K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2022

mọi người giúp em với ạ em xin chân thành cảm ơn

30 tháng 9 2022

ĐBSCL nằm ở cuối dòng chảy của sông Mekong trước khi đổ ra Biển Đông và một phần nhỏ ra Vịnh Thái Lan. Đây là một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1 đến 2 m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. Vùng đồng bằng có diện tích gần 4 triệu ha (39.734 km2), trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của hơn 18 triệu dân và được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp 55% sản lượng gạo (trong đó đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới), hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước.  

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận 3 vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu là: vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài. Từ năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) đã phối hợp chạy thử mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy, nhiều khu vực của vùng ĐBSCL sẽ bị tác động sau: (i) Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-350C lên 35-370C; (ii) Lượng mưa đầu vụ hè thu (15/4-15/5) sẽ giảm chừng 10-20%; (iii) Sự phân bố mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ hè thu nhưng gia tăng một chút vào cuối mùa mưa; (iv) Tổng lượng mưa năm tại An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%, thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ. Tổng quát cho thấy, diễn biến khí hậu hiện nay và tương lai là những yếu tố bất lợi cho sản xuất, sinh kế và đời sống của người dân ĐBSCL. Các tác động của biến đổi khí hậu có thể làm kìm hãm các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Do địa thế nằm ở vùng cuối hạ lưu, toàn bộ dòng chảy lũ từ thượng nguồn tràn về vùng ĐBSCL qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu và phần tràn bờ chảy trên đất liền vượt biên giới giữa Campuchia và Việt Nam làm ngập nhiều vùng đất trũng, chủ yếu là vùng Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng trũng giữa hai nhánh sông Tiền - sông Hậu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7, gia tăng dần từ tháng 8-9, cao điểm vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11-12. Bình quân vào mùa mưa, lưu lượng lũ cao nhất là l39.000 m3/s, gây ngập từ 1,2 đến 1,9 triệu ha.

13 tháng 4 2017

- Giống nhau:

+ Mạng lưới đô thị tương đối dày đặc.

+ Có nhiều đô thị với qui mô trung bình và lớn; đều có chức năng đa dạng: hành chính, công nghiệp, kinh tế,...

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng có số lượng đô thị từ loại đặc biệt đến loại 4 ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSH: 12 đô thị; ĐBSCL: 16 đô thị).

+ Quy mô dân số đô thị Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phân cấp đô thị: Đồng bằng sông Hồng có đầy đủ 5 cấp đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4); Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cấp đô thị (loại 2, 3, 4).

+ Chức năng đô thị Đồng bằng sông Hồng đa dạng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phân bố mạng lưới đô thị Đồng bằng sông Hồng rộng khắp cả vùng với mật độ dày đặc nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long phân bố không đều, tập trung dày đặc ven sông Tiền, sông Hậu. Rìa Đồng bằng sông Cửu Long dân cư thưa thớt hơn, kinh tế kém phát triển hơn nên mật độ đô thị thưa hơn.

13 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Thuận lợi

+ Diện tích lớn, đất phù sa.

+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).

− Khó khăn

+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…

b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?

− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.

2 tháng 12 2018

Hướng dẫn trả lời:

a. Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b. Các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ) là: Luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, Chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, cơ khí.

21 tháng 4 2017

a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)

-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)

-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)

-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản

b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát trin sản xuất nông nghiệp

-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật cht - kĩ thuật phục vụ cho sn xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển

-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản

-Thị trường tiêu thụ rộng ln (trong và ngoài nước)

22 tháng 10 2018

Đáp án D

Tỉ số tính = (Dân số nam / Dân số nữ ) x 100

=> Áp dụng công thức ta tính được:

- Tỉ số giới tính Đông Nam Bộ năm 2016 là:  (7948,7 / 8475,6) x 100  = 93,8

- Tỉ số giới tính Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 là: (8755,5 / 8905,2) x 100 = 98,3

8 tháng 6 2018

Đáp án D

Tỉ số tính = (Dân số nam / Dân số nữ ) x 100

=> Áp dụng công thức ta tính được:

- Tỉ số giới tính Đông Nam Bộ năm 2016 là:  (7948,7 / 8475,6) x 100  = 93,8

- Tỉ số giới tính Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 là: (8755,5 / 8905,2) x 100 = 98,3

6 tháng 4 2022

-sông hồng:

+15.000km2

-sông cửu long

+40.000km2

-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- 28/7/1995

29 tháng 7 2018

Đáp án C

2 tháng 10 2018

Đáp án C

Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Hồng luôn lớn nhất

3 tháng 10 2019

Dựa vào kí hiệu và chữ viết trên bản đồ để tìm đồng bằng của sông Nin, sông Hoàng Hà và sông Cửu Long.

27 tháng 1 2022

tìm châu phi,trung quốc và việt nam trên bản đồ sau đó tìm tên con sông trên bản đồ