đi sông Hoàng Long còn nhận thêm nước từ hệ thống sông Rịa - sông Chim đổ vào tại đập tràn Lạc Khoái. Ngoài ra còn có các nhánh sông Chanh, sông Sào Khê, sông Lựng, sông Đào tùy theo mùa mà đổ nước vào sông Hoàng Long hoặc rút nước về hệ thống sông Vạc. Đến địa phận xã Gia Trung, sông Hoàng Long tách thành hai nhánh tả Hoàng Long và hữu Hoàng Long dài chừng 4 km ôm bọc lấy xã này (với dòng chính bên nhánh hữu) rồi lại nhập lại thành một.
Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ sông Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 25 km, chỗ rộng nhất 300 m. Trên sông Hoàng Long có tổng số 12 bến đò. Từ sông Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, chùa Bái Đính, hồ Yên Quang, hồ Đập Trời, hồ Thường Sung, hồ Đồng Chương.
~ Hok tốt ~
*Còn nữa.....
P/s muốn xem thêm thì lên wikipedia nha
Dựa vào kí hiệu và chữ viết trên bản đồ để tìm đồng bằng của sông Nin, sông Hoàng Hà và sông Cửu Long.
Quê hương thân thương, mộc mạc nơi có những con đường, những cánh đồng và những tấm lòng che chở là nơi bồi đắp cho ta lòng yêu đất nước sau sắc. Đặc biệt, quê hương trong mắt ai hẳn cũng đều đẹp và thơ mộng biết bao, nhưng với tôi cảnh hoàng hôn trên quê hương là cảnh ấn tượng nhất, thật sống động, tráng lệ.
Hoàng hôn là khi chiều tối dần buông xuống trên biển. Bầu trời không còn trong xanh như ban ngày mà đã ngả sang màu tím đằm thắm, thơ mộng. Một vẻ buồn mang máng hiện lên, bao trùm lên cảnh vật, chếnh choáng trong men say của lòng người. Đưa toàn bộ không gian, cảnh vật vê với thế giới yên ả, bình yên. Những đàn chim mỏi bay về tổ tìm chốn nghỉ. Vạn vật cũng đang im lặng, nhỏ bé nương theo dáng chiều buồn. Màu hoàng hôn thường hay gợi sự buồn. Bởi đó là không gian chiều tà, thường gây cho con người nỗi buồn man mác. Quê hương lúc hoàng hôn vẫn là vẻ hùng vĩ, tráng lệ nhưng dường như có chút gì đó huyền ảo, lung linh hơn. Cảnh hoàng hôn trên quê hương là chất men bay bay, làm say đắm trái tim của biết bao tâm hồn yêu cái đẹp, si mê với thiên nhiên. Có cảm giác ngập đầy trong mắt trong là sắc buồn tim tím, là vẻ thanh tĩnh đã mỏi mệt của vạn vật, đất trời sau một ngày dài thực hiện chu trình sống quen thuộc.
Nếu như bình minh, vạn vật con người bừng tỉnh trong sự chiếu rọi của tia nắng ban mai ấm áp, tinh nghịch thì hoàng hôn lại mang vẻ hoang sơ, yên tĩnh, trầm lắng như vẻ đẹp của người cô phụ. Hoạt động sự sống của con người dần đi vào chốn nghỉ, có lẽ chỉ duy có đoàn thuyền đánh cá là bắt đầu hành trình lao động khỏe khoắn của mình lúc hoàng hôn dần buông xuống như vậy. Những bước chân thong thả, nhẹ nhàng như nhịp sống chậm rãi của con người khi hoàng hôn dần buông xuống. Không gian mang một vẻ huyền ảo, lung linh khó tả.
Cảnh hoàng hôn trên quê hương giống như một bức tranh thủy mặc đẹp mà buồn, một nét buồn thơ mộng, hùng vĩ, có cái gì đó rất quê mùa mà dịu ngọt chăng tơ đâu đây. Chính vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm say đắm tâm hồn, trái tim bao dấu chân người. Sắc vàng ngà, hơi hồng ngài của mây trời, của tia nắng gọi dậy những gì riêng tư, buồn bã nhất trong trái tim ta, kéo ta trở về miền kí ức trong quá khứ, hoài niệm. Có lần tôi cũng hay vu vơ ngồi trên triền đê với thảm cỏ xanh mượt ngắm quê hương thân thương lúc hoàng hôn. Ông mặt trời như khối lửa đỏ rực khổng lồ, đang từ từ lặn sâu xuống đáy biển. Cảm giác con người như đang trong trò chơi kiếm tìm, đuổi bắt những điều kì bì ẩn sau bức tranh hòang hôn thơ mộng, tráng lệ. Đôi mắt ai cũng say sưa nhìn sự chuyển động của mặt trời đang dần về đêm. Mong ước đón đợi một món quà bất ngờ nào đó của vũ trụ, thay vào vầng mặt trời kia sẽ là vầng trăng lung linh, dát bạc làm tươi mát, thanh tân không gian nơi đây.
Những ấn tượng về cảnh hoàng hôn trên quê hương đã khiến tôi thêm yêu tha thiết thiên nhiên, đặc biệt là miền quê nghèo dung dị những tình buồn man mác nơi đây. Cũng chính nó làm hoàn thiện thêm những mảng màu về quê hương thân thương, nơi chôn rau cắt rốn mỗi người.
Quê hương thân thương, mộc mạc nơi có những con đường, những cánh đồng và những tấm lòng che chở là nơi bồi đắp cho ta lòng yêu đất nước sau sắc. Đặc biệt, quê hương trong mắt ai hẳn cũng đều đẹp và thơ mộng biết bao, nhưng với tôi cảnh hoàng hôn trên quê hương là cảnh ấn tượng nhất, thật sống động, tráng lệ.
Hoàng hôn là khi chiều tối dần buông xuống trên biển. Bầu trời không còn trong xanh như ban ngày mà đã ngả sang màu tím đằm thắm, thơ mộng. Một vẻ buồn mang máng hiện lên, bao trùm lên cảnh vật, chếnh choáng trong men say của lòng người. Đưa toàn bộ không gian, cảnh vật vê với thế giới yên ả, bình yên. Những đàn chim mỏi bay về tổ tìm chốn nghỉ. Vạn vật cũng đang im lặng, nhỏ bé nương theo dáng chiều buồn. Màu hoàng hôn thường hay gợi sự buồn. Bởi đó là không gian chiều tà, thường gây cho con người nỗi buồn man mác. Quê hương lúc hoàng hôn vẫn là vẻ hùng vĩ, tráng lệ nhưng dường như có chút gì đó huyền ảo, lung linh hơn. Cảnh hoàng hôn trên quê hương là chất men bay bay, làm say đắm trái tim của biết bao tâm hồn yêu cái đẹp, si mê với thiên nhiên. Có cảm giác ngập đầy trong mắt trong là sắc buồn tim tím, là vẻ thanh tĩnh đã mỏi mệt của vạn vật, đất trời sau một ngày dài thực hiện chu trình sống quen thuộc.
Nếu như bình minh, vạn vật con người bừng tỉnh trong sự chiếu rọi của tia nắng ban mai ấm áp, tinh nghịch thì hoàng hôn lại mang vẻ hoang sơ, yên tĩnh, trầm lắng như vẻ đẹp của người cô phụ. Hoạt động sự sống của con người dần đi vào chốn nghỉ, có lẽ chỉ duy có đoàn thuyền đánh cá là bắt đầu hành trình lao động khỏe khoắn của mình lúc hoàng hôn dần buông xuống như vậy. Những bước chân thong thả, nhẹ nhàng như nhịp sống chậm rãi của con người khi hoàng hôn dần buông xuống. Không gian mang một vẻ huyền ảo, lung linh khó tả.
Cảnh hoàng hôn trên quê hương giống như một bức tranh thủy mặc đẹp mà buồn, một nét buồn thơ mộng, hùng vĩ, có cái gì đó rất quê mùa mà dịu ngọt chăng tơ đâu đây. Chính vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn trên quê hương đã làm say đắm tâm hồn, trái tim bao dấu chân người. Sắc vàng ngà, hơi hồng ngài của mây trời, của tia nắng gọi dậy những gì riêng tư, buồn bã nhất trong trái tim ta, kéo ta trở về miền kí ức trong quá khứ, hoài niệm. Có lần tôi cũng hay vu vơ ngồi trên triền đê với thảm cỏ xanh mượt ngắm quê hương thân thương lúc hoàng hôn. Ông mặt trời như khối lửa đỏ rực khổng lồ, đang từ từ lặn sâu xuống đáy biển. Cảm giác con người như đang trong trò chơi kiếm tìm, đuổi bắt những điều kì bì ẩn sau bức tranh hòang hôn thơ mộng, tráng lệ. Đôi mắt ai cũng say sưa nhìn sự chuyển động của mặt trời đang dần về đêm. Mong ước đón đợi một món quà bất ngờ nào đó của vũ trụ, thay vào vầng mặt trời kia sẽ là vầng trăng lung linh, dát bạc làm tươi mát, thanh tân không gian nơi đây.
Những ấn tượng về cảnh hoàng hôn trên quê hương đã khiến tôi thêm yêu tha thiết thiên nhiên, đặc biệt là miền quê nghèo dung dị những tình buồn man mác nơi đây. Cũng chính nó làm hoàn thiện thêm những mảng màu về quê hương thân thương, nơi chôn rau cắt rốn mỗi người.
Bạn tham khảo nha
Khi nắng chiều vừa buông xuống, dòng sông như một dải lụa mềm vắt ngang thành phố. cầu Tràng Tiền sừng sững bắc qua sông. Cây cầu như đón lấy một phần của nắng, cầu in bóng xuống dòng sông nên mặt nước dưới cầu xanh sẫm lại. Ôm lấy cây cầu là lòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững lờ. Khung cảnh thật thanh bình. Ớ khúc sông gần Kim Long như tươi sáng hơn bởi những vệt mây hồng in bóng. Từng mảng mây lảng bảng giữa trời chiều rồi ghé đến soi bóng xuống mặt nước xanh trong. Khúc sông nơi đây lung linh như một viên ngọc dưới ánh hoàng hôn. Dọc theo dòng sông là hai hàng cây xanh mát. Con đường ven sông như dài thêm ra và râm mát dưới nắng chiều. Làn gió từ cửa sông thổi lên mát rượi. Ngồi trên dòng sông hóng gió, tâm hồn em cảm thấy sảng khoái vô cùng. Càng thích thú hơn bởi những sắc mơ hồng ửng lên dưới lòng sông. Từng đàn cá lượn lờ, thung thăng như đùa vui dưới dòng nước mát lành.
Phía bên sông, xóm cồn Hến nấu cơm chiều, khói bay nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, sau khúc quanh co vắng lặng của dòng sông, những tiếng lanh canh của thuyền nan kéo lưới. Tiếng cá quẫy tùng toẵng dưới mạn thuyền khiến mặt sông như thêm phần tĩnh mịch.
Trời sẫm tối, dãy đèn tròn trên đường phố ven sông bật sáng, mặt sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy được cài muôn ngàn vệt sáng của sao trời. Cảnh vật đã thức dậy khi thành phố lên đèn. Đâu đó phảng phất hương thơm của cỏ hoa xứ Huế. Trên cầu, xe cộ qua lại tấp nập. Từng tốp người du thuyền trên sông, những điệu hò xứ Huế vang vọng cùng sóng nước. Âm thanh ấy đã làm cho dòng sông thêm sống động, đáng yêu.
Em rất thích phong cảnh sông Hương vào những buổi hoàng hôn. Sông đã làm cho thành phô" quê em thêm diễm lệ, phong cảnh hữu tình. Em mong sông Hương mãi đem lại lợi ích cho con người.
#
Khi chiều về những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Từng tốp người vui vẻ đi về nhà sau một ngày gặt lúa dù trông có vẻ mệt nhọc với những giọt mồ hôi thấm trên lưng áo. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ và rất dễ gợi lên nỗi buồn. Nhìn từ xa, ta không thấy rõ những nét đăc biệt của cánh đồng và bầu trời nhưng có thể thấy một cảnh thú vị tạo nên bởi bầu trời như tấm vài lụa màu hồng tím và cánh đồng ruộng màu chín vàng, chúng gần nhau, rất gần, nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ màu sắc riêng rõ nét. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam.[1] Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên.[2] Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời".
Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143 m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.542 m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090 m, Pú Luông cao 2.938 m.
Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao.
Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này có Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.
Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị xã Sa Pa nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.[1] Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.[2] 17 loài thực vật đặc hữu[3] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[4] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[5] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.[6] Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[6] v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.[7]
Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao".[8] Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.[9] Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000.[10] Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.[11]
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách.[12]